Công nghệ 3D có thể chạm sắp tạo cách mạng “công nghiệp tình dục”
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ đại học Sussex do tiến sĩ Ryuji Hirayama dẫn đầu đã thành công trong việc tạo ra hình ảnh ba chiều có thể… chạm vào.
Điều này sẽ tạo ra “một thực tế ảo thực sự” mà người ta có thể trải nghiệm mà không cần găng tay và kính bảo hộ đặc biệt.
Công nghệ 3D mới giúp người dùng có thể chạm được đang được cho sẽ tạo dấu ấn với ngành công nghệ tình dục.
Sáng chế mới được đánh giá cho phép người dùng có thể tương tác với hình ba chiều ở mức độ xúc giác. Nếu đây là sự thật thì nó sẽ tạo ra một bước đột phá thực sự.
Lĩnh vực “giải trí” dành cho người lớn có thể sẽ có một số thay đổi đáng kể trong tương lai gần nhờ vào một tiến bộ của công nghệ này.
Video đang HOT
“Công nghệ mới của chúng tôi lấy cảm hứng từ những chiếc TV cũ sử dụng một chùm tia màu dọc theo màn hình nhanh đến mức não bạn nhận diện nó là một hình ảnh duy nhất”, tiến sĩ Hirayama nói. “ Nguyên mẫu của chúng tôi cũng làm như vậy. Bằng cách sử dụng một hạt màu có thể di chuyển rất nhanh ở bất cứ đâu trong không gian 3D mà mắt thường nhìn thấy trong không trung”.
Với việc bổ sung âm thanh cực cao, một bộ phát hologram như vậy rõ ràng có thể tạo ra một cảm giác trên da có cảm giác giống hệt như chạm.
“Ngay cả khi chúng ta không nghe thấy được, siêu âm vẫn là sóng cơ học và nó mang năng lượng qua không khí. Nguyên mẫu của chúng tôi chỉ đạo và tập trung năng lượng này, sau đó có thể kích thích tai của bạn với âm thanh, hoặc kích thích làn da của bạn có cảm giác”, tiến sĩ Diego Martinez Placencia, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Các nhà khoa học phát triển thành công loại pin lithium không bao giờ phát nổ dù có quá nhiệt
Loại pin lithium này có thể hoạt động ngay cả ở nhiệt độ cao mà không bị phát nổ. Đây chắc chắn là một thành tựu ấn tượng và rất quan trọng để ứng dụng trên smartphone hay xe điện.
Đại học Deakin của Úc đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ pin vào năm 2016. Mới đây trung tâm này khẳng định đã chế tạo thành công nguyên mẫu pin kim loại lithium với một số tính chất rất thú vị.
Đó là một cell pin phẳng 1Ah, sử dụng cực dương lithium và có khả năng lưu trữ và cung cấp năng lượng nhiều hơn 50% so với các cell pin lithium hiện nay. Đặc biệt nó cũng sử dụng chất điện phân lỏng nên mang tới nhiều lợi thế hơn các công nghệ pin truyền thống.
Giáo sư Patrick Howlett, giám đốc trung tâm nghiên cứu cho biết, chất điện phân trong cell pin này không giống với các chất điện hiện đang được sử dụng trong các cell pin lithium-ion của Samsung hay Tesla. Ưu điểm của nó là không bao giờ tạo ra phản ứng cháy nổ.
Không chỉ vậy, chúng thực sự hoạt động tốt hơn khi chúng nóng lên. Nhờ đó thiết bị sẽ không cần đến các hệ thống làm mát đắt tiền và cồng kềnh để ngăn pin quá nóng.
Về lý thuyết chất điện phân này có thể giúp tạo ra một loại pin có khả năng sạc và xả tốc độ cao, ngược lại với nhược điểm của các loại pin lithium-Ion truyền thống hiện nay. Nhiệt độ pin cao có thể không phải là vấn đề với các thiết bị cầm tay nhỏ như laptop, smartphone. Nhưng việc có một loại pin có thể hoạt động ở nhiệt độ cao mà không cháy nổ hoặc mất hiệu năng sẽ rất quan tuyệt vời đối với một chiếc xe điện.
Tiến sĩ Robert Kerr, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết việc sử dụng điện cực kim loại lithium trong pin kim loại lithium không phổ biến trong ngành công nghiệp pin. Do đó chưa có nhiều thông tin về cách sản xuất các cell pin này hiệu quả nhất.
Kerr cho biết thêm, sau nhiều năm nghiên cứu quy trình và các chi tiết, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được một loại pin có hiệu năng ấn tượng. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đệm ban đầu khi nhóm dự kiến sẽ tiếp tục phát triển các cell pin 1.7Ah. Đây chắc chắn sẽ là một cột mốc quan trọng với công nghệ pin.
Tham khảo Gizchina
Thiên Long
Theo Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Phát hiện căn phòng bí mật nằm dưới cung điện gần 2.000 năm tuổi Bên dưới cung điện Domus Aurea có tuổi đời gần 2000 năm, nhóm khảo cổ bất ngờ phát hiện thấy một căn phòng bí mật trong lòng đất với các dấu vết mạ vàng. Trong quá trình phục hồi, nhóm khảo cổ bất ngờ phát hiện một căn phòng bí mật bên dưới cung điện có tuổi đời gần 2.000 năm do Hoàng...