Công Minh (SLNA) – tiếc nuối một tài hoa bóng đá xứ Nghệ
Dưới thời HLV Henrique Calisto, Công Minh là một trong hai quân bài chủ lực nơi tuyến giữa của các lứa đội tuyển. Nhưng chấn thương và cá tính mạnh của tiền vệ này đã khiến sân cỏ Việt Nam mất đi một cầu thủ vừa khẳng định được tên tuổi.
Dưới thời HLV Henrique Calisto, Công Minh là một trong hai quân bài chủ lực nơi tuyến giữa của các lứa đội tuyển. Ảnh VFF.
Đến giờ, mỗi khi nhắc đến SEA Games 2009 trên đất Lào, HLV H.Calisto vẫn nuối tiếc về việc không có tiền vệ trung tâm 22 tuổi Nguyễn Công Minh ở trận chung kết và tuột mất chiếc HCV tưởng như đã nằm trong tay. Công Minh thực sự là “máy quét” không mệt mỏi trước mặt các trung vệ của U23 Việt Nam thời điểm đó.
Tương lai bóng đá Việt
Mặc dù HLV Bồ Đào Nha đã giành chức vô địch AFF Cup 2008 nhưng SEA Games 2009 trên đất Lào mới là giải đấu ông nhận được sự kính nể của các đồng nghiệp. Đây là giải đấu mà U.23 VN chơi rất hay, hay nhất trong 3 năm tại vị của “Thầy phù thủy” Calisto. Tiền vệ Công Minh để dấu ấn ở trận đấu quan trọng nhất với U23 Thái Lan mà cũng là chìa khóa trên hành trình đi đến trận chung kết.
Thể hình nhỏ con nhưng Minh di chuyển nhanh, thường dùng các thế cài người để đánh bật đối phương to cao hơn mình. Ảnh VFF
Trong dàn sao xứ Nghệ tại SEA Games 25 như Trọng Hoàng, Đình Đồng, Văn Bình, Ngọc Anh thì Công Minh được đánh giá cao nhất. Thậm chí đã ông H.Calisto đã có nhận xét: “Công Minh là cầu thủ tương lai của BĐVN”. Thi đấu tiền vệ trung tâm, lối đá của Công Minh có điểm gì đó tương đồng với Quốc Vượng. Thể hình nhỏ con nhưng Minh di chuyển nhanh, thường dùng các thế cài người để đánh bật đối phương to cao hơn mình. Khán giả xứ Nghệ còn nhớ những cú bay người vào bóng bằng cả 2 chân của tiền vệ này, không lẫn vào đâu được.
Video đang HOT
Trong trận đấu khai mạc trước đối thủ U23 Thái Lan, Công Minh đã thi đấu lăn xả, theo kiểu phi thân. Trận đấu có kết quả hòa sau khi Đình Tùng ghi bàn ở cuối trận nhưng trước đó Công Minh dính đòn trả đũa khi Arthit đạp thẳng đầu gối. Cú đạp đó khiến Công Minh bị bể đầu gối và đẩy sự nghiệp của tiền vệ này rẽ sang một hướng khác…
Tiền vệ nhỏ con nhưng thi đấu lì lợm này này đã bị đứt một dây chằng chéo sau ở gối trái. Tháng 5/2010, Công Minh chính thức bước vào ca mổ tại Bệnh viện Vũ Anh (TP.HCM) nhờ sự giúp đỡ của bác sỹ Việt kiều Tuấn Nguyễn. Hai năm trời vật lộn với chấn thương, với kinh phí eo hẹp của cá nhân đã khiến tiền vệ có bô râu quai nón rất đẹp này không thể phục hồi chuyên môn.
Sau SEA Games 2009 khi các đồng đội Trọng Hoàng, Văn Bình rủng rỉnh tiền lương, chuyển nhượng thì Công Minh phải vật vã mưu sinh. Ảnh VNE
Đây là thời điểm đội chủ sân Vinh tái thiết lại đội bóng với sự xuất hiện của ngân hàng Bắc Á và bộ đội Hồng Thanh – Hữu Thắng. Với một khát khao mới, diện mạo mới, sân Vinh không còn là bến đậu của những cầu thủ không nằm trong mục tiêu của ban lãnh đạo mới, hàng loạt cầu thủ phải ra đi.
Lặng lẽ ra đi
Không còn chỗ đứng tại SLNA, Công Minh phải ra HP.HN theo diện cho mượn để rồi bắt đầu những chuỗi ngày vật vã… Một cuộc chia tay được coi là lặng lẽ hơn nhiều so với thời điểm SLNA chia tay Công Vinh và Minh Đức (sau giải 2008) trước đó.
Tưởng như sẽ gặp lại các đồng đội cũ Hải Nam, Ngọc Tú, Văn Vinh, thủ môn Đức Cường, Viết Nam cùng HLV Thành Vinh thì HP.HN giải thể (năm 2011). Khi đó Công Minh và các đồng đội được chuyển sang chơi cho CLB Hà Nội ACB dưới sự quản lý của bầu Kiên. Khoác áo CLB bóng đá Hà Nội, thể lực Minh chỉ đủ đá được khoảng 70 phút khiến tiền vệ này khó khăn trong việc tìm lại chính mình. Vận xui lại đến khi bầu Kiên bị bắt, đội bóng giải thể, Công Minh lại “ra đường”.
Sau SEA Games 2009 khi các đồng đội Trọng Hoàng, Văn Bình rủng rỉnh tiền lương, chuyển nhượng thì Công Minh phải vật vã mưu sinh. Giữa mùa 2013, Công Minh được ký hợp đồng với ĐT.LA, tuy nhiên anh không được thi đấu nhiều. Mùa giải 2014, Minh vào QNK.Quảng Nam nhưng do không tìm được tiếng nói chung với BHL nên chỉ nửa mùa giải, anh xin thanh lý hợp đồng sớm và gia nhập Hải Phòng, nơi quê vợ.
Kết cục buồn
Tưởng như đây sẽ là bến đậu cuối đời cho cầu thủ cá tính, tài hoa nhưng số phận khá hẩm hiu này thì trong thời gian tập luyện chuẩn bị cho mùa giải 2015, Công Minh nảy sinh bất đồng với CLB nên xách ba lô rời đội để tiếp tục những ngày tháng âm thầm tự luyện tập.
Tài năng là có thật, nhưng tiền sử chấn thương cùng cá tính mạnh khiến Công Minh không tài nào kiếm được chỗ đậu ở V.League dù được bạn bè giới thiệu khá nhiệt tình. Rốt cuộc Á quân SEA Games 2009 Nguyễn Công Minh đành chấp nhận xuống đá cho đội bóng hạng Nhất Đắk Lắk. Nhưng đó chỉ là dấu chấm hết cho sự nghiệp của tiền vệ có lối đá đầy máu lửa của bóng đá Việt Nam cách đây 10 năm. Công Minh đã giải nghệ một cách lặng lẽ sau mùa giải năm 2016.
Với trường hợp Công Minh thì đúng như Nguyễn Du, chữ “tài” đi với chữ “tai” một vần. “Nghĩ đời mà ngán cho đời/ Tài tình chi lắm chừ giời đất ghen”.
Sự kỳ lạ của vị trí hậu vệ cánh trái của SLNA
Kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, ở đội bóng xứ Nghệ, các cầu thủ thuận chân trái rất hiếm khi thi đấu thành công ở vị trí hậu vệ cánh trái, không như đa phần những đội bóng khác.
Trước hết phải khẳng định, tính đến thời điểm này, Văn Sỹ Sơn và Trần Đình Đồng là 2 gương mặt chơi thành công nhất ở vị trí hậu vệ cánh trái. Điều đáng nói là 2 cầu thủ vừa nêu đều thuận chân phải, một điều ít thấy trong bóng đá thời hiện đại. Tuy nhiên, chứng kiến Văn Sỹ Sơn và Trần Đình Đồng thi đấu, ai cũng phải thừa nhận, họ sinh ra là để chơi ở vị trí ngoài cùng bên hành lang cánh trái của hàng phòng ngự.
Chẳng cần phải phân tích kỹ lối chơi, chẳng cần phải liệt kê đầy đủ những danh hiệu thì tất cả cũng đều rõ về tài năng và tầm quan trọng của Văn Sỹ Sơn với đội chủ sân Vinh, đặc biệt là trong giai đoạn cuối những năm 90 của thế kỷ trước đến đầu những năm 2000. Giai đoạn đó, Văn Sỹ Sơn là "quân bài" không thể thay thế của HLV Nguyễn Thành Vinh. Gần 15 mùa giải liên tiếp là lựa chọn số một ở vị trí hậu vệ cánh trái của SLNA (1992 - 2007), đủ để nói lên sự xuất sắc của Văn Sỹ Sơn.
Văn Sỹ Sơn là hậu vệ cánh trái xuất sắc nhất của SLNA trong hơn 4 thập kỷ qua. Ảnh: Phạm Kỷ Luật
Việc người con trai thứ nhà họ Văn quyết định giã từ sự nghiệp cầu thủ, khiến SLNA phải rơi vào một cuộc khủng hoảng ở vị trí hậu vệ cánh trái, kéo dài trong nhiều năm. Những tưởng Nguyễn Lâm Tấn, cầu thủ thi đấu ấn tượng tại VCK U16 châu Á năm 2000 sẽ "lấp đầy" được khoảng trống do Văn Sỹ Sơn để lại, nhưng tất cả chỉ là nỗi thất vọng. Cầu thủ cùng lứa với Phạm Văn Quyến, Phan Như Thuật, Nguyễn Minh Đức... không thể trưởng thành do liên tục bị chấn thương hành hạ và đã phải giải nghệ năm 2010.
Trong tình cảnh như vậy, Ban huấn luyện SLNA đành chấp nhận mạo hiểm giao vị trí hậu vệ cánh trái cho cầu thủ trẻ Trương Đắc Khánh đảm nhiệm (mùa giải 2009). Với nền tảng thể lực sung mãn cùng cái chân trái khá "dị", cầu thủ người Quỳnh Lưu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đáng tiếc, Trương Đắc Khánh lại sa đà vào con đường tệ nạn và bị SLNA thanh lý hợp đồng ở tuổi 23 (năm 2011).
Trương Đắc Khánh giã từ sự nghiệp cầu thủ khi còn rất trẻ. Ảnh: webthethao.vn
Chia tay "không kèn không trống" với Trương Đắc Khánh, Ban huấn luyện SLNA đã quyết định trao vị trí hậu vệ cánh trái cho Trần Đình Đồng, cầu thủ có sở trường thi đấu ở vị trí trung vệ (hồi ở đội trẻ). Mặc dù vậy, hậu vệ người Anh Sơn vẫn không mất nhiều thời gian để thích nghi với vai trò của một cầu thủ chạy cánh, bởi tại SEA Games 2009, Trần Đình Đồng đã từng được HLV Henrique Calisto sắp xếp chơi ở vị trí hậu vệ cánh trái của đội U23 Việt Nam. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi cầu thủ sinh năm 1987 luôn thi đấu xuất sắc và thường xuyên được có mặt trong đội hình chính thức của đội bóng xứ Nghệ trong giai đoạn 2011 - 2015.
Trần Đình Đồng (trái) là sự lựa chọn số 1 ở vị trí hậu vệ cánh trái của SLNA trong 2 mùa giải gần nhất. Ảnh: VPF
Kết thúc mùa giải 2015, Trần Đình Đồng rời sân Vinh để đầu quân cho đội bóng láng giềng Thanh Hóa. Vị trí hậu vệ cánh trái của SLNA tại mùa giải 2016 thuộc về Võ Ngọc Đức. Khác với người đàn anh Trần Đình Đồng, chân trái mới là chân thuận của cầu thủ sinh năm 1994. Và cũng như "cái dớp" dành cho các cầu thủ "chân chiêu", Võ Ngọc Đức dần thi đấu mờ nhạt, rồi đánh mất vị trí chính thức vào tay những người đồng đội như Phạm Xuân Mạnh, giờ là Trần Đình Đồng (trở lại SLNA từ mùa giải năm ngoái). Đừng quên, trước khi chia tay SLNA vào cuối năm 2018, trung vệ có cái chân trái rất "ngoan" là Phạm Mạnh Hùng cũng đã được thử nghiệm ở vị trí hậu vệ cánh trái, song không đáp ứng được yêu cầu.
Qua những gì đã đề cập, có thể nhận thấy, trong khoảng 30 năm qua, các cầu thủ thuận chân trái không thực sự thành công khi chơi ở vị trí hậu vệ cánh trái của SLNA, dù đội bóng xứ Nghệ đã làm đủ mọi cách, thậm chí chiêu mộ cầu thủ Nguyễn Cửu Phú từ CLB Kiên Giang về năm 2012. Đây là một điều khá kỳ lạ./.
Thanh Hưng
Ông Park Hang Seo đã đối diện với nỗi lo VFF sa thải HLV như thế nào? Có một thống kê là nghề HLV trưởng tuyển Việt Nam thuộc diện "cực khó", tức hiếm ai trụ lại thành công. HLV Park Hang Seo cũng từng có nỗi lo bị VFF sa thải... Một trong những trải lòng đáng nhớ nhất của HLV Park Hang Seo sau khi thành công cùng bóng đá Việt Nam, đó là chuyện ông chấp nhận...