Công khai tài sản – để không là thách đố
Nạn tham nhũng đang được coi là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Vậy đâu là giải pháp?
Trong số biệt thự bỏ hoang này, có tài sản của công chức do vợ, con đứng tên – ảnh: Trần Lâm
Dù rằng Đảng, Chính phủ đã ra những nghị quyết, văn bản chỉ đạo rất quyết liệt, nhưng tệ nạn này chưa thấy dấu hiệu suy giảm, mà ngày càng tinh vi, khó vạch mặt chỉ tên hơn.
Trong chuyên đề này, Lao Động chỉ đề cập đến một trong các giải pháp: Kê khai tài sản, và cùng với nó là công khai tài sản. Đây cũng là nội dung đang có nhiều ý kiến tranh luận khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Kiên quyết loại bỏ các rào cản
Hiện chúng ta chưa có quy định chế tài đủ sức răn đe với người khai gian, không chứng minh được nguồn gốc tài sản. Những hình thức xử lý đối với những người này cho đến nay mức cao nhất chỉ là cách chức, chứ chưa bị buộc tội hình sự. Chưa có biện pháp ngăn chặn kẻ tham nhũng phân tán tài sản cho vợ, con hoặc người thân đứng tên.
Đang còn quá nhiều thách đố
Bất cập rõ nhất trong công việc này: Quy định đối tượng có nghĩa vụ công khai tài sản vừa hẹp, vừa cào bằng. Lẽ ra, người có chức quyền càng cao thì mức độ đòi hỏi công khai, minh bạch việc kê khai tài sản thu nhập phải càng lớn. Bản kê khai tài sản được coi là hồ sơ cán bộ, cất vào kho khi cần mới giở ra.
Video đang HOT
Những người kê khai đợt đầu không bị buộc phải nói rõ nguồn gốc tài sản do đâu mà có. Do đó, có hiện tượng khai khống tài sản để chờ cơ hội tham nhũng thì không phải khai. Cho tới nay, việc kê khai tài sản vẫn theo nguyên tắc tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Xác minh việc kê khai có trung thực hay không chỉ được đặt ra khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, hoặc có người công khai tố cáo, một điều rất khó xảy ra!
Ngày 26.11.2012, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang trả lời cử tri TPHCM như một sự tổng kết về tình trạng ách tắc của việc kê khai tài sản: Việc minh bạch kê khai tài sản, thu nhập của đảng viên là công chức, làm tới cùng cho thật rõ, xử lý thật mạnh đối với kẻ tham nhũng “như cử tri mong muốn, đang còn quá nhiều thách đố, cản ngại!”.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạngtrên là do, đã có “một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên (kể cả đảng viên cao cấp ở trung ương và trong các cơ quan chức năng như thanh tra, điều tra, kiểm toán) suy thoái đạo đức. Và điều rất quan trọng là chưa dám dựa hẳn vào nhân dân để tiến hành thì làm sao đạt được hiệu quả!
Tuy nhiên, cần phải thấy nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là: Chúng ta thực hiện đổi mới kinh tế, công nhận quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, trong khi đó chưa kịp thời đổi mới các hình thức quản lý nhà nước, quản lý xã hội, mà một việc quan trọng là kê khai tài sản, thu nhập của công chức đang làm rất nửa vời. Khắc phục tình trạng trên cần một quá trình, tuy nhiên không thể nhẩn nha. Bởi vì, tham nhũng đang gây bức xúc đối với toàn dân, cản trở nghiêm trọng sự phát triển bền vững, hạn chế sức mạnh bảo vệ tổ quốc. NQ TƯ 4 cảnh báo: “Nếu không được sửa chữa, sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Cần thực hiện ngay
Những người có trách nhiệm, các cơ quan quản lý nhà nước phải thấy việc kê khai tài sản, thu nhập của đảng viên, công chức là một biện pháp hữu hiệu phòng tham nhũng, để không do dự trì hoãn, với lý do không có tính thuyết phục. Các đối tượng phải kê khai tài sản nên xác định rằng, khai báo không trung thực như “cây kim trong bọc có ngày lòi ra”. Nên thực hiện ngay, không được tiếp tục chần chừ. NQ TƯ 3, khóa X- năm 2006 đã khẳng định: “Tiến tới tất cả đảng viên là cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản”.
Điều này phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng mà nước ta đã ký kết, trong đó định nghĩa: Công chức là người giữ chức vụ về lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp, được bầu hay được bổ nhiệm, có thời hạn hay không thời hạn, bất kể cấp bậc nào, thực hiện chức năng nhà nước kể cả doanh nghiệp nhà nước, hoặc cung cấp một dịch vụ công.
Tất cả họ đều dính đến quyền lực nhà nước và có điều kiện để tham nhũng. Do đó, họ đều phải chịu sự kiểm soát về các “hành vi làm giàu bất hợp pháp, tức là tài sản tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp của công chức mà công chức này không giải thích được một cách hợp lý” (điều 20, công ước).
Không nên ngụy biện
Một vấn đề gây tranh cãi là chỉ nên công khai ở cơ quan hay công khai cả nơi cư trú của người kê khai? Cử tri chưa đồng thuận khi quyết định mới nhất vẫn chưa được công khai nơi cư trú, với lý do: Có thể gây dư luận bất lợi, làm giảm lòng tin của nhân dân, hiện nay chính quyền địa phương chưa đủ điều kiện quản lý! Nói như vậy là thể hiện không đủ lòng tin vào nhân dân.
Ngày nay, ở nhiều quốc gia người ta đã công khai bản kê khai tài sản công chức lên mạng. Người dân muốn biết tài sản của bất cứ công chức nào, chỉ cần mở mạng bấm vào tên người đó. Ngay các quốc gia trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan… cũng đã thực hiện hình thức công khai việc kê khai tài sản như trên. Chẳng lẽ người dân Việt Nam mình so với lân bang bị coi là quá kém cỏi, thiếu ý thức xây dựng chính quyền đến thế?
Cả hai NQ TƯ 4 và NQ TƯ 5- khóa XI đều khẳng định phải “thực hiện việc công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập ở nơi công tác và nơi cư trú”. Thật đáng tiếc, yêu cầu rất xác đáng, rất tích cực đó đã không được thể hiện trong các luật, quy định sửa đổi sau đó!
Điều cuối cùng là phải sửa đổi Luật Hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng để xử lý mạnh, thích đáng những người khai gian, khai khống, không giải trình được nguồn gốc tài sản thu nhập là phạm tội hình sự, bị phạt tù, chứ không chỉ bị kỷ luật hành chính như hiện nay.
Theo Dantri
Không nhận phong bì, tôi khùng hay tinh vi?
Đã thành thông lệ, mỗi dịp lễ tết, các tập thể lớp của trường tôi đều có hình thức tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo. Trong mỗi bó hoa đều có kẹp chiếc bưu thiếp xinh xinh, trong bưu thiếp là 1 phong bì. Số tiền không lớn, có thể chỉ là 100 hay 200 ngàn đồng.
Và thông lệ ấy đã trở thành thói quen cho cả học sinh và giáo viên, khóa này tiếp nối khóa khác. Việc nhận phong bì chúc mừng từ học sinh đã trở thành một việc hết sức bình thường.
Chỉ với riêng tôi, mãi vẫn không quen được sự bình thường ấy. Tôi không thể mỉm cười thanh thản nhận phong bì của học trò, khi biết đằng sau nụ cười của các em là những giọt mồ hôi của người mẹ làm osin xa nhà, của người cha làm phụ hồ mỗi sớm chiều.
Tôi cũng không thể thanh thản nhận phong bì của các em, khi mà biết rằng chỉ cần mình quay lưng bước đi, sẽ có tiếng xì xào, bàn tán của học trò: "Lớp mày đi bao nhiêu?"
Tôi không giàu, cũng không chê tiền, nhưng cái tôi thực sự cần là sự kính trọng yêu quý của học trò, là sự gắn kết thiêng liêng trong sáng với học sinh.
Vì vậy, tôi đã chỉ nhận hoa, mà gửi lại phong bì cho các em. Việc ấy, tình cờ một số giáo viên trong trường biết được, và họ đã xem tôi như một kẻ khùng, hoặc tinh vi, thích thể hiện.
Có lẽ tôi đã khùng thật chăng, khi cứ khăng khăng muốn giữ những giá trị vô hình trong thời buổi tất cả các giá trị đang bị đo đếm bằng vật chất?
Có lẽ tôi tinh vi thật chăng khi cứ một mình ngược dòng với quan niệm của số đông?
Bỗng dưng, tôi thấy mình lạc lõng, cô đơn ngay trong tập thể mà mình vốn gắn bó và yêu quý!
Điều đọng lại sau mỗi ngày lễ, với tôi, không chỉ là niềm vui, mà còn là sự trăn trở, liệu mình có phải kẻ lập dị?
Theo Dantri
HN: Rác, phế thải xây dựng đầy đường Trên nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội, tình trạng đổ trộm rác thải, vật liệu xây dựng ngày một tăng, đặc biệt tại các khu vực thưa dân cư. Thủ đoạn đổ trộm chất thải này cũng ngày càng tinh vi, táo bạo khiến cơ quan chức năng khó phát hiện. Tại một loạt các tuyến phố trọng điểm như tuyến...