Công khai danh tính người chưa có điều kiện thi hành án lên mạng
Sáng 8/3, Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đã đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự, trong đó sẽ đăng tải tất cả danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án và hỗ trợ người dân gửi yêu cầu thi hành án trực tuyến.
Ông Nguyễn Văn Sơn-Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phát biểu tại buổi lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự (Ảnh: T.K)
Theo ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin (Tổng cục Thi hành án dân sự), việc nâng cấp trang thông tin điện tử thành Cổng thông tin điện tử Thi hành án dân sự hoạt động tại địa chỉ http://thads.moj.gov.vn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong phục vụ người dân, doanh nghiệp; đồng thời cung cấp thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến lĩnh vực này.
“Việc đăng tải danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì các trang thông tin điện tử của các địa phương đều đã tổ chức theo quy định. Việc cập nhật, đăng tải danh sách tại Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự được thực hiện thường xuyên theo quy định. Đến nay các Cục thi hành án dân sự địa phương đã đăng tải 100% thông tin về người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, theo kết quả báo cáo thống kê 4 tháng năm 2017 là 140.191 việc chưa có điều kiện thi hành”- ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) nghiên cứu, xây dựng và triển khai thí điểm tính năng hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án dân sự tích hợp trên Cổng thông tin điện tử.
Cổng thông tin điện tử Thi hành án dân sự được xây dựng trên công nghệ hiện đại theo chuẩn hệ thống mở, phù hợp với xu hướng phát triển và đảm bảo tính ổn định, khả năng hoạt động liên tục, đảm bảo an toàn cũng như các giải pháp bảo mật.
Video đang HOT
“Việc quản lý, tổ chức nội dung, chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử thi hành án dân sự được thực hiện khoa học, dễ dàng truy cập, tìm kiếm thông tin, phục vụ thuận lợi hơn cho công chức, người lao động trong hệ thống”-ông Tuấn nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự yêu cầu việc vận hành cổng thông tin điện tử phải giúp giảm bớt phiền hà với người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; đồng thời tiến hành công khai minh bạch, đảm bảo hoạt động thông tin được thông suốt.
Thế Kha
Theo Dantri
Lên kế hoạch thi hành án nợ xấu của nhiều ngân hàng lớn
Tổ xử lý nợ xấu của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) đang rà soát, tổng hợp danh sách các vụ việc thi hành án có số tiền chưa thi hành lớn của các ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, SHB, DAB, Công ty Quản lý tài sản (VAMC),...
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank) có số tiền phải thi hành án rất lớn (Ảnh: Trung Kiên)
Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) vừa ban quyết định kiện toàn Tổ công tác chỉ đạo xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (gọi tắt là Tổ xử lý nợ xấu). Theo đó, Tổ xử lý nợ xấu sẽ rà soát, tổng hợp danh sách các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng; tập trung vào các tổ chức tín dụng, ngân hàng có số việc, số tiền chưa thi hành lớn như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV, SHB, DAB, Công ty Quản lý tài sản (VAMC),...
Trên cơ sở kế hoạch, Tổng cục Thi hành án dân sự đã yêu cầu Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nhiệm vụ được giao và đề nghị Vụ Pháp chế, Thanh tra Giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp thực hiện, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên chủ động rà soát, lập danh sách các vụ việc liên quan đến thi hành án, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc để phối hợp với các Cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết hoặc báo cáo hội sở đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo, giải quyết.
Đối với các vụ việc thi hành án tồn đọng như tài sản bán đấu giá đã giảm giá nhiều lần không có người mua, yêu cầu của người phải thi hành án về việc miễn, giảm lãi suất chậm thi hành án..., Tổng cục Thi hành án đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án tạo điều kiện thi hành án dứt điểm.
Mặt khác, Tổ xử lý nợ xấu sẽ chủ động hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, chỉ đạo giải quyết việc thi hành án tại một số địa phương. Qua kiểm tra nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi tiền cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng và hoàn thành chỉ tiêu thi hành án năm 2017. Dự kiến sẽ kiểm tra tại Đà Nẵng, Đăk Lăk, Cần Thơ, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Thanh Hóa.
Tổ xử lý nợ xấu cũng sẽ tổ chức phúc tra việc thực hiện chỉ đạo, kết luận của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đối với các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng; kiểm tra, làm việc đối với những vụ việc thi hành án lớn và giá trị phải thi hành cao hoặc có vướng mắc, khó khăn, phức tạp liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng tại một số địa phương như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long An.
Như Dân trí đã từng phản ánh, đến giữa năm 2016, trên toàn quốc, số việc còn tồn đọng chưa thi hành lên tới gần 15.200 việc, số tiền trên 52.280 tỷ đồng.
Một số địa phương có số tiền phải thi hành liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn như TPHCM (1.886 việc, trên 13.700 tỷ đồng), Hà Nội (2.097 việc, trên 8.100 tỷ đồng), Đồng Nai (659 việc, trên 1.550 tỷ đồng), Long An (807 việc, trên 1.800 tỷ đồng), Cần Thơ (737 việc, trên 1.160 tỷ đồng), Hải Phòng (321 việc, trên 2.400 tỷ đồng).
Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có 3.577 việc, tương ứng số tiền phải thi hành án gần 9.500 tỷ đồng.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) có tới 1.220 việc, tương ứng số tiền phải thi hành án trên 5.600 tỷ đồng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) co 1.529 việc, tương ứng số tiền phải thi hành trên 3.960 tỷ đồng.
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có khoảng 973 việc, tương ứng số tiền khoảng 4.400 tỷ đồng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 433 việc và tương ứng trên 4.360 tỷ đồng.
Ngoài 5 ngân hàng nói trên, còn khoảng trên 60 tổ chức tín dụng, ngân hàng khác có số việc, số tiền phải thi hành án đang được các cơ quan thi hành án tổ chức thi hành.
Thế Kha
Theo Dantri
"Người đứng đầu yếu kém việc tiếp dân dẫn tới những khiếu tố bức xúc" Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, năm 2016 và đầu năm 2017 có tới 49/63 địa bàn có công dân đến địa điểm tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh về thi hành án dân sự. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Hoàng Sỹ Thành. Ông Hoàng Sỹ Thành -...