Công khai kế hoạch sơ tán dân nếu vỡ đập Sông Tranh 2
Ngày 16.1, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh cùng các sở, ngành, chính quyền địa phương các huyện nằm trong vùng động đất và hạ du thủy điện Sông Tranh 2tổ chức buổi thảo luận để nghe phổ biến kế hoạch sơ tán dân nếu xảy ra thảm họa vỡ đập.
Kịch bản động đất gây vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My) được xây dựng trên 2 tình huống: động đất gây vỡ đập trong thời điểm mưa lũ và động đất gây vỡ đập trong điều kiện không có mưa lũ.
Đại diện các bên liên quan tham gia ý kiến tại cuộc họp – Ảnh Hoàng Sơn
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nói: “Cần xác định kế hoạch này được xây dựng theo kịch bản động đất gây vỡ đập. Nghĩa là, chúng ta chịu sự uy hiếp của khối lượng nước lớn khi đập vỡ. Ứng phó với điều này là phải đặt sự an toàn con người lên trước, tức là phải sơ tán dân”.
Hơn 62.600 người dân cần được sơ tán
Theo dự thảo kế hoạch sơ tán, sông Tranh thuộc thượng nguồn sông Thu Bồn có lòng sông hẹp, nếu có sự cố vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ gây ngập nhanh ở vùng hạ du các huyện: Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn và phố cổ Hội An.
Theo đó, số lượng người dân cần sơ tán là hơn 62.600 người dân thuộc 145 thôn, 51 xã, thị trấn. Khi xảy ra sự cố, lực lượng tìm kiếm cứu nạn với hàng ngàn người thuộc các địa phương cũng như bộ đội, công an, các đội cứu nạn của tỉnh sẽ tham gia ứng cứu
Nếu đập thủy điện Sông Tranh 2 bị vỡ, hơn 62.600 người dân sẽ phải sơ tán
Tại cuộc họp này, các cao điểm để người dân tìm đến trú tránh khi xảy ra vỡ đập đã được BCH Quân sự tỉnh Quảng Nam công khai. Theo đó, các thông tin về cự ly di chuyển, tọa độ cao điểm, số dân trong từng thôn, tuyến đường cơ động, phương tiện để sơ tán dân đến điểm an toàn… được công bố.
Video đang HOT
Theo kế hoạch này, UBND H.Bắc Trà My phối hợp với Ban quản lý (BQL) thủy điện Sông Tranh 2 sẽ đặt trạm quan sát tại nhà điều hành nhà máy để theo dõi tình hình, quan sát 24/24 giờ, khi có động đất phải điện thông báo ngay.
Ngoài ra, các huyện vùng hạ du thủy điện Sông Tranh 2 khảo sát, xác định các vị trí sơ tán cho người dân tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến các ban, ngành, hội của huyện, các xã, phường, thị trấn và nhân dân biết để trú tránh. Khi xảy ra sự cố vỡ đập, cần thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ, tự cứu mình là chính, các hộ gia đình, địa phương chủ động sơ tán phòng tránh an toàn.
Vẫn chưa có bản đồ ngập lụt phục vụ sơ tán dân
Tại cuộc họp, điều khiến đại diện chính quyền các địa phương lo lắng là đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bản đồ ngập lụt khi xảy ra sự cố vỡ đập Sông Tranh 2.
Ông Lê Trí Hiệu, Phó chủ tịch UBND H.Tiên Phước, cho biết: “Mới đây, thủy điện Sông Tranh 2 chỉ xả một lượng nước 500 m3/giây nhưng đã làm ngập địa phương lên đến 1 m. Cho nên, cần phải có bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu khi vỡ đập. Trên cơ sở đó mới xác định được các thôn cần di dời, các điểm cao để dân chạy đến…”.
Bản đồ sơ tán người dân vùng động đất xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 và vùng hạ du – Ảnh Hoàng Sơn
Đồng quan điểm này, đại diện các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên cũng cho rằng, cần thiết phải có bản đồ ngập lụt đỉnh lũ khi vỡ đập là bao nhiêu mới có thể sơ tán dân được.
Ông Trần Quốc Khánh, Phó trưởng BCH PCLB H.Đại Lộc nói: “Muốn sơ tán dân thì trước hết phải biết khả năng vỡ đập nước sẽ ngập đến đâu. Đơn vị chức năng cần làm việc với thủy văn để biết lượng nước sông Thu Bồn dâng lên bao nhiêu khi vỡ đập, rồi tính phương án di dời”.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My nhấn mạnh: “Cần phải xác định việc dự báo, dự lượng khi xảy ra thảm họa là quan trọng nhất. Hiện 5 trạm quan trắc động đất không có khả năng dự báo giúp người dân biết trước vỡ đập để chạy… Nếu các dự lượng căn cứ vào 5 trạm này là không được”.
Theo ông Tuấn, khi xảy ra sự cố, trời sẽ mưa, địa hình Bắc Trà My là vùng đồi núi thì lắp đặt còi hú là tốt nhất. Theo đó, sẽ quy định theo hiệu lệnh còi: 1 hồi, 2 hồi hoặc 3 hồi để có cách ứng xử.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu, BCH Quân sự tỉnh nhanh chóng khảo sát, xác định lại các điểm cao, xây dựng lại bản kế hoạch sơ tán nhân dân khi vỡ đập cụ thể, chi tiết hơn. Ông Quang cũng đề nghị, BQL dự án thủy điện Sông Tranh 2 phối hợp với chính quyền địa phương sớm xây dựng hệ thống cảnh báo vỡ đập.
“Đối với những nơi sát đập cần quy hoạch những điểm cao, cần chuẩn bị mặt bằng, các đường để di chuyển… Việc tập trung lực lượng, hiệp đồng như thế nào cũng phải cụ thể. Yêu cầu BCH Quân sự tỉnh có “sản phẩm” cụ thể, để sau Tết trình lên Bộ Quốc phòng và Quân khu 5, sau đó tuyên truyền cho người dân và phục vụ diễn tập”, ông Quang nói.
Theo TNO
'Không tích nước hồ chứa thủy điện, động đất vẫn xảy ra'
Sau hai ngày khảo sát nghiên cứu ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, các nhà khoa học đưa ra nhận định dù Chính phủ chưa cho phép tích nước hồ chứa nhưng các đới đứt gãy đã liên thông với hồ nên động đất vẫn xảy ra.
PGS-TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, sau hai ngày khảo sát nhiều vị trí ở công trình thủy điện Sông Tranh 2, đoàn công tác đã xác định trận động đất 4,7 độ richter vào chiều 15/11 có độ sâu chấn tiêu 6 km, tâm chấn ở vùng lòng hồ cách tuyến đập Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) khoảng 3,5 km về phía thượng lưu.
PGS-TS Cao Đình Triều (giữa, áo đen) cùng các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu thu thập thông tin người dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) về trận động đất 4,7 độ richter. Ảnh: Trí Tín
Qua thu thập thông tin, người dân ghi nhận lúc xảy ra động đất 4,7 độ richter, mặt hồ gợn sóng lăn tăn, sủi bọt, một số loài cá phóng lên trên mặt nước. Đặc biệt, các chuyên gia phát hiện các đới đứt gãy đã liên thông với hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2.
"Nước thẩm thấu qua đới đứt gãy đang hoạt động mạnh, làm cho nền đất đá yếu đi tạo nên chuỗi động đất sớm hơn. Dù Chính phủ chưa cho phép tích nước nhưng lượng nước trong hồ cũng đủ thẩm thấu qua đới đứt gãy gây ra động đất ở khu vực này thời gian tới", PGS-TS Triều nhấn mạnh.
Theo TS Lê Tử Sơn (Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu), đới đứt gãy ở vùng Bắc Trà My trong trạng thái ứng suất tới hạn (hoạt động mạnh). Sau đó lại có sự tác động từ hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nên động đất xảy ra sớm, tần suất dày hơn.
Phía thượng lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 nhìn từ trên cao. Ảnh: Trí Tín
Gần một tháng xây dựng, đến chiều nay các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đã lắp đặt 5 trạm quan trắc động đất ở tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 và những khu vực lân cận. Viện này cũng đang hợp tác với Viện Vật lý địa cầu Ba Lan tiếp tục lắp đặt thêm 5 trạm quan trắc động đất và phối hợp với các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Nhật Bản, Ba Lan, Ấn Độ để đánh giá tổng thể động đất tại công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Theo TS Sơn, trong tháng qua, trạm quan trắc động đất đầu tiên đưa vào hoạt động ở thủy điện Sông Tranh 2 ghi nhận "vài chục trận động đất có cường độ từ 3 độ richter trở lên" và "vài trăm trận động đất nhỏ hơn 3 độ richter".
Liên quan đến nhiều mối nghi ngờ về trận động đất 4,7 độ richter, PGS - TS Phạm Hữu Si, chuyên gia Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho rằng máy đo gia tốc nền ở thân đập thủy điện Sông Tranh 2 cho kết quả rung chấn là 268 cm/s2, tương đương với động đất 6,5 độ richter, gây rung động cấp 9.
Lo sợ động đất, nhiều hộ dân ở huyện Bắc Trà My đã treo biển bán nhà, đất ở về quê ở các huyện đồng bằng. Ảnh: Trí Tín
"Lẽ ra trận động đất lớn đến 6,5 độ richter đã gây sập nhà cửa thế nhưng ở khu vực này vẫn chưa có biểu hiện gì khác. Nền đất ở khu vực đặt thân đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn", PGS - TS Si ngạc nhiên.
Lý giải về sự "hiểu nhầm" này, TS Sơn giải thích, có thể do Ban quản lý dự án thủy điện 3 (đơn vị quản lý trực tiếp thủy điện Sông Tranh 2) đã đặt máy đo gia tốc nền ở đỉnh đập nên rung chấn mới lên đến 268 cm/s2, tương đương rung động cấp 9.(Máy đo gia tốc nền đặt tại công trình ở vị trí càng cao thì khi xảy ra động đất mức rung động càng lớn). Con số này có ý nghĩa về vấn đề thiết kế, kết cấu công trình.
Để biết kết quả chính xác các trận động đất, về nguyên tắc cần phải dựa vào số liệu của máy đo gia tốc đặt ở bên dưới nền móng công trình. "Một lần nữa chúng tôi khẳng định trận động đất xảy ra chiều 15/11 là 4,7 độ richter, thang rung động là cấp 7 chứ không phải cấp 9 như một số người băn khoăn", TS Sơn nhận định.
Theo VNE
Động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Chưa cho tích nước, để tính tiếp Cả người dân, chính quyền địa phương cùng một số chuyên gia băn khoăn trước con số 4,7 độ Richter của trận động đất xảy ra vào hôm 15.11. Luồng ý kiến này cho rằng, phải tương đương 6,5 độ Richter. Đến con số cũng không thống nhất PGS-TS Phạm Hữu Sy (Trường ĐH Thủy lợi), chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà...