Công khai đồng tính, tôi gặp nghịch cảnh
Tôi công khai giới tính nhưng gia đình không chấp nhận. Nghĩ sẽ gây dựng kinh tế để cha mẹ nguôi ngoai ai ngờ thất bại, gần như mất trắng.
Tôi 25 tuổi, sinh ra trong gia đình có hai anh em trai, cha mẹ hết mực yêu thương, nhưng số phận trớ trêu, tôi lại là người đồng tính. Cũng như nhiều người khác, tốt nghiệp xong cấp ba, tôi lên Sài Gòn học, ra trường và theo đuổi ước mơ của mình. Tôi đang làm cho một tập đoàn máy tính của nước ngoài. Mọi việc dường như rất tốt đẹp cho đến ngày tôi quyết định sống thật với chính mình. Đó là một quyết định rất khó khăn vì tôi biết gia đình sẽ như thế nào, thấy mình bất hiếu, nhưng không thể che giấu, sống giả dối được nữa.
Ảnh minh họa: HH
Tôi công khai và mong nhận được sự cảm thông của ba mẹ, nhưng gia đình nhất quyết không chấp nhận dù đã hơn hai năm. Tôi biết mình phải gây dựng sự nghiệp, phải có nền tảng kinh tế vững vàng ba mẹ mới phần nào nguôi ngoai và có thể dễ thông cảm cho mình hơn. Tôi quyết định lấy số vốn mình có và vay mượn thêm để đầu tư kinh doanh, dù không lớn nhưng đó là hy vọng cho tương lai khả quan.
Video đang HOT
Không gì có thể đoán trước, tôi thất bại, gần như mất tất cả, thậm chí cả việc không bao ngờ nghĩ có thể xảy ra là cầm chiếc xe, tôi cũng làm. Tôi bị áp lực trả nợ bủa vây, lương đi làm không đủ trả, rồi mượn người này trả người kia, đi vay lãi. Tôi vướng trong vòng luẩn quẩn đó hơn một năm, cố gắng kiên cường để giải quyết mà không thoát ra nổi, không đêm nào ngủ được. Tôi căng thẳng, có khi nghĩ đến cái chết, rồi thấy không yếu đuối như vậy được, lại tiếp tục gượng dậy. Thật sự bây giờ tôi gần như suy sụp, muốn buông xuôi tất cả, mong được sự đồng cảm chia sẻ của các bạn.
Theo VNE
Cảm phục cậu học trò khiếm thị tài năng
Chưa đầy 2 tuổi, nỗi bất hạnh ập đến khiến trước mắt em chỉ là khoảng không tối mịt. Vượt qua nghịch cảnh, em Võ Văn Nhật, lớp 12/2 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã gặt hái nhiều huy chương và giải thưởng về bóng đá, cờ vua và đánh đàn organ.
"Khó khăn mấy em cũng cố gắng học"
Niềm hạnh phúc khi nghe con bập bẹ hai tiếng "bố, mẹ" chưa được bao lâu thì vợ chồng cô Anh (mẹ em Võ Văn Nhật) đã ôm con mà đau từng khúc ruột. Chỉ nghĩ rằng mắt em bị vồng trắng nếu cố gắng chữa trị thì mắt sẽ sáng lại bình thường. Nuôi hy vọng ấy, bố mẹ Nhật cố gom góp những đồng lương công nhân ít ỏi, vay mượn khắp nơi để đưa con ra Hà Nội rồi lại về Đà Nẵng chữa bệnh. Nhưng càng nuôi hy vọng bao nhiêu thì lại tuyệt vọng bấy nhiêu, khi biết rằng con mình sẽ không còn nhìn thấy ánh sáng nữa.
Khi Nhật lên 6 tuổi, vợ chồng cô Anh thương con nên cũng muốn con được đi học để mong con sẽ được hòa nhập với cuộc sống. Những ngày đầu em còn rụt rè, ít nói nhưng nhờ sự tận tình của các thầy cô giáo trong trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu nâng đỡ và dìu dắt, em đã sớm quen dần với môi trường. Đặc biệt, khi chập chững bước vào lớp 1, Nhật may mắn được học chữ nổi Braille dưới sự động viên và quan tâm học trò của cô giáo Ngân. Cô là người thầy đầu tiên thắp sáng lên ước mơ và niềm đam mê trong Nhật.
Thương bố mẹ vất vả và ngặt nghèo với đồng lương công nhân ít ỏi nên Nhật đã cố gắng học tập ngay từ những ngày đầu bước vào ngôi trường này. Khi bước vào cấp II, em học chung với các bạn sáng mắt. Những ngày đầu thật sự rất khó khăn đối với một người không nhìn thấy ánh sáng như em. Thử thách của Nhật là việc đi đến trường, việc tiếp nhận kiến thức trên lớp. Em tâm sự: "Khó khăn mấy em cũng cố gắng học cho được kiến thức, chứ mình không biết mà lại không học thì tiếc lắm!". Những tập sách chữ nổi của các môn tự nhiên yêu thích luôn được em gối đầu giường. Kỳ kì thi học kỳ sắp đến, đêm nào Nhật cũng thức khuya mò mẫm từng con chữ nổi để ôn bài.
Bằng sự thông minh, chăm chỉ và cần cù nên nhiều năm liền Nhật được học sinh giỏi. Đặc biệt năm lớp 10 và 11, Nhật giành giải Ba và giải Khuyến khích học sinh giỏi Hóa học do thành phố Đà Nẵng tổ chức.
Ngày ngày cậu học trò khiếm thị vẫn miệt mài trau dồi đèn sách.
Đam mê bóng đá, cờ vua và đàn Organ
Không chỉ đam mê học tập, Nhật còn có thêm niềm đam mê đá bóng, cờ vua và chơi đàn organ. Được tiếp cận với sân đá bóng, Nhật cảm thấy tự tin hơn. Nhờ chơi bóng đá khéo léo và uyển chuyển, Nhật có thêm cơ hội để đi nhiều nơi để giao lưu bóng đá với các bạn khiếm thị và giành nhiều huy chương.
Bên cạnh những thành tích về bóng đá, Nhật còn chơi đàn organ rất hay. Nhật đã vinh dự đoạt huy chương vàng trong chương trình "Tiếng hát từ trái tim" do Hội Người mù thành phố Đà Nẵng tổ chức năm 2005. Sáu năm sau, bằng đôi tay đánh đàn khéo léo của mình, Nhật lại tự hào đứng lên bục trao giải thưởng huy chương bạc được diễn ra tại Hà Nội. Cũng trong năm đó, Nhật được ban tổ chức thành phố Đà Nẵng trao huy chương vàng trong cuộc thi đàn.
Càng tiếp xúc càng cảm phục cậu học trò khiếm thị nhưng đa tài. Bằng tinh thần đoàn kết và hợp sức cùng nhau Nhật và các bạn của mình đã giành huy chương đồng đồng đội môn cờ vua trong hội thi thể thao người khuyết tật toàn quốc được tổ chức năm 2010.
Khi được hỏi về ước mơ sau này của Nhật, em mỉm cười chia sẻ: "Từ năm lớp 9 em mong sau này mình có thể làm công việc kinh doanh. Em đang cố gắng học tập để thi đậu vào Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Em mong mình có một chiếc máy vi tính để tiếp cận thông tin, học hỏi, mở mang kiến thức đồng thời là một người bạn đồng hành để chắp cánh ước mơ trong tương lai".
Theo dân trí
Cậu học trò khiếm thị sở hữu nhiều giải thưởng Chưa đầy 2 tuổi, nỗi bất hạnh ập đến khiến trước mắt em chỉ là khoảng không tối mịt. Vượt qua nghịch cảnh, em Võ Văn Nhật, lớp 12/2 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã gặt hái nhiều huy chương và giải thưởng về bóng đá, cờ vua và đàn organ. "Khó khăn mấy em cũng cố gắng...