Công dụng tuyệt vời của trứng gà
Trứng gà là một trong những thực phẩm được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình. Không chỉ là thực phẩm ngon, trong trứng gà có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, trứng gà còn có nhiều công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết.
Trứng gà có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ được chất trong dinh dưỡng trong trứng và ăn bao nhiêu là vừa?
Công dụng của trứng gà
Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, trứng gà hay trứng vịt đều là những món ăn bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, trứng gà vượt trội về mặt dinh dưỡng hơn trứng vịt. Tác dụng này càng có hiệu ứng cao trong trứng gà so đẻ lứa đầu, trứng nhỏ và người sử dụng thường xuyên đúng cách.
Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,…Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong một quả trứng gồm có 71 đơn vị calo, không có tinh bột, 5g chất béo.
Ngoài ra, nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axits rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra.
Vitamin D là vi chất thiết yếu để con người tiêu thụ canxi và duy trì sức khỏe cho xương. Do vậy, có thể nói trứng cùng các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Mặc khác trứng còn có tác dụng cải thiện sức khỏe cho tóc và móng vì trứng rất giàu chất sunfur, các vitamin, khoáng chất.
Đối với người hoạt động tri óc thì trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời bởi vì trong lòng đỏ trứng cũng rất giàu axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Vì vậy, ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, nhất là sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Cách ăn trứng để không mất chất dinh dưỡng
Từ trứng có thế chế biến được nhiều món ăn, nhưng thường thì mọi người hay chiên hoặc luộc. Trong thực tế, có nhiều quan niệm rằng hấp trứng gà sống hoặc ăn trứng trần qua nước sôi sẽ rất bổ dưỡng. Nhưng những các nghiên cứu gần đây cho rằng, ăn trứng gà chưa được nấu chín sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trên bề mặt trứng có những lỗ nhỏ li ti, vi khuẩn dễ xâm nhập vào. Do vậy, không nên ăn trứng gà sống bằng bất cứ hình thức nào.Khi ăn bạn nên luộc chín và ngay cả cách đập trứng vào trong nước nóng hoặc trong cháo nóng để ăn cũng không nên mà phải luộc kỹ để phòng chống nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, trong lòng trắng có chất chống lại vitamin H, chất này ngăn cản sự hấp thụ của cơ thể đối với vitmamin H này (là một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể). Nếu thiếu vitamin H sẽ gây đau cơ bắp, mất ngủ, buồn nôn, giảm hồng cầu…Vì vậy nên nấu sôi trứng khi còn để vỏ từ lúc sôi trong vòng 7 phút, nếu đập bỏ vỏ nấu sôi trong vòng 5 phút là an toàn nhất.
Như vậy, ăn trứng cũng cần phải chú ý đến vấn đề chế biến, vì trứng chín hoàn toàn mới phát huy được dưỡng chất. Tùy theo cách chế biến, trứng có giá trị dinh dưỡng khác nhau như trứng luộc: giá trị dinh dưỡng là 99%, trứng chiên là 97%, trứng trần hoặc trứng sống thì giá trị dinh dưỡng thấp chỉ khoảng từ 30-50%. Tuy nhiên, bạn cần phải biết mặc dù trứng là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải cứ ăn bao nhiêu cũng được mà cần phải có chế độ dinh dưỡng bổ sung cho hợp lý.
Ăn bao nhiêu trứng là vừa?
Theo tổ chức Tim mạch của Anh, mỗi người không nên ăn quá 4 quả trứng trong một tuần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, không nên ăn quá 10 quả trứng một tuần. Tuy nhiên, tốt nhất đối với người lớn tuổi thì không nên ăn quá 5 quả trứng một tuần, đối với thanh niên thì ăn tối đa chỉ 7 quả trứng trong một tuần. Đối với trẻ dưới 12 tháng thì trẻ có thể bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng, nhất là những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và bắt đầu ăn dặm. Do vậy, chỉ nên bổ sung trứng cho trẻ khi trẻ trên 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, khi ăn trứng bạn nên ăn thêm các chất như là hoa quả, trái cây có nhiều hàm lượng vitamin C để tăng cường sự hấp thu sắt của trong cơ thể. Đặc biệt, sau khi ăn trứng chúng ta không nên uống trà, vì trong trà có chất làm giảm hấp thu chất sắt.
Trứng là một loại thực phẩm vô cùng lý tưởng, không quá tốn kém để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cơ thể bằng trứng. Tuy nhiên, để trứng thực sự phát huy được tối đa những chất dinh dưỡng vốn có thì bạn cần phải biết chế biến đúng cách và sử dụng tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi và nhu cầu của cơ thể.
Theo Thanhnien
Ăn loại rau cải nào tốt cho sức khỏe?
Có rất nhiều loại rau cải mà bạn chưa biết hết công dụng tuyệt vời của nó.
Các loại rau cải là loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Nhưng có nhiều loại rau cải mà bạn chưa biết hết giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của mỗi loại cải.
Cải thảo
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải... có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, a xít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ô xy hóa phenolic và carotenoid. Những người có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải, nên thận trọng với cải thảo. Cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, cũng có thể ăn sống
Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, cũng có thể ăn sống, muối chua, làm nộm như rau xà lách, nấu lẩu, xào... Khi chế biến cải thảo, bạn không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao.
Cải trắng
Rau cải bẹ trắng còn gọi là rau cải trắng chứa nhiều chất bổ và vitamin. Hạt cải trắng gọi là bạch giới tử, có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu đờm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, đau phong.
Cải bẹ trắng là món rau ăn quen thuộc.. Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải bẹ trắng có vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thũng, tiêu đờm, thông kinh mạch.
Rau cải bẹ trắng chứa nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất thực vật (Phytochemicals) đặc biệt là có vitamin C, chống ôxy hóa mạnh. Các nhà dinh dưỡng học đã chứng minh, người lớn nếu một ngày ăn 500g cải trắng, lượng canxi, sắt, carpten và vitamin cầu thiết cho cơ thể sẽ được cung cấp nhiều, giúp đầu óc bình tĩnh, giảm mệt mỏi, giảm cholesterol... Nếu bạn hay người nhà bị đau bụng dưới, đau đầu, cam răng..., có thể khắc phục bằng cách sử dụng lá hoặc hạt cải bẹ trắng.
Cải xoong
Rau cải xoong có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ. Rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamine A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hoá bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ. Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, iôt vì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ta ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hoá.
Rau cải xoong có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Rau cải xoong giúp ta ăn ngon miệng và có tác dụng giải độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món ăn rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, bổ, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.
Cải củ
Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá; xào với mỡ, xào thịt; muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm , làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp.
Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen).
Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông... Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột.
Cải bắp
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.
Cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt
Còn theo Tây y, cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày.
Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến. Khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết. Đặc biệt, đối với người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Theo Phạm Minh (VnMedia)
Rau củ ngâm chua là cứu cánh cho sức khỏe Rau củ ngâm chua đã được thực hiện cách đây hơn 4.000 năm và từ đó, người dân trên thế giới đã chào đón nó như một món ăn có giá trị dinh dưỡng và khả năng chữa bệnh cao. Rau củ ngâm rất phổ biến trên thế giới, tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn sẽ tìm thấy một loạt các...