Công nghệ AI sẽ được tận dụng đáng kể trong phim ảnh năm 2022
Các giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế của Đại học RMIT vừa đưa ra nhận định về các xu hướng nổi bật trong lĩnh vực phương tiện truyền thông số, phim và video, mạng xã hội và công nghệ.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động lên các phân cảnh trong phim
Năm 2022 được các chuyên gia Đại học RMIT Việt Nam dự đoán sẽ là một năm đầy sôi động với ngành phim ảnh và truyền thông thể hiện qua các xu hướng công nghệ đang nổi hiện nay.
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tác động lên các phân cảnh trong phim
Chủ nhiệm ngành Truyền thông số Đại học RMIT ông Martin Constable cho biết, năm nay công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được tận dụng đáng kể trong phim ảnh.
“AI sẽ hỗ trợ để việc bắt cảnh động – một quy trình thường phức tạp, dễ tiếp cận và sản xuất nhanh hơn. Phân đoạn ghi lại chuyển động con người trên phim nổi tiếng là mất thời gian. Giờ đây AI sẽ giúp quy trình này trở nên tương đối dễ dàng và được tự động hóa”, ông Martin Constable nói.
Công nghệ mã nguồn mở và cải thiện sáng tạo
Một xu hướng khác được mong đợi trong lĩnh vực phương tiện truyền thông số là phần mềm mã nguồn mở, hiện được coi là một giải pháp thay thế khả thi cho phần mềm thương mại.
Video đang HOT
Ông Martin Constable chia sẻ về mô hình mã nguồn mở 3D Blender được áp dụng tại khoa gần đây và cho biết tốc độ phát triển của công nghệ này đã vượt xa bất kỳ tên miền thương mại nào. Công nghệ trò chơi mã nguồn mở Godot, các thư viện mô hình 3D và mã nguồn mở ảnh hoạ tiết cũng đang tạo ra tác động tương tự.
“Một vài phần mềm đang chuyển sang hình thức đăng ký sử dụng dài hạn và điện toán đám mây, chẳng hạn như phần mềm điện toán đám mây InVision cho người dùng một phương cách dễ dàng để hợp tác trong các dự án thiết kế”, ông Constable cho biết.
Sản xuất nội dung số định dạng ngắn tái định hình ngành phim và video
Trưởng phòng Quản lý thiết bị nghe nhìn Đại học RMIT ông Nguyễn Trọng Khoa nhận xét rằng, ngành phim và video trên toàn thế giới đang chứng kiến sự chuyển mình trong việc phát hành phim – chuyển từ chiếu rạp sang phát hành trực tuyến.
Theo ông, các nội dung định dạng ngắn cho Youtube, video blog, và việc sử dụng các phần mềm hội nghị truyền hình như Zoom và Teams để tạo nội dung YouTube về thể thao, giải trí, chăm sóc cá nhân… đang rất được ưa chuộng”.
“Sản xuất trên nền tảng số trở nên quan trọng đối với ngành điện ảnh với các nhóm sản xuất làm việc cùng nhau từ những địa điểm khác nhau và trên trường quay sản xuất theo thời gian thực bằng màn hình LED hoặc màn hình xanh trong công cụ trò chơi như Unity hoặc Unreal Engine”, ông Nguyễn Trọng Khoa nói.
Các nhà làm phim sẽ phải trở nên thành thạo trong việc sản xuất nội dung cho nhiều nền tảng và ở nhiều định dạng khác nhau. Để không bị tụt hậu, các nhà làm phim cần chú ý đến sự chồng chéo của các phương tiện truyền thông mới như metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo), nội dung định dạng ngắn, mạng xã hội, nền tảng phát trực tiếp, chuyển đổi phương tiện, blockchain…
Ông Nguyễn Trọng Khoa tin rằng các nhà làm phim thành công phải có kiến thức toàn diện thay vì chỉ là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
Sản xuất theo thời gian thực và đa nền tảng đang phát triển
Giảng viên ngành Sản xuất phim kỹ thuật số, Đại học RMIT Trần Phương Thủy nhận thấy một xu hướng khác chú trọng vào phát triển sản xuất theo thời gian thực và đa nền tảng.
Theo chuyên gia RMIT Việt Nam, các hãng phim và công ty truyền thông bắt đầu có dự án trên đa nền tảng/đa phương tiện truyền thông chú trọng nhiều hơn đến vấn đề sở hữu trí tuệ
Bà Trần Phương Thủy chia sẻ: Các hãng phim và công ty truyền thông bắt đầu có dự án trên đa nền tảng/đa phương tiện truyền thông chú trọng nhiều hơn đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Các đơn vị này còn lên kế hoạch chuyển thể những tựa truyện tranh nổi tiếng trong nước hoặc phát hành phim theo thời gian thực và phát hành truyện tranh để hỗ trợ nội dung bộ phim.
“Do dịch Covid-19 và việc sử dụng rộng rãi không gian thực tế ảo/không gian trò chơi, các bạn trẻ trong nước có xu hướng tìm kiếm nội dung trực tiếp hoặc theo thời gian thực chất lượng cao”, bà Trần Phương Thủy thông tin thêm.
Ngoài ra, Chủ nhiệm ngành Sản xuất phim kỹ thuật số Đại học RMIT Tiến sĩ Nick Cope cho biết, hiện còn có nhiều dự án cộng đồng mà RMIT đã và đang hỗ trợ, trong đó có Thử thách làm phim 48 giờ và cuộc thi “Our Community” (tạm dịch: Cộng đồng chúng ta) sẽ diễn ra trong thời gian tới nhằm hỗ trợ và bồi dưỡng tài năng mới.
Tiến sĩ Nick Cope tin rằng, đây cũng là bước phát triển đầy hứa hẹn cho ngành truyền thông Việt Nam và Đại học RMIT tự hào đóng góp vào sự phát triển của thế hệ mới các nhà làm phim Việt Nam.
MoMo muốn 'bình dân hóa' trí tuệ nhân tạo
MoMo chính thức giới thiệu Hội đồng AI (AI Committee) quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), để đem công nghệ này đến người dùng gần gũi hơn.
Theo đó, AI Committee của MoMo được kỳ vọng sẽ giúp công ty thực thi chiến lược AI-First một cách sâu sát với thực tế nhất, với tôn chỉ chung là "bình dân hóa AI" hướng đến phục vụ số đông người dùng, đối tác.
Đại diện MoMo giới thiệu Hội đồng AI (AI Committee) sáng 20.1
Chính thức thành lập vào tháng 6.2021, đến nay AI Committee của MoMo có 7 thành viên bao gồm ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch HĐQT & Co-CEO; ông Thái Trí Hùng, Phó tổng giám đốc - CTO; ông Vũ Thành Công, Phó tổng giám đốc - Phụ trách Sản phẩm và Trải nghiệm Khách hàng; ông Phạm Kim Long, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển AI; ông Đặng Hoàng Vũ, Giám đốc AI mảng Tăng trưởng Kinh doanh; bà Trần Thị Lạc Thanh, Giám đốc Khoa học Dữ liệu và ông Trịnh Xuân Tuân, Giám đốc Khoa học Dữ liệu.
Nhiệm vụ chính của AI Committee là cụ thể hóa, thực thi chiến lược AI-First của MoMo, đảm bảo các chiến lược & ứng dụng AI tại MoMo đi đúng hướng, ra kết quả thật, đồng thời tìm kiếm, bổ sung đội ngũ, tích lũy về mặt công nghệ, sản phẩm dưới sự hỗ trợ từ AI.
Bắt đầu đầu tư mạnh vào AI/Data từ năm 2019, đến nay MoMo đã triển khai rộng rãi AI trên nền tảng siêu ứng dụng của mình như: Hệ thống khuyến nghị sản phẩm (Recommendation), phân phối ưu đãi, bảo vệ người dùng... Bên cạnh việc ứng dụng nội bộ, MoMo hiện mở rộng việc tích hợp các giải pháp AI của mình vào các sản phẩm liên kết cùng đối tác bên ngoài MoMo.
Một trong những sản phẩm đang được đánh giá cao bởi các đối tác trong ngành tài chính/ngân hàng là giải pháp eKYC, trong đó, ngoài các tính năng phổ biến, MoMo đã tích hợp thêm rất nhiều tính năng phòng chống giả mạo, nhận diện rủi ro... dựa trên kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đặc thù của mình.
Ông Thái Trí Hùng chia sẻ: "AI Committee như một lời khẳng định quyết tâm trong việc theo đuổi chiến lược AI-First của MoMo. Từ khi thành lập đến nay MoMo đã liên tục chuyển mình từ một công ty Data Driven sang Data-First và hiện tại là AI-First. Chúng tôi hiểu rằng, AI không phải là công nghệ gì đó quá thần kỳ nhưng tin rằng AI có thể giúp chúng tôi trong việc thấu hiểu khách hàng từ đó mang đến sản phẩm, dịch vụ phù hợp, theo đúng nhu cầu, sở thích với trải nghiệm hạnh phúc nhất, từ đó giúp cuộc sống người Việt trở nên tiện lợi, dễ dàng hơn".
Trong chiến lược phát triển trung và dài hạn, công nghệ được xác định sẽ là "động cơ lõi" cho tăng trưởng của MoMo và AI chính là thành phần cốt yếu. Ngoài việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới, nguồn nhân lực công nghệ cũng được công ty tập trung đầu tư và đang tăng trưởng mạnh cùng với tốc độ phát triển của MoMo.
Ngoài ra, trong thời gian tới MoMo có kế hoạch hợp tác các trường đại học để có những chương trình nhằm hỗ trợ, đào tạo và phát triển nhân sự trong lĩnh vực AI.
Những câu chuyện công nghệ lần đầu xuất hiện trong năm 2021 Năm 2021 chứng kiến sự xuất hiện của những thành tựu mới trong lĩnh vực công nghệ. Công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Và ngoài các công nghệ đang đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến chống COVID-19, năm 2021 còn chứng kiến sự xuất hiện của những thành tựu mới. Trí tuệ nhân...