Công dụng tuyệt vời từ nhót
Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.
Tất cả các bộ phận của cây nhót đều dùng làm thuốc
Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng trị ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng hằng ngày: quả 8 – 12g (5 – 7 quả khô), lá tươi 20 – 30g, lá và rễ (khô) 12 – 16g. Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng. Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei. Trên động vật thí nghiệm, lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính; tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung.
Quả nhót chín vị ngọt chua, mùi thơm
Các dược liệu từ nhót thường được dùng trị một số chứng bệnh sau đây:
Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 – 30g lá nhót tươi hoặc 6 – 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 – 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch…
Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 – 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt…
Video đang HOT
Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.
Khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội… Nhót tây cao tới 6 – 8m. Lá mọc so le, hình mác, có răng cưa, dài 12 – 30cm, rộng 3 – 8cm, phía mặt dưới của lá có rất nhiều lông màu xám hay vàng nhạt. Đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt với nhót. Lá nhót tây cũng được sử dụng để trị ho, hen.
Theo TNO
Công dụng bất ngờ từ hạt bí ngô
Hạt bí ngô chứa các thành phần chống căng thẳng thần kinh, làm giảm sự lo lắng, kháng khuẩn và thậm chí ngừa ung thư.
Trước khi chế biến bí ngô cho bữa ăn, món tráng miệng hay trang trí, bạn hãy nhớ giữ lại hạt của nó. Đừng vứt bỏ hạt bí giống bởi như thế là bạn ném đi rất nhiều chất dinh dưỡng và những lợi ích vốn có của nó đấy.
1. Các chất dinh dưỡng và vitamin
Hạt bí ngô là một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nó cung cấp tất cả các dưỡng chất như mangan, magie, sắt, đồng, tryptophan, kẽm, phốt pho, cùng rất nhiều khoáng chất và vitamin khác.
Hạt bí ngô có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Fitnea.
2. Tryptophan - một loại axit amin chủ yếu trong protein
Thành phần tryptophan trong hạt bí đỏ giúp chống lại bệnh trầm cảm. Khi vào cơ thểm, tryptophan được biến đổi thành niacin và serotonin là hormone có ích, giúp chống lại cảm giác tiêu cực.
3. Glutamate
Đây là thành phần cần thiết để tạo ra GABA - một nơron chống căng thẳng thần kinh, giúp làm giảm sự lo lắng và những trường hợp liên quan đến căng thẳng khác.
4. Kẽm
Đây là khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh loãng xương.
5. Phytosterol
Chất này có tác dụng làm giảm lượng cholesterol LDL (một tác nhân xấu) và tăng HDL (có lợi cho cơ thể). Phytosterol cũng có hiệu quả nhất định trong phòng chống nhiều bệnh ung thư.
6. Giàu chất chống ôxy hóa
Hạt bí ngô chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phenolic. Nó cũng chứa vitamin E ở nhiều dạng. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong loại hạt này chứa các khoáng chất chống ôxy hóa như mangan, kẽm, như ferulic, protocatechuic, caffeic, vanillic, sinapic và axit syringic, hydroxybenzoiccoumaric.
Trong dân gian, hạt bí ngô được dùng như một dược phẩm trị giun rất hiệu quả. Ảnh: Fitnea.
7. Đặc tính kháng khuẩn
Theo các chuyên gia, những chiết xuất từ hạt bí ngô và dầu hạt đã được biết đến từ rất lâu bởi lợi ích kháng khuẩn của chúng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của một loại protein duy nhất có trong hạt bí ngô có đặc tính kháng khuẩn. Các lingnan trong hạt bí bao gồm lariciresinol, medioresinol, và pinoresinol cũng được chứng minh có đặc tính kháng khuẩn và đặc biệt là chống virus. Do đó trong dân gian, người ta thường ăn hạt bí ngô có tác dụng tẩy trừ giun sán.
8. Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường
Một số nghiên cứu chứng minh rằng những chiết xuất từ hạt bí ngô có thể cải thiện quá trình điều chỉnh insulin và bảo vệ thận. Hạt này đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
9. Ngăn ngừa ung thư
Vì hạt bí ngô giàu chất chống ôxy hóa nên có khả năng làm chậm tiến trình suy yếu của tế bào, giảm nguy cơ ung thư. Nhiều công trình khoa học đã tập trung vào nghiên cứu các lingnan trong loại hạt này đã phát hiện nó có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.
10. Điều trị chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
Dầu và các chiết xuất từ hạt bí ngô được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều nghiên cứu đều thấy rằng các chất dinh dưỡng trong hạt bí ngô và các chiết xuất của nó có tác dụng điều trị chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Các chất này bao gồm lignan, phytosterol, kẽm và những dưỡng chất khác.
11. Protein
Bên cạnh các chất chống ôxy hóa có lợi và các dưỡng chất như trên, hạt bí ngô cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Khoảng 30 gram hạt bí ngô có chứa đến 9,4 gam protein.
Theo VNE
Công dụng tuyệt vời của chà là khô Trong số những loại hoa quả khô, chà là được xem là món ăn nhẹ có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời cũng mang đến lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa: internet Nhiều chất xơ Chà là chứa rất nhiều chất xơ, giúp giảm chứng táo bón và làm sạch đường ruột. Chà là khô được xem loại quả có...