Công khai số điện thoại của lãnh đạo
Đây là cách làm của TP Đà Nẵng để tiếp nhận phản ánh của người dân, nhờ vậy đã ngăn chặn được tình trạng tự ý tăng giá giữ xe
Hơn 2 năm trở lại đây, nhờ biện pháp quyết liệt, xử lý mạnh tay của chính quyền TP Đà Nẵng nên việc thu phí giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn TP được chấp hành nghiêm chỉnh, rất ít xảy ra tình trạng tự ý nâng giá như những năm trước.
Ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng, cho biết UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu tất các ban, ngành, từ TP đến quận, huyện, phường phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không cả nể, bao che. Nhờ vậy nên 2 năm trở lại đây, Đà Nẵng rất ít xảy ra tình trạng chặt chém giá giữ xe, ngoại trừ một vài điểm giữ xe tự phát lén lút tăng giá. Tuy nhiên, nếu người dân phản ánh, lập tức lực lượng chức năng như đội quy tắc phường, công an, thanh tra sẽ có mặt kịp thời để xử phạt.
Niêm yết công khai giá giữ xe, số điện thoại người có thẩm quyền tại chợ Cồn – Đà Nẵng – để người dân kịp thời phản ánh
Theo quyết định của UBND TP Đà Nẵng quy định, giá giữ xe đạp, xe máy ở khu vực chợ TP, các điểm giữ xe chỉ được phép thu từ 1.000 – 2.000 đồng/lượt xe; khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh 2.000 – 3.000 đồng/lượt xe và một số khu vực khác chỉ 1.000 – 2.000 đồng/lượt xe. Đồng thời yêu cầu các điểm giữ xe phải niêm yết giá công khai để người dân được biết.
Theo quan sát của chúng tôi, tại các chợ như chợ Hàn, chợ Cồn, các điểm vui chơi tại Công viên 29-3… đều chấp hành nghiêm chỉnh việc niêm yết giá theo quy định. Ngoài ra, các điểm giữ xe còn niêm yết công khai số điện thoại của người có trách nhiệm để tiếp nhận ý kiến đóng góp của hành khách về giá giữ xe, thái độ phục vụ của nhân viên giữ xe để kịp thời chấn chỉnh. “Chính nhờ mạnh dạn công khai số điện thoại của người có trách nhiệm hoặc lãnh đạo đơn vị nên ngăn chặn được tình trạng tự ý tăng giá giữ xe” – ông Kha nhấn mạnh. Cũng theo ông, ngoài sự quyết liệt của các cấp chính quyền, ý thức của các chủ kinh doanh cũng góp phần rất lớn vào việc hạn chế tình trạng tự ý tăng giá giữ xe. Chẳng hạn, hiện nay giá giữ xe máy tại siêu thị BigC Đà Nẵng quy định chỉ 1.500 đồng/lượt, còn tại Co.opmart Đà Nẵng cũng quy định giá giữ xe máy 1.000 đồng/lượt. Nếu chủ bãi giữ xe tự ý tăng giá thì lập tức họ bị cắt hợp đồng.
Video đang HOT
Theo NLD
Bí mật giúp Djokovic lột xác
Không biết gì về quần vợt, nhưn tiến sĩ Igor Cetojevic là người đã lột xác Djokovic từ một tay vợt khá thành số 1 thế giới.
Djokovic và vị cứu tinh Cetojevic.
Người ta còn phải làm gì để trở thành cây vợt xuất sắc nhất khi anh đã xuất sắc nhất? Đấy là câu hỏi của thể thao thế kỷ 21, thời đại của những thứ tuyệt đối, khi các VĐV tập luyện chăm chỉ hơn, chiến thuật khôn khéo hơn, tiền nhiều hơn và trang thiết bị tốt hơn. Cứ vài năm một lần, các VĐV marathon lại rút ngắn những kỷ lục. Các tay golf đánh xa hơn. Còn các cầu thủ bóng đá chạy nhanh hơn.
Tuy vậy, chẳng có môn thể thao nào như quần vợt trong một thập kỷ qua, một môn thể thao chỉ là tranh chấp giữa 3 cây vợt cùng thế hệ. Đầu tiên là Roger Federer, rồi Rafael Nadal và giờ là Novak Djokovic. Cũng chính vì thế mà Djokovic đã trở thành đối tượng nghiên cứu để tất cả biết được trở thành cây vợt số 1 thế giới là như thế nào. Mọi chi tiết đều rất quan trọng. Mọi góc cạnh đều được xem xét và mọi cơ hội cần phải được tận dụng dù là nhỏ nhất.
Tiếp đến là chế độ dinh dưỡng, từ đồ ăn đến thức uống. Giấc ngủ cũng không thể xem thường. Thậm chí, tính cách, tâm lý của cây vợt người Serbia cũng được phân tích, đánh giá. Điều thú vị là đội của Djokovic, gồm các HLV và chuyên gia theo chân anh tới mọi giải đấu suốt 11 tháng trong năm. Có một thỏa thuận riêng không cho phép họ được thảo luận chi tiết công việc của mình. Theo nguyên tắc thì những bí mật là sức mạnh và sức mạnh thì tạo nên sự vĩ đại.
Tuy vậy, nếu muốn hiểu rõ hơn về Djokovic, những tiết lộ dưới đây đã cho thấy cây vợt người Serbia lột xác hoàn toàn như vậy trong vòng 2 năm qua.
Câu chuyện được bắt đầu vào năm 2010. Đó là tháng 1 khi tiến sĩ Igor Cetojevic và vợ ở Síp theo dõi tường thuật Australian Open qua TV. Djokovic lúc đấy gặp đối thủ người Pháp có những cú giao bóng rất mạnh là Jo-Wilfried Tsonga ở tứ kết. Là một CĐV bóng đá, Cetojevic chẳng biết gì về quần vợt và cũng không xem mình là fan của Djokovic. Tuy vậy,vợ ông lại rất thích môn thể thao này và Djokovic cũng là đồng hương với ông. Vì thế, Cetojevic đã dừng lại vài phút theo dõi.
Djokovic đã chơi tốt trong 3 set đầu, thắng 2 và có vẻ như anh sẽ sớm kết thúc trận đấu. Thế nhưng, vào đầu set 4, Nole thở dốc, di chuyển chậm chạp. Anh gọi HLV của mình. Tsonga lấy lại động lực và giành điểm liên tiếp. Các bình luận viên truyền hình đổ lỗi cho bệnh suyễn.
"Đây không phải bệnh suyễn," Cetojevic nói như vậy.
Cetojevic đã có 20 năm nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh khác nhau và ông biết triệu chứng bệnh suyễn thường xuất hiện vào buổi sáng. Trong khi đấy, trận đấu này diễn ra vào buổi tối, trong điều kiện thời tiết lý tưởng và bản thân Djokovic cũng không gặp vấn đề gì trong 3 set đầu tiên. Cetojevic cho là đường thở của Djokovic xuất phát từ sự mất cân bằng trong hệ thống tiêu hóa. Đang nằm trên giường ở Síp, thật khó tin là Cetojevic có thể chẩn đoán bệnh của Djokovic.
"Tôi nghĩ tôi có thể giúp cậu ấy," Cetojevic nói với vợ.
Ông liền liên lạc với những người quen biết Djokovic và tháng 7 năm đó, họ gặp nhau lần đầu tiên ở một trận đấu tại Davis Cup ở Croatia. Cetojevic giải thích ông muốn giúp đỡ Djokovic về "mặt thể lực, tinh thần, cảm xúc và sự tự tin." Djokovic đồng ý và bác sĩ kiểm tra mạch cho anh, ghi lại các thói quen ăn uống. Cetojevic cho Djokovic biết là cơ thể anh quá nhạy cảm với gluten, đồ bơ sữa và khuyên anh nên thay đổi thực đơn.
Vài ngày sau, Djokovic gặp lại Cetojevic. Cây vợt người Serbia cảm thấy khá hơn và muốn Cetojevic gia nhập đội của anh.
Sang năm 2011, Cetojevic đã theo Djokovic tới các giải đấu và đưa ra cho anh những lời khuyên bổ ích. "Anh ấy không biết cách ăn uống," Cetojevic giải thích. Kể từ đó, không bánh quy hay pizza. Không có chuyện xem TV hay chơi game trong lúc ăn. Không có chuyện ăn no hay nhiều thịt. Thay vào đó, Djokovic ăn nhẹ với rau và gạo, uống trà với các loại ngũ cốc không gluten.
Djokovic bắt đầu giảm cân và khi một số người tỏ ra lo ngại về thể lực của anh, Cetojevic nói, "Tôi khuyên họ nên kiên nhẫn bởi cơ thể anh ấy sẽ bắt đầu vận hành hoàn hảo hơn."
Cùng lúc, Cetojevic cũng giúp Djokovic rèn luyện bản lĩnh qua những bài tập tâm lý. Chẳng bao lâu sau, đội của Djokovic nhận ra anh nhanh hơn, dẻo dai hơn, cơ thể phục hồi tốt hơn giữa các trận đấu. Djokovic cũng không còn giữ thái độ dựa dẫm như trước. Khi anh đánh bóng sai, thay vì quay lại phía các HLV, anh nhắm mắt lại và thở sâu.
Năm 2010, anh đánh bại Federer trong 5 set, rồi thắng liên tiếp 43 trận và giành 10 danh hiệu trong năm 2011. Nole còn liên tục thắng Nadal trong số những trận chung kết này, trong đó có Wimbledon và giải Mỹ mở rộng. Đến giữa năm, anh giành vị trí số 1 thế giới. Trong lễ trao cúp ở Mỹ mở rộng lúc đó, Nadal đã nói với Djokovic, "Những gì anh làm được trong năm nay thật khó có thể lặp lại."
Cetojevic đã có mặt trong tất cả những trận đấu quan trọng nhất của Nole nhưng ông hiếm khi tập trung vào quần vợt. "Nếu hỏi tôi kết quả, tôi sẽ không thể kể được," ông nói. "Tôi không theo dõi diễn biến trận đấu, tôi chỉ theo dõi ngôn ngữ cơ thể của cây vợt."
Trong cuộc họp báo năm 2011, Djokovic đã cám ơn Cetojevic và gọi ông là "bác sĩ vĩ đại." Sau đó anh giải thích những thay đổi của mình. "Tôi đã học cách tin tưởng," Nole nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thua trận, Van Marwijk quay sang chỉ trích học trò HLV trưởng ĐT Hà Lan lên tiếng than vãn chính lối đá thiếu "can đảm và sáng tạo" của hàng hậu vệ và tiền vệ đã để lộ ra quá nhiều khoảng trống cho Đức khai thác và giành chiến thắng. HLV van Marwijk "Chúng tôi đã thua trước đối thủ rất mạnh và nếu bạn muốn đánh bại người Đức, cả đội...