Cộng hòa Congo xuất hiện ổ dịch Ebola mới
“ Virus Ebola tại Congo là một ổ dịch mới, không phải lây lan từ các nước Tây Phi”.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết tại buổi họp báo sáng nay (28/8).
Theo ông Phu, thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, đến nay Congo đã có 24 người nhiễm virus Ebola trong đó có 13 trường hợp đã tử vong.
Ca bệnh đầu tiên ở Congo là một phụ nữ mang thai xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn, tiểu ra máu. Bệnh nhân này tử vong ngày 11/8. Được biết, chồng của thai phụ chế biến thịt thú rừng và tử vong trước đó.
Ông Phu lý giải, phong tục mai táng tại địa phương không chấp nhận chôn cất phụ nữ cùng với thai nhi, vì vậy phải mổ để tách thai nhi ra khỏi thi thể người mẹ. Một bác sỹ và 2 y tá đã nhiễm virus này trong khi phẫu thuật.
Đến nay, Congo đã có 24 người nhiễm virus Ebola.
Các trường hợp tử vong khác được ghi nhận đều có liên quan đến chế biến thịt thú rừng sau đó người này lây sang người khác.
Video đang HOT
Ông Phu cho biết, đến thời điểm này có thể khẳng định, virus Ebola ở Cộng hòa Congo không phải do lây lan từ các nước Tây Phi.
“Virus Ebola tại Congo là một ổ dịch mới, không phải lây lan từ các nước Tây Phi”, ông Phu nói.
Ông Phu cho biết, một số quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tại Việt Nam hiện nay chưa phát hiện ca nhiễm virus Ebola.
Bộ Y tế đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch Ebola từ cửa khẩu quốc tế để phát hiện sớm các trường hợp mang dịch bệnh xâm nhập Việt Nam.
Tính đến 26/8, Việt Nam ghi nhận 128 người từ các quốc gia có dịch nhập cảnh Việt Nam. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10 người nhập cảnh tại Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Nội Bài. Bộ Y tế liên hệ với người nhập cảnh để theo dõi, giám sát sức khỏe. Đến nay, 128 người nhập cảnh chưa ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus Ebola.
Theo Khampha
Người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola không tin mình còn sống
Dù được xuất viện, bác sĩ Brantley vẫn không thể tin được rằng mình vừa thoát khỏi tử thần Ebola.
Ngày 21/8, hai bệnh nhân người Mỹ đầu tiên bị nhiễm Ebola đã được bệnh viện Đại học Emory, bang Atlanta (Mỹ) cho xuất viện sau hơn 2 tuần cách ly, điều trị tại đây. Họ là 2 người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola khi làm việc tại Liberia và được chuyển về Mỹ để điều trị.
Bệnh viện Đại học Emory cho hay bác sĩ Kent Brantly và nhà truyền giáo Nancy Writebol được phép xuất viện sau "quá trình điều trị khắt khe và xét nghiệm toàn diện", đồng thời khẳng định hai người này không còn bị coi là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng sau khi họ khỏi bệnh.
Bác sĩ Brantley (áo sơ mi xanh) nắm tay vợ trong lễ xuất viện
Theo thông báo của bệnh viện, nhà truyền giáo Writebol đã được xuất viện từ hôm thứ Ba, trong khi bác sĩ Brantly đến hôm nay mới rời khỏi nơi điều trị. Bệnh viện Emory đã tôn trọng yêu cầu của cô Writebol và không công bố việc cô xuất hiện vào hôm đó.
Phát biểu với các phóng viên sau khi được xuất viện, bác sĩ Brantly xúc động nói: "Hôm nay là một ngày kỳ diệu. Đến giờ tôi vẫn không tin là mình còn sống, còn khỏe mạnh để có thể đoàn tụ cùng gia đình".
Brantly kể rằng khi anh và gia đình chuyển tới Liberia để thực hiện công việc nhân đạo, virus Ebolavẫn là thứ gì đó rất xa lạ ở vùng đất này.
Tuy nhiên, cuộc đời anh rẽ sang một bước ngoặt mới vào ngày 23/7, khi anh cảm thấy sốt, mệt mỏi lúc tỉnh giấc. Lúc đó, anh biết rằng mình đã trở thành nạn nhân của Ebola, loại virus tử thần không có thuốc chữa.
Brantley nhiễm Ebola khi đang chăm sóc cho các bệnh nhân nghèo ở Liberia
Càng ngày, sức khỏe của anh càng suy sụp khi các triệu chứng Ebola ngày càng rõ rệt hơn, và đã có lúc anh nghĩ rằng mình không thể nào qua khỏi. Người bạn của anh là cô Writebol cũng có những triệu chứng tương tự.
Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, các bác sĩ ở Liberia đã quyết định sử dụng biện pháp cuối cùng, đó là tiêm cho hai người loại thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm có tên là ZMapp, rồi sau đó chuyển họ bằng máy bay về Mỹ để tiếp tục điều trị.
Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa rõ tác dụng của thuốc ZMapp như thế nào đối với sự phục hồi thần kỳ của Brantly và Writebol. Ngoài việc được tiêm ZMapp, Brantly còn được truyền máu của một cậu bé 14 tuổi đã sống sót qua dịch Ebola ở Liberia.
Brantley và gia đình của mình ở Mỹ
Trong hai tuần qua, sức khỏe của hai người này đã tiến triển rõ rệt tại bệnh viện Emory, và các xét nghiệm máu trong hai ngày trước khi xuất viện cho thấy cơ thể họ đã hoàn toàn sạch virus Ebola.
Sau khi rời khỏi bệnh viện, Brantly sẽ về gặp gỡ gia đình để đoàn tụ sau một thời gian xa cách tưởng chừng như là mãi mãi. Anh cũng cảm ơn mọi người vì đã quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho anh, đồng thời đề nghị họ tiếp tục cầu nguyện cho người dân Liberia và Tây Phi, nơi đại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.300 người.
Theo Khampha
Nguy cơ Ebola vào Việt Nam tăng dần Theo các chuyên gia y tế tại TP.HCM, quy trình xét nghiệm Ebola là hết sức quan trọng nếu có ca bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, tất cả đang phải chờ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Sáng 22/8, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, số ca mắc và tử vong tại vùng dịch từ tháng 5 đến nay liên tục tăng...