Công dụng tuyệt vời từ củ hành
Nhai củ hành sống, tuy không ngọt lịm như ly nước mía trong buổi trưa hè, song chính là quán triệt cách mượn tinh dầu trong củ hành để vừa thanh trùng vùng cổ họng và ống hô hấp
Hoạt chất có khả năng ngăn chặn vi khuẩn, ký sinh, nấm mốc… trong dược liệu thiên nhiên, trong thực phẩm đúng là không thiếu nhưng nếu so sánh một cách khách quan, các nhà nghiên cứu trước sau vẫn xếp loại củ hành vào nhóm đứng đầu về tính kháng sinh trên cơ chế sinh học, nghĩa là ít gây phản ứng phụ bất lợi cho cơ thể.
Ở Nga, sau khi so sánh tác dụng của hàng trăm loại dược liệu theo tiêu chí dược lý thực nghiệm, chuyên gia trên quê hương của Tolstoi đã không ngần ngại đánh giá củ hành như món ăn có tính diệt khuẩn không thua bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào đang lưu hành. Thầy thuốc ở vùng Bắc Âu đã từ bao đời dùng củ hành như thực phẩm hỗ trợ cho người bị lao phổi. Tác dụng kháng sinh của củ hành trở nên tối ưu nếu dùng dưới dạng ăn sống hay trộn dầu giấm.
Điểm đáng tiếc là củ hành xào nấu quá chín không còn giữ được tác dụng nguyên thủy. Đây chính là điểm yếu của củ hành khi áp dụng trên trong thực tế vì nhiều người không quen ăn củ hành sống. Nhưng nếu chưa quen vẫn nên tập vì quả thật đáng tiếc nếu không tận dụng được tác dụng kháng sinh của củ hành để diệt khuẩn trong vùng hầu họng và qua đó ngăn ngừa nhiều loại bệnh bào mòn sức đề kháng như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa. Điều này càng quan trọng hơn nữa trong môi trường ô nhiẽm nặng nề, như bầu không khí ám khói trên đường phố TP HCM!
Nhai củ hành sống, tuy không ngọt lịm như ly nước mía trong buổi trưa hè, song chính là quán triệt cách mượn tinh dầu trong củ hành để vừa thanh trùng vùng cổ họng và ống hô hấp trên vừa mượn cơ chế chảy nước mũi, trào nước mắt để đào thải tạp chất bám chặt trên niêm mạc sau một ngày dài làm bạn với đủ loại độc chất trong môi trường.
Hành sống có tác dụng giải cảm hiệu quả
Nhiều kết quả nghiên cứu vào cuối thế kỷ XX cho thấy củ hành ăn thua đủ với chất mỡ trong máu. Khác với cơ chế thông thường của nhiều loại thuốc chống mỡ trong máu theo kiểu tìm cách giảm lượng cholesterol một cách thụ động, nghĩa là đợi đến lúc cholesterol đã thao túng “thị trường” thì mới bắt đầu có biện pháp chế tài, củ hành có tác dụng rốt ráo hơn nhiều thông qua ảnh hưởng trực tiếp trên chức năng biến dưỡng chất béo của lá gan. Thay vì chạy theo chất mỡ trong máu, củ hành phản công bằng cách thúc đẩy phản ứng tổng hợp loại chất béo hữu ích cho cơ thể (HDL). Chất này càng cao thì chất béo loại gây xơ vữa mạch máu, viêm gan, suy thận… phải chịu phần lép vế.
Điểm khó xưa nay cho nhà điều trị chính là vì không thiếu thuốc để giảm chất béo độc hại nhưng phải đánh đổi với nhiều phản ứng phụ, trong khi thuốc tăng loại chất béo hữu ích thì vẫn thiếu. Củ hành chính là đáp án! Củ hành không nên thiếu trong khẩu phần của người bị bệnh tim mạch hay toàn diện hơn, trong chế độ dinh dưỡng của bất cứ ai muốn chủ động kiểm soát lượng chất mỡ trong máu mà không muốn phó thác một cách may rủi vào viên thuốc vô tình.
Theo 24h
Khám phá công dụng của mướp
Mướp có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6-8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Video đang HOT
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.
- Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu.
- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..
- Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn...
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó ...
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp
Trị viêm xoang
Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.
Trị viêm yết hầu
Mướp mềm rửa sạch xay nhuyễn thành nước, thêm một lượng đường thích hợp, mỗi ngày uống 1 thìa,chia 3 lần uống.
Trị phong hàn ho
Mướp tự phơi khô, nghiền thành bột mịn, trộng với mật ong làm thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g.
Trị khuẩn lợi
Gốc, rễ, lá mướp đều được. Rửa sạch xong xay nghiền nhỏ thành nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
Tăng tiết sữa
Phương pháp 1: 60g mướp, 1 cái chân giò, nấu chín nhuyễn ăn.
Phương pháp 2: Mướp già 1 quả, sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu vàng lượng thích hợp, mỗi lần uống 9g.
Trị hen suyễn do dị ứng
Phương pháp 1: Dây mướp rửa sạch xay nghiền thành nước, mỗi lần uống 1 thìa, chia uống 3 lần.
Phương pháp 2: Mướp sống 2 quả, cắt ngắn, cho vào nồi luộc nhừ, lấy ra vắt nước đặc uống, khoảng 150ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Trị da sưng nhọt
Mướp tươi 1 quả, sau khi xay nhuyễn đắp lên chỗ đau, sau đó dùng vải màn băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị hói từng vùng
Mướp già chia thành miếng, dùng lực xát lau vào vùng không có tóc, cho tời lúc vùng đó phát nóng là được, mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Theo PNO
Khám phá công dụng của lạc Với người Trung Quốc, không phải ngẫu nhiên mà họ đặt tên là lạc hoa sinh hay quả trường sinh, vì không chỉ riêng bộ phận quả mà các bộ phận từ cây, củ, lá, vỏ lạc, dầu lạc... đều có thể làm thuốc có tác dụng điều trị, ngăn ngừa bệnh tật. Tăng trí nhớ Bạn có biết, lạc được coi là...