Công khai, minh bạch và trên tinh thần tự nguyện
Ngày 10-10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu chương trình sữa học đường để chọn ra nhà thầu có đủ năng lực cung cấp sản phẩm sữa bảo đảm chất lượng cho các em học sinh mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn.
Trước những băn khoăn của phụ huynh học sinh, lãnh đạo Sở GD và ĐT khẳng định, sẽ tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch, đồng thời việc tham gia chương trình là hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện của các gia đình.
Giờ uống sữa của trẻ tại Trường mầm non Yên Hòa.
Chương trình sữa học đường nhằm cải thiện dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em từ mẫu giáo, tiểu học từ nay đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8-7-2016. Chương trình được triển khai theo hình thức xã hội hóa, với sự tham gia đóng góp của ba bên là nhà nước, gia đình và doanh nghiệp. Hiện cả nước có 10 tỉnh, thành phố triển khai chương trình sữa học đường.
Tại Hà Nội, đề án chương trình sữa học đường đã được HĐND thành phố Hà Nội phê duyệt vào tháng 7-2018, bắt đầu triển khai từ năm học này đến hết năm 2020. Đối tượng thụ hưởng đề án là các em học sinh mẫu giáo và tiểu học, với tiêu chuẩn ít nhất một hộp sữa (180 ml)/ngày. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp 20%, còn lại do gia đình đóng góp 50%. Riêng với trẻ em và học sinh thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… sẽ được uống sữa miễn phí hoàn toàn. Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: “ Trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố được phụ huynh đăng ký tự nguyện tham gia sẽ được uống sữa tươi (có đường hoặc không đường tùy theo tình trạng thể lực của trẻ) năm ngày/tuần, trong chín tháng đi học. Sữa được cung cấp cho chương trình được bổ sung các vi chất so với các loại sữa thông thường trên thị trường. Cụ thể, trong 100 ml sản phẩm được bổ sung ba vi chất với hàm lượng như sau: vitamin D (1-1,4 ug), sắt (1,4-1,9 mg), can-xi (114-150 mg). Với mức giá dự kiến cao nhất 6.800 đồng/hộp 180 ml, giữ giá ổn định từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020, dự kiến mức đóng góp từ phía gia đình các em học sinh là không quá 3.400 đồng/hộp. Việc các gia đình có cho con tham gia đề án hay không là hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện”.
Đại diện Sở GD và ĐT Hà Nội cho biết, phiên đấu thầu cung cấp Sữa học đường sẽ diễn ra ngày 10-10. Hiện có 11 doanh nghiệp sữa đã đăng ký tham gia đấu thầu. Bộ hồ sơ sau khi đóng thầu sẽ được đánh giá, thẩm định, chấm thầu bởi một đơn vị tư vấn độc lập. Sau khi đóng thầu từ 20 đến 30 ngày, đơn vị trúng thầu được công bố.
Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam Trần Quang Trung, cho biết, chương trình sữa học đường của Chính phủ nhằm mục tiêu nâng cao tầm vóc của trẻ em. Nhiều quốc gia trên thế giới, như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Thái-lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… đều thực hiện chương trình sữa học đường từ rất sớm. Nhật Bản là một trong những quốc gia coi chương trình này như một chiến lược để cải thiện tầm vóc cho thế hệ tương lai. Ông Trung đề nghị TP Hà Nội tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch để có nhãn hiệu sữa cung cấp cho hàng triệu học sinh nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn và giám sát trách nhiệm của đơn vị cung ứng sữa. Các doanh nghiệp không thể chỉ hỗ trợ về giá sữa, mà còn phải hỗ trợ các trường học về kho bảo quản, vận chuyển, việc xử lý bao bì… Tất cả những yếu tố này, cần phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu.
Giám đốc Sở GD và ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng khẳng định, Sở sẽ tổ chức đấu thầu công khai và chọn ra đối tác có đủ năng lực, bảo đảm chất lượng sữa và nhất là có giá rẻ để học sinh, người dân được hưởng lợi từ đề án.
Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội có tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 tỷ đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng.
Khánh An
Theo nhandan
Video đang HOT
Phạt dạy thêm bằng tiền chỉ hạn chế được kiểu dạy thêm kiểu...cò con
Thay vì cứ ngồi nghĩ ra những cách để phạt, để ngăn cấm thì Bộ Giáo dục và đào tạo cần tổ chức cách thi, cách kiểm tra đánh giá nhẹ nhàng hơn.
LTS: Theo nhà giáo Đăng Bình, các hình thức phạt tiền không thể giải quyết triệt để vấn nạn dạy thêm học thêm tràn lan.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết phân tích của nhà giáo Đăng Bình về vấn đề này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, mức phạt tiền được điều chỉnh tăng đối với các hành vi dạy thêm và học thêm. Cụ thể:
Hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường;
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.
Đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên mức phạt tiền sẽ từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Cần có biện pháp triệt để giải quyết vấn đề dạy thêm học thêm tràn lan. Hình minh họa: Satế
Riêng với các hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày và hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa sẽ chịu mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Phạt dạy thêm bằng tiền chỉ hạn chế được việc dạy thêm kiểu "cò con"
Học sinh hiện nay phần lớn đều tham gia các lớp học thêm. Ngay trẻ mẫu giáo cũng học thêm từ lớp Lá.
Trẻ tiểu học dù đã học cả ngày trên trường, tối về cũng đi học thêm. Hay một số trường cấp 2,3 tổ chức dạy cả ngày, nhưng bước chân ra khỏi cổng trường là các em đến thẳng các lớp học thêm để cày cho đến tối.
Không phải giáo viên nào cũng dùng cách hạ đẳng "ép buộc học trò đi học thêm". Khá nhiều thầy cô giáo không muốn dạy nhưng học sinh, phụ huynh vẫn nhất quyết yêu cầu. Bởi, học thêm đã trở thành nhu cầu cấp thiết của họ.
Đa phần tất cả các thầy cô giáo ở 2 bậc học (tiểu học và mầm non) dạy thêm khi không được cấp phép.
Số lượng học sinh ở 2 bậc học này đi học thêm cũng không nhiều so với các bậc học khác.
Mỗi giáo viên chỉ dạy một lớp nên số lượng học sinh tham gia học thêm chỉ mươi em là nhiều.
Ở nhiều vùng nông thôn, mỗi giáo viên chỉ dạy thêm khoảng mươi mà chủ yếu con cháu của bà con chòm xóm.
Số tiền thu được một tháng của giáo viên tiểu học vùng nông thôn chỉ khoảng vài ba triệu đồng.
Nhiều thầy cô cho biết, phần là giúp học sinh học yếu, phần là tự giúp mình thêm vào đồng lương ít ỏi hàng tháng để nuôi con.
Nếu Dự thảo được thông qua, mức xử phạt dạy thêm tăng lên chắc chắn sẽ hạn chế được việc học thêm ở bậc mẫu giáo, tiểu học (hạn chế kiểu dạy thêm "cò con").
Dạy thêm biến tướng vẫn "vững như bàn thạch"
Dạy thêm học thêm chủ yếu phải nói đến hai bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Thế nhưng mức phạt dạy thêm có tăng cao vài chục triệu đồng cũng chẳng thể dẹp được tình trạng dạy thêm học thêm như hiện nay.
Nguyên do, hầu như giáo viên ở hai bậc học này, người nào dạy thêm cũng có giấy phép do phòng hoặc sở giáo dục cấp.
Nhiều giáo viên còn thành lập hẳn trung tâm dạy thêm. Đây chính là hệ quả của Thông tư 17 đã quy định quá dễ dàng trong việc cấp phép và mở trung tâm dạy thêm cho giáo viên.
Bên cạnh đó, các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vẫn tổ chức việc dạy thêm trong nhà trường nhưng núp bóng dưới một số tên gọi khác như dạy phụ đạo, dạy tăng cường, rồi ôn thi, hỗ trợ kiến thức... họ được hội cha mẹ học sinh đồng ý.
Để triển khai lớp học thêm, giáo viên và nhà trường ở hai bậc học (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, các yêu cầu chứng minh mình dạy thêm hợp pháp.
Vậy nên việc xử phạt gần như không còn cơ hội.
Chưa kể, giáo viên ở 2 bậc học này ít nhất họ giảng dạy khoảng vài lớp trở lên. Vì thế số lượng học sinh theo học khá đông. Có những giáo viên một tháng thu nhập từ dạy thêm vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Bởi thế, việc phạt mươi triệu đồng cũng có là nghĩa lý gì?
Hạn chế (không dám nói là chấm dứt) việc dạy thêm tràn lan như hiện nay không chỉ tăng mức xử phạt lên là đủ.
Thay vì cứ ngồi nghĩ ra những cách để phạt, để ngăn cấm thì Bộ Giáo dục và đào tạo cần tổ chức cách thi, cách kiểm tra đánh giá nhẹ nhàng hơn.
Chấm dứt kiểu học một đằng thi một nẻo như hiện nay buộc học sinh phải lao vào học. Và như thế, có cấm cách gì chuyện học thêm vẫn không thể chấm dứt.
Theo giaoduc.net.vn
Trường mẫu giáo Nhật sử dụng máy tính bảng để dạy học Thay vì dùng bút chì màu trong giờ học vẽ, giáo viên hướng dẫn các bé tô màu bằng cách chạm vào màu sắc trên màn hình iPad. Coby nằm ở một thị trấn nhỏ phía Đông Bắc của Tokyo, là một trong 400 trường mẫu giáo ở Nhật Bản đang sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh, được thiết kế đặc...