Công khai danh tính người mua dâm: Cứ đại gia thì được làm bậy?
Chỉ phạt tiền người mua dâm thôi thì chưa đủ, chả nhẽ cứ là đại gia, có tiền để anh đi làm bậy?!
Liên quan đề xuất của Hà Nội công khai danh tính người mua dâm đến đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục, nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình.
Người mua dâm sắp tới sẽ bị công khai danh tính tới địa phương, cơ quan đoàn thể?
Người mua dâm tự chuốc lấy hệ quả
Ông Đào Trọng Thi Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội:
Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Hà Nội vì đúng ra việc công khai danh tính cũng giúp hạn chế tệ nạn. Tất nhiên cũng có người nói vi phạm đời tư song theo tôi chúng ta tôn trọng đời tư với điều kiện không ảnh hưởng đến phát triển xã hội, chứ đây lại là hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội.
Đây cũng là một biện pháp mạnh mẽ đối với người tham gia mua dâm. Tại sao lại chỉ công khai đối tượng bán dâm? Rõ ràng từ trước tới nay chúng ta đã đối xử với người bán dâm và người mua dâm không công bằng, trong khi cả 2 cùng tham gia. Hơn nữa, người chủ động lại thường là người mua dâm.
Trong câu chuyện này, nếu có băn khoăn sẽ là không biết biện pháp trên có hoàn toàn nhân văn hay không, vì có thể sẽ làm ảnh hưởng hạnh phúc, làm đổ vỡ gia đình người ta.
Tuy nhiên, tại sao chúng ta chỉ đặt vấn đề nhân văn từ một phí người mua dâm? Con những người bán dâm thì sao? Sao những người bán dâm lại hoàn toàn không được thông cảm, sao chỉ đặt câu chuyện liệu người mua dâm có còn giữ được hạnh phúc gia đình? Khi vụ việc bị phát hiện, tuy người bán dâm có thể ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng cũng phải tính đến tương lai lâu dài của người ta nữa chứ!
Video đang HOT
Một xã hội càng đề cao quyền con người, càng đề cao sự tôn trọng đời sống riêng tư thì đúng là khó có thể soi xét rõ ràng nhất là trong những tình huống nhạy cảm, tế nhị, nên vẫn phải tính toán cho kĩ.
Nhưng xét cho cùng, tôi vẫn ủng hộ. Thứ nhất vì mại dâm là tệ nạn vốn rất nhức nhối trong xã hội, mà mình chống mà chống có một nửa thôi thì không thể chống được. Mặt khác, cần đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích của cá nhân. Người mua dâm không được tôn trọng, mất quyền lợi thì cũng là do lỗi của họ. Đem cân nhắc giữa lợi ích xã hội và quyền lợi cá nhân thì lợi ích xã hội vẫn quan trọng hơn.
Phạt tiền thôi là chưa đủ
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội:
Nếu công khai danh tính được áp dụng, có thể dẫn đến các hệ lụy xã hội khác, chẳng hạn: thái độ kỳ thị của làng xóm, cơ quan, đồng nghiệp…điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì bản thân người mua dâm đã không giữ được phẩm chất đạo đức thì hệ lụy xảy ra là đương nhiên, có lẽ không ai ủng hộ việc làm này.
Mặt khác, hạnh phúc gia đình của ngời bị công khai danh tính có thể bị rạn nứt hoặc tan vỡ song suy cho cùng chính bản thân họ không chung thủy không gìn giữ gia đình hạnh phúc.
Việc giữ bí mật đời tư được pháp luật bảo vệ là quyền công dân và quyền con người được pháp luật ghi nhận, nhưng một hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, trái với thuần phong mĩ tục và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng thì không thể áp dụng quy định này, do vậy, công khai danh tính người mua dâm là hoàn toàn phù hợp với pháp luật.
Tôi cho rằng, kèm theo hình thức phạt nặng, phải có hình thức bổ sung đi kèm là công khai danh tính. Chỉ có phạt tiền thôi thì chưa đủ vì nếu người mua dâm là đại gia thì anh sẽ nghĩ cứ có tiền để đi làm bậy! Chính vì thế phạt tiền không thể răn đe và không thể giáo dục lâu dài được.
Tất nhiên, biện pháp pháp lý không phải là vạn năng và nó phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống nếu không sẽ không khả thi và nảy sinh nhiều tiêu cực. Do vậy, bên cạnh việc phạt tiền người bán dâm thì biện pháp răn đe khác chính là công khai danh tính, kèm theo các giải pháp kinh tế và xã hội như tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ giải quyết việc làm mới là tổng hợp các biện pháp đem lại hiệu quả cao hơn.
Theo Vietbao
Tuổi hưu quá thấp là nguyên nhân gây... vỡ Quỹ BHXH
"Các cơ quan chuyên môn của Chính phủ và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đang nghiên cứu và đưa ra các phương án nâng tuổi hưu theo lộ trình, nhưng cũng đang nhiều ý kiến rất khác nhau. Vấn đề này sẽ được bàn thảo tại nghị trường Quốc hội vào kỳ họp thứ 7 (QH khóa XIII), khi Chính phủ trình dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, trong cuộc trao đổi với Lao Động.
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (ảnh: VTV).
Tuổi hưu" sẽ được bàn thảo tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
Thời gian gần đây có nhiều thông tin cho thấy, quỹ lương hưu của ta hiện nay đã gần cạn - chỉ đủ chi trả trong ít năm nữa; nếu không có sự thay đổi trong việc "nạp tiền" vào quỹ, thì quỹ lương hưu sẽ bị vỡ...? Thực chất việc này thế nào, ông có thể cho bạn đọc báo Lao Động được rõ?
- Đúng như vậy, tuổi nghỉ hưu bình quân hiện nay ở ta thấp hơn theo quy định của pháp luật (chỉ khoảng 53,4 tuổi), trong khi tuổi thọ bình quân ngày càng tăng. Với cơ chế đóng - hưởng như suốt quá trình vừa qua thì quỹ lương hưu của ta hiện nay đang cạn dần là điều đương nhiên.
Từ năm 2007 đến nay, số người nghỉ hưu luôn tăng dần trong mỗi năm. Năm 2012, số đối tượng hưởng chế độ hưu tăng 1,78 lần so với 2007, số tiền chi lương hưu tăng 4,11 lần.
Những năm tới, số người nghỉ hưu hưởng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội càng nhiều, số chi cho quỹ sẽ tăng nhanh và tương lai gần quỹ sẽ mất cân đối. Từ 2024 trở đi, để đảm bảo chi chế độ hưu trí, tử tuất; ngoài số thu trong năm phải sử dụng thêm số kết dư, mới đảm bảo thu chi; thời điểm dự báo bắt đầu mất cân đối thu chi với quỹ, đúng như ILO khuyến nghị, là năm 2024 và đến 2037 quỹ sẽ cạn kiệt.
Vì vậy, cần phải sớm sửa đổi Luật BHXH để khắc phục nguy cơ này. Trong đó phải điều chỉnh mức đóng - hưởng, mở rộng đối tượng và chống thất thu, đồng thời phải thu đúng, thu đủ, đó là biện pháp "nạp tiền" vào quỹ nhằm chống sự mất cân đối trong tương lai.
Một trong những vấn đề được nói đến gần đây có liên quan đến giải pháp về quỹ lương hưu, là cần phải kéo dài tuổi nghỉ hưu. Vậy, xin ông cho biết việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đã được bàn đến đâu và lộ trình tăng tuổi về hưu ra sao?
- Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nhưng chỉ mới bước ra khỏi danh sách một trong những nước nghèo nhất thế giới để trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người - khoảng 1.500USD/năm. Việc mở rộng phạm vi tăng cường tính bền vững của hệ thống BHXH, đảm bảo chế độ hưu trí là nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quan trọng.
Nhưng giải pháp về quỹ lương hưu là kéo dài tuổi nghỉ hưu là điều không đơn giản chút nào, khi nguồn lao động của nước ta cung đang lớn hơn cầu rất nhiều, tình trạng lao động thất nghiệp khu vực đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn đang là áp lực của xã hội.
Các cơ quan chuyên môn của Chính phủ và ILO đang nghiên cứu và đưa ra các phương án nâng tuổi hưu theo lộ trình, nhưng cũng đang có nhiều ý kiến rất khác nhau, cần phải được tính toán một cách khoa học. Vấn đề này sẽ được bàn thảo tại nghị trường Quốc hội vào kỳ họp thứ 7 (QH khóa XIII), khi Chính phủ trình dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); giờ tôi cũng chưa nói trước được điều gì.
Hầu hết các nước tuổi nghỉ hưu đều cao hơn nước ta
Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, và cả ở một số nước khu vực gần ta, độ tuổi nghỉ hưu cao hơn hẳn; điều này có phải bởi họ cũng có vấn đề về Quỹ lương hưu, hay là bởi sức khỏe nói chung của họ tốt hơn hay còn vì lý do nào khác, thưa ông?
- Hầu hết các nước tuổi nghỉ hưu đều cao hơn nước ta. Tuy nhiên, có nước tuổi hưu cũng như ta. Điều này có thể lý giải bằng nhiều phương diện, trước hết họ đã đi trước ta rất xa, nền kinh tế của họ đã phát triển, sức khỏe tốt hơn rất nhiều, và đương nhiên họ cũng đã phải trả giá cho bài toán về cân đối quỹ BHXH. Nhưng các nước có tuổi nghỉ hưu cao hơn chủ yếu là cung lao động thấp hơn nhiều so với cầu lao động vì họ đang trong thời kỳ già hóa dân số, nên con đường tối ưu là phải kéo dài tuổi lao động và nhập khẩu lao động.
Trước đây, người ta hô hào thực hiện giải pháp chống thất nghiệp bằng cách, những người trong biên chế nên về hưu sớm để nhường biên chế cho lớp trẻ mới ra trường... Quan niệm này có còn không, thưa ông?
- Nước ta đã trải qua thời kỳ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và phải trả giá bằng các chính sách giảm nhẹ biên chế theo các nghị quyết của Đảng và Nhà nước kể cả khu vực hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh. Hàng triệu người về hưu sớm với tuổi đời còn quá thấp là nguyên nhân của sự mất cân đối quỹ BHXH trong tương lai. Quan niệm này đã được quán triệt và khắc phục từng bước.
Tuy nhiên, hiện nay bộ máy công chức hành chính của nước ta vẫn còn cồng kềnh, năng suất lao động và hiệu quả làm việc thấp, việc sắp xếp bộ máy hợp lý có hiệu quả đang đặt ra như một yêu cầu cấp bách.
Hơn nữa, Nhà nước ta đang có chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung tái cơ cấu lại các doanh nghiệp mà trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước, thông qua cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc chuyển một bộ phận lao động kể cả khu vực hành chính sự nghiệp ra ngoài biên chế hoặc dây chuyền sản xuất là lẽ đương nhiên và việc thay thế lực lượng lao động trẻ có chuyên môn kỹ thuật là điều cần thiết.
- Trân trọng cảm ơn ông.
Theo Lao Động
Con số "đáng suy nghĩ" về kết quả tạo việc làm, giảm thất nghiệp "Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 20 năm. Mỗi năm, khoảng 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động nên phải đề ra mục tiêu giải quyết việc làm. Quan trọng là thực tế có giải quyết được 1,6 triệu việc làm như báo cáo không"... Ngày 22/11, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề...