Công dụng tuyệt vời từ trái me
Không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, trái me (me chua) còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết đến
Ảnh: flickr.com
Sau đây là những công dụng nổi bật nhất từ trái me:
Kiểm soát huyết áp
Trái me chứa kali cao gấp hai lần lượng kali trong trái chuối. Do đo, no co tac dung kiểm soát huyết áp rất tốt. Me giup ôn đinh huyêt ap bằng cách kiểm soát các tác động của natri trong cơ thể, tránh để tình trạng lượng natri tăng cao làm cho huyết áp tăng.
Tốt cho hệ thần kinh
Thiamin là một loại vitamin B có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp. Nếu thiếu thiamin, các màng bọc myelin của dây thần kinh có thể bị tổn thương. Đây là lý do khiến bạn thường xuyên có các cảm giác tê chân tay, chuột rút, đau mỏi, cảm giác như bị gai châm ở lòng bàn tay, bàn chân…Me là một nguồn cung cấp thiamin tuyệt vời với hàm lượng 29% nên rất có lợi cho hệ thần kinh của chúng ta. Vì thế, các bạn nên bổ sung thêm món ăn vặt này vào thực đơn hàng ngày.
Ảnh: flickr.com
Ngừa thiếu máu
Với hàm lượng sắt lên tới 16%, quả me sẽ giúp chúng ta tránh được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, rất tốt cho chị em trong việc bổ sung lượng sắt bị mất vào những ngày “đèn đỏ”. Không chỉ thế, me còn là trái cây chứa nhiều canxi- hỗ trợ tích cực trong quá trình đông máu. Vì thế, me được xem là thực phẩm có thể giúp cơ chế đông máu hoạt động hiệu quả hơn.
Giúp xương chắc khỏe
Ban co thê bổ sung magiê tư nhiên cho cơ thể băng cach ăn me và những món ăn từ me tươi. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, nhưng ngươi có chế độ ăn giàu kali và magiê se có mật độ xương cao và chăc khoe hơn so với những người không được bổ sung đầy đủ hai chất này.
Ảnh: flickr.com
Ngăn ngừa táo bón
Video đang HOT
Me cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột, nhuận tràng tự nhiên mà không gây tác dụng phụ. Do đó, ăn me có thể ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.
Tăng cường sức đề kháng
Lượng protein có trong me cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Song song đó, vitamin C từ quả me hỗ trợ hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và rất tốt cho răng lợi.
Cung cấp năng lượng
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hãy thử dùng một ít qua me có vị ngọt. Các dưỡng chất riboflavin trong me sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate trong cơ thê thành năng lượng. Bơi vây, khi ăn me, ban không cần nạp thêm tinh bột mà vẫn có năng lượng cho cac hoạt động.
Ảnh: flickr.com
Chữa ốm nghén
Để chống tình trạng ốm nghén trong thời gian đầu mang thai, bạn có thể dùng 30g thịt me, cho vào nồi nấu với 300 ml nước, đun sôi còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho 10 g đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ngày liên tiếp sẽ cải thiện tình hình hiệu quả.
Theo VNE
Khám phá công dụng của phèn chua
Nhiều người e ngại phèn chua vì có quá nhiều chất này trong thực phẩm hiện nay khiến người dùng bị ngộ độc. Tuy nhiên, phèn chua có rất nhiều công dụng mà ít người biết đến.
Trong Đông dược, phèn chua được sử dụng làm thuốc trị bệnh; ngoài ra phèn chua còn được dùng để lọc nước đục hay trong kỹ nghệ nhuộm, kỹ nghệ thuộc da. Tại Hoa Kỳ phèn chua là một loại hóa chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm cũng như hàn the.
Phèn chua có nhiều tên gọi khác nhau như trong Hán việt gọi là vũ nát, vũ trạch, mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch, muôn thạch, trấn phong thạch, tất phàn, sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch...
Phèn chua được sử dụng trong trị liệu rất phong phú như các bệnh ngứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột rắc hoặc sắc rửa), cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh... Dùng uống từ 1-2 chỉ (khoảng 4-8g) cho thang thuốc uống, sức ngoài tùy theo mục đích trị liệu.
Để tham khảo và áp dụng phèn chua trong trị liệu các chứng bệnh theo truyền thống, xin giới thiệu những phương cách tiêu biểu.
1. Trị trúng phong cấm khẩu
Dùng bạch phàn 1 lượng (40g), tạo giác 5 chỉ (20g), tán bột riêng từng vị, sau đó trộn đều với nhau. Mỗi lần uống 1 chỉ (tức 3,75g hay lấy tròn 4g) chiêu với nước sôi để nguội. Uống dần đờm ra, bệnh sẽ lui.
2. Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết
Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.
Trong Đông dược, phèn chua được sử dụng làm thuốc trị bệnh.
3. Trị động kinh bởi phong đờm
Dùng hóa đờm hoàn. Lấy bạch phàn 40g, tế trà (chè tàu) loại nhỏ cánh để lâu năm càng tốt, tán bột tất cả rồi trộn với mật ong làm hoàn to bằng hạt đậu đen. Trẻ con uống từ 5 - 6 viên mỗi lần. Người lớn uống 15 viên mỗi lần chiêu với nước nóng.
4. Trị sản hậu bị cấm khẩu
Dùng bạch phàn sống 1 chỉ (4g) tán bột hòa với nước lạnh và cho uống làm 2 - 3 lần.
5. Trị trẻ em bị miệng lưỡi trắng không bú được
Phèn chua 1 chỉ (4g) tán bột mịn, lấy lông gà rà vào miệng nơi bị bệnh.
6. Trị đại tiểu tiện không thông
Dùng bạch phàn 5 chỉ (20g) tán bột, người bệnh nằm ngửa bỏ vào rốn khiến cho khí lạnh tác động một lúc sẽ đi tiêu, tiểu được.
7. Trị hôi nách
Lấy phèn phi tán bột mịn, rồi dùng khăn lụa hoặc khăn mỏng bọc bột phèn phi hay bông sạch chấm vào bột phèn phi đã tán, xát vào hố nách, làm nhiều lần trong ngày
8. Trị tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở, da ngứa
Dùng phèn phi tán bột mịn rắc vào chỗ đau hoặc hòa vào nước để rửa nhiều lần sẽ khỏi.
9. Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn
Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
10. Trị xuất huyết ở phổi
Dùng phương chỉ huyết tán gồm bạch phàn, hài nhi trà, các vị lượng như nhau, tán bột. Mỗi lần uống 3-4 phân (khoảng 1-1,5g) chiêu với nước ấm.
11. Trị lở ngứa
Dùng khô phàn, lưu huỳnh, xà xàng tử mỗi thứ đều 1 lượng (40g), tán bột mịn trộn với dầu vừng để xức (bôi) lên nơi lở ngứa nhiều lần bệnh sẽ khỏi.
12. Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn
Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
13. Trị hoàng đản (trong chứng vàng da do thấp nhiệt):
Dùng minh phàn, thạch đai, tán bột cả 2 vị, trộn đều. Mỗi lần uống từ 5 phân đến 1 chỉ tức khoảng 2-4g. Chiêu với nước ấm, ngày uống 2-3 lần. Hoặc dùng phương Tiêu thạch phàn, thạch phàn tán gồm hai vị tiêu thạch và phàn thạch lượng bằng nhau, tán bột mịn trộn đều rồi lấy uống với nước cháo đại mạch. Mỗi lần uống 1 chỉ (xấp xỉ 4g), ngày uống 3 lần.
Các tác dụng khác
Ngoài tác dụng làm cho nước đục biến thành trong, phèn còn có nhiều tiện ích khác mà ít người biết được. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
- Quấy hồ bằng bột mì hoặc tinh bột gạo, cho phèn chua vào, hồ không bị chua và mốc.
- Nếu rửa tay, chân trong nước pha 1% phèn chua, có thể làm cho da không bị ngứa, trị được bệnh nước ăn chân.
- Trong phích, ống nhổ, sọt rác bị cáu bẩn, đem ngâm trong nước phèn chua nồng độ 10%, các chất cáu bẩn sẽ dễ dàng rửa sạch.
- Quần áo mới mua về, để tránh phai màu, bạn hãy ngâm trong nước phèn nồng độ 10% khoảng 1 giờ, sau đó giặt lại bằng nước sạch.
Theo TNO
Những công dụng tuyệt vời của tía tô Tía tô từ lâu đã phổ biến trong dân gian. Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, tía tô còn giúp chữa nhiều chứng bệnh thường gặp. Dân gian thường dùng tía tô để chữa ngoại cảm phong hàn (Ảnh minh họa) Tía tô hay còn gọi là é tía, tử tô. Tía tô chứa 0,3 - 0,5% tinh dầu (theo...