Công dụng thực sự của các loại tinh dầu massage
Muốn đạt kết quả tốt nhất khi massage, bạn cần hiểu rõ công dụng của các loại tinh dầu chứ đừng vội tin lời quảng cáo.
Tinh dầu Jojoba
Dầu Jojoba được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp tại Mĩ. Vài năm gần đây, loại dầu này bắt đầu xuất hiện tràn lan trên thị trường Việt Nam và được quảng cáo quá mức với nhiều công dụng “thần kỳ” như trẻ hóa da, làm trắng nhanh, xóa nếp nhăn… Thế nhưng trong thực tế, các nhà khoa học khẳng định, công dụng cốt lõi của tinh dầu Jojoba là dưỡng ẩm, trị bỏng nắng, trị các chứng bệnh ngoài da nếu sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Dầu Jojoba rất dễ sử dụng và bản thân nó có thể là dầu dẫn để pha cùng các loại tinh dầu khác.
Tinh dầu hạnh nhân
Loại tinh dầu thường được quảng cáo là có thể làm trắng da nhưng thực tế nó lại không hề có khả năng như vậy. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì dầu hạnh nhân rất tốt cho người có làn da thô ráp và mái tóc xơ, chẻ ngọn. Với thành phần vitamin D và E, nếu massage thường xuyên với tinh dầu hạnh nhân sẽ ngăn ngừa lão hóa rất tốt.
Tinh dầu hướng dương
Video đang HOT
Chiết xuất từ hạt hướng dương, loại tinh dầu này thường không quá đắt và được dùng nhiều tại các spa hay các trung tâm thẩm mỹ. Công dụng chủ yếu của tinh dầu hướng dương là giảm căng thẳng, trị mụn, massage làm mềm da.
Dầu hoa hướng dương có hàm lượng vitamin A, D, C và E cao. Nhờ vào hàm lượng vitamin E cao nên loại tinh dầu này sẽ nhanh chóng đem lại cho bạn làn da mịn màng, mượt mà và có tác dụng dưỡng ẩm tuyệt vời cho làn da, giúp làm chậm quá trình lão hóa của da.
Tinh dầu dừa
Mãi cho đến ngày nay, sau những nghiên cứu lớn người ta mới phát hiện dầu dừa rất tốt cho tóc. Khi massage đầu với dầu dừa, bạn không chỉ giúp tóc mọc nhanh, mượt mà còn giúp tóc khỏe và chống bị rụng.
Tinh dầu dừa rất giàu axit lauric, có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống virus một cách hiệu quả. Vì vậy mà dầu dừa thường được sử dụng trong các công thức chăm sóc sắc đẹp của con người.
Tinh dầu dừa có đặc điểm là thẩm thấu sâu vào da, tác động đến cấu trúc từng tế bào, làm tăng tính liên kết giữa các tế bào, tăng khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của nắng và phục hồi các vùng da thương tổn, hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn, giữ ẩm cho da, tăng sức đề kháng của da, làm da tươi trẻ hơn, ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do…
Dầu Oliu
Một trong số ít những loại dầu vừa dùng massage vừa được ưa chuộng trong ngành ẩm thực là dầu oliu. Dầu oliu giàu vitamin và khoáng chất, giúp chống stress tốt, làm mượt da và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa cũng như chống lại các bệnh về da. Phối hợp dầu oliu với các loại dầu khác để massage đúng cách, bạn có thể sở hữu làn da vừa trắng hồng vừa mềm mại.
Theo VNE
Khám phá công dụng của quả nhót
Nhót là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Từ quả, lá cho đến rễ của cây nhót đều có những công dụng thật đặc biệt.
Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài quả, lá, nhân hạt, rễ của cây nhót cũng có tác dụng chữa bệnh.
Theo YHCT, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei. Trên động vật thí nghiệm, lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính; tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung.
Các dược liệu từ nhót thường được dùng trị một số chứng bệnh sau đây:
Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch...
Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt...Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.
Trị viêm xoang: dùng hoa nhót và búp cây đa lông liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần với rượu nhạt (nồng độ thấp).
Theo VNE
Quả măng cụt có công dụng giảm cân Các kháng thể Xanthones trong măng cụt có thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, chị em cũng không lo tăng cân. Cứ đến mùa hè là người ta lại ngóng đến mùa măng cụt. Những quả măng cụt chín màu tím thẫm, bên trong là từng múi trắng như sữa, có vị ngọt nhẹ rất dễ ăn. Hơn thế, măng cụt...