Công khai lương thực tập sinh ở Nhật, cô gái Việt khiến đồng hương “sốc”
“Lương thực tập sinh chỉ 16-18 triệu đồng mỗi tháng. Nói chẳng ai tin, đi Nhật làm việc nhưng thu nhập chỉ ngang ở Việt Nam”, nữ thực tập sinh Minh Nhật than.
Nguyễn Thị Minh Nhật (24 tuổ.i, quê Gia Lai) mới đây đã chia sẻ đoạn clip trên kênh TikTok cá nhân, kể về cuộc sống của một thực tập sinh sau gần ba năm sang Nhật Bản làm việc.
Trong video, cô gái trẻ tâm sự chua xót, kèm theo dòng trạng thái: “Lúc phỏng vấn, công ty chỉ nói mỗi tháng tăng ca 80 giờ, chứ không nói cả năm chỉ có 1-2 tháng như vậy”.
Thu nhập của nữ thực tập sinh dao động 12-13 man (tương đương 16-18 triệu đồng) mỗi tháng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cô gái quê Gia Lai sang Nhật làm việc theo diện thực tập sinh vào cuối năm 2022, tại một công ty thực phẩm ở tỉnh Aomori.
Trước khi đặt chân đến xứ sở hoa anh đào, mong muốn duy nhất của Nhật là công ty nhiều việc và tăng ca đều đặn. Song, thực tế 3 năm ở xứ người khác xa những gì cô kỳ vọng.
Ở Nhật, cô chỉ làm việc 5 ngày một tuần, mỗi ngày 8 giờ, thứ bảy và chủ nhật nghỉ. Những thực tập sinh như Minh Nhật không thích nghỉ, muốn làm luôn cả hai ngày cuối tuần để kiếm thêm tiề.n nhưng chẳng được.
Video đang HOT
“Nếu làm thêm bên ngoài, lúc cơ quan chức năng phát hiện, chúng tôi sẽ bị đán.h dấu visa ( thị thực lao động), sau này gặp khó khăn khi gia hạn.
Tôi nói sang Nhật, mỗi tháng chỉ làm được 16-18 triệu đồng mà chẳng ai tin. Sau khi trừ các loại thuế, tiề.n điện nước, tiề.n phòng, tiề.n ăn uống, phí sinh hoạt cá nhân… hàng tháng tôi chỉ tích góp được vài triệu đồng”, Nhật bộc bạch.
Khoản tiề.n dư hàng tháng, Nhật đều đặn gửi về phụ mẹ nuôi em trai học đại học.
Cầm trên tay bộ vest đã mặc khi xuất cảnh ba năm trước, cô gái trẻ không giấu được nỗi thất vọng khi nhắc đến một số trung tâm môi giới lao động ở Việt Nam.
“Thay vì tìm cho chúng tôi những đơn hàng tốt, họ lại tạo ra vẻ hào nhoáng, ‘phông bạt’. Chúng tôi phải may vest đồng phục công ty, tốn 700.000 đồng chỉ để mặc duy nhất một lần khi ra sân bay.
Có trung tâm cho người tiễn lao động ra sân bay, dúi vào tay mỗi người 1-2 man (2-4 triệu đồng), quay clip rồi đăng lên mạng. Mấy ai biết, số tiề.n đó thực chất đều là tiề.n của chúng tôi cả”, Nhật tâm tư.
Nhật làm thực tập sinh đã được 3 năm tại một công ty thực phẩm ở tỉnh Aomori (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Ở Nhật có nhiều loại visa khác nhau, của Minh Nhật là diện thấp nhất, chủ yếu làm công việc chân tay. Vì vậy, Nhật cố gắng hoàn thành hợp đồng 3 năm, sau đó thi lên lao động bậc hai, gọi là “Tokute Gino”. Khi đó, cô có thể chuyển ra ngoài và tìm nơi có chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Kể về hành trình gần ba năm ở đất nước mặt trời mọc, Nhật chia sẻ, cô không trách móc ai, chỉ tự an ủi do bản thân kém may mắn.
“Tôi là người lựa chọn con đường này, nên nếu không thể thay đổi được thì phải thích nghi”, Nhật suy ngẫm.
Dù phải chịu nhiều ấm ức, cô tự nhủ cố gắng “ngậm bồ hòn làm ngọt”, bởi mục đích cuối cùng vẫn là kiế.m tiề.n. Cô đang đợi hết hợp đồng ba năm để tìm một con đường khác.
Cuộc sống ở xứ người tuy không giống những gì cô gái tưởng tượng song Nhật vẫn cảm thấy may mắn vì có gia đình luôn bên cạnh động viên và ghi nhận sự trưởng thành của cô.
“Mẹ tôi ở nhà biết con gái bên này gặp khó khăn, đi làm chỉ đủ tiề.n ăn, nhưng khi ai đó hỏi “con bé đi làm bên đó có gửi tiề.n về không”, mẹ luôn trả lời “có chứ”.
Mẹ còn nói thêm sau này về Việt Nam, nếu muốn đi du lịch hay làm gì thì mẹ sẽ cho tiề.n. Còn tiề.n đi Nhật về thì tôi cứ để đó tiết kiệm lo cho tương lai của mình. Nghe xong, tôi không cầm được nước mắt.
Bố mẹ không mong tôi gửi tiề.n về mà chỉ muốn tôi giữ, quản lý tốt khoản công sức lao động đó. Nhưng tôi muốn bù đắp cho gia đình, nên mỗi tháng dư vài triệu đồng, tôi cũng cố gắng thu xếp gửi về”, Nhật tâm niệm.
Ông Donald Trump bênh vực Elon Musk, ủng hộ thị thực lao động
Ngày 28/12, ông Donald Trump đã lên tiếng về cuộc tranh luận gay gắt đang chia rẽ những người ủng hộ truyền thống và các ông trùm công nghệ như Elon Musk, khẳng định ông ủng hộ chương trình H1-B, thị thực đặc biệt giúp lao động có tay nghề cao nhập cảnh vào Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phát biểu công khai đầu tiên về vấn đề này kể từ khi nó bùng phát tuần này, Tổng thống đắc cử Mỹ nói với tờ New York Post: "Tôi luôn thích thị thực H1-B, tôi luôn ủng hộ loại thị thực này và đó là lý do chúng tôi sử dụng chúng" tại các cơ sở của Trump.
Lời kêu gọi mạnh mẽ của ông Trump về việc hạn chế nhập cư là trọng tâm trong chiến thắng bầu cử của ông trước Tổng thống Joe Biden hồi tháng 11. Ông đã hứa sẽ trục xuất tất cả người nhập cư bất hợp pháp và hạn chế nhập cư hợp pháp.
Tuy nhiên, các doanh nhân công nghệ như ông Musk của Tesla và ông Vivek Ramaswamy, người sẽ đồng chủ trì Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) dưới thời Trump, cho rằng Mỹ đào tạo quá ít sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cao và họ nhiệt liệt ủng hộ chương trình H1-B.
Ông Musk, người từng di cư từ Nam Phi theo diện H1-B, đăng trên nền tảng X hôm 26/12 rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật hàng đầu từ nước ngoài là "điều cần thiết để Mỹ tiếp tục chiến thắng".
Cuộc tranh luận trở nền gay gắt khi ông Ramaswamy than phiền về một "nền văn hóa Mỹ" mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cho rằng Mỹ có nguy cơ "bị Trung Quốc vượt mặt".
"Mong chờ sự đổ vỡ không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech", Laura Loomer, một nhân vật MAGA cực hữu nổi tiếng với các thuyết âm mưu và thường bay cùng chuyên cơ tranh cử với Trump, nói: "Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống Trump khỏi các nhà công nghệ trị".
Ông Steve Bannon, cựu cố vấn cấp cao của ông Trump, viết trên nền tảng Gettr rằng chương trình H1-B đưa vào những người di cư về cơ bản là "người lao động gần như nô lệ" làm việc với mức lương thấp hơn công dân Mỹ. Ông Bannon ch.ỉ tríc.h gay gắt ông Musk, gọi CEO Tesla là "đứ.a tr.ẻ".
Một số người ủng hộ ban đầu của ông Trump lo ngại ông đang chịu ảnh hưởng của các nhà tài trợ lớn từ thế giới công nghệ như ông Musk và đi chệch khỏi những lời hứa tranh cử. Chưa rõ những phát biểu của Tổng thống đắc cử có thể xoa dịu xung đột nội bộ giữa những người ủng hộ tổng thống đắc cử hay không, trong bối cảnh mọi thay đổi hệ thống nhập cư đều được dự báo là gây tranh cãi lớn khi ông nhậm chức vào tháng 1.
Số người di cư được tị nạn tại Anh cao nhất trong 40 năm Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu được Bộ Nội vụ Anh công bố ngày 22/8 ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 7/2023 đến hết tháng 6/2024, nước này đã cấp quy chế tị nạn cho 67.978 người di cư, tăng gấp 3 lần so với 21.436 trường hợp của 1 năm trước đó. Người di cư được giải cứu...