Công dụng giải nhiệt tuyệt vời của quả dứa
Quả dứa (trái thơm) dùng làm thức uống giải nhiệt ngày nóng nực rất tốt. Nó còn dùng để chữa một số bệnh.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông
Trái thơm hay dứa, khóm… có nhiều loại khác nhau. Trái thơm thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn trái thật là các “mắt thơm”. Trong 100g thơm phần ăn được cho 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Các chất khoáng là 16mg Ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.
Trong trái thơm có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein. Do vậy, trái thơm được sử dụng trong chế biến một số món ăn như: thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với trái thơm hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.
Những công dụng
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của thơm có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn thơm hàng ngày để lợi tiểu.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).
Các nghiên cứu vào các năm 1960 – 1970 đã xác định bromelin của trái thơm có đặc tính kháng phù và kháng viêm. Từ đó, vài công ty dược đã đưa ra các thực phẩm bổ sung có chứa chất chiết từ trái thơm để giải quyết viêm mô tế bào, làm tan các cục mỡ nổi cộm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định thơm có khả năng làm tan các khối mỡ không đẹp này. Bromelin giảm thiểu viêm xoang. Ở Đức, trẻ em bị viêm xoang thường được chữa trị bằng bromelin, chiết xuất từ trái thơm. Bromelin cho kết quả tốt, nó làm giảm thời gian bị bệnh (từ 8 ngày, còn 6 ngày). Bromelin dùng làm thuốc tẩy giun như một loại giun nhỏ, thường gặp ở trẻ em. Qua nghiên cứu của Hordegen P., bromelin cũng cho thấy kết quả tốt như Pyratel.
Trái thơm làm liền sẹo, một số enzyme của trái thơm làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng như chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ thơm giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.
Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng thơm làm nước giải khát, bởi thơm giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp.
Mới mổ hoặc sưng amiđan, ca sĩ giảm cường độ âm thanh nên ăn thơm chín hoặc uống nước giá ngày 2 lần (tối, sáng sớm) sẽ nhanh chóng lấy lại giọng.
Trái thơm tươi có tính kháng khuẩn, kháng virút cảm cúm, bôi trơn nhu động thành ruột, thanh lọc cholesterol nên giúp bài tiết các độc tố, chất thải thực phẩm ra khỏi đại tràng, chống viêm ruột cùng.
Thơm còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước thơm ép, hoặc nấu canh, xào với các món.
Vài cách trị bệnh từ trái thơm
Thơm được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ.
Viêm thận: trái thơm 60g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.
Viêm phế quản: trái thơm 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.
Video đang HOT
Sỏi thận: 1 trái thơm chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 – 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem trái thơm đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, thơm chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.
Nam suy thận, nữ lãnh cảm uống ngày 3 lần nước thơm ép (150ml) với món súp gồm 100g chim câu, 15g hạt sen và 10 quả táo tàu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày, liên tục 2 tuần.
Viêm ruột, tiêu chảy: lá thơm 30 gam sắc uống.
Cảm nóng phiền khát: 1 trái thơm giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
Rối loạn tiêu hóa: thơm 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.
Những lưu ý
Cần lưu ý rằng trái thơm thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng do nhiệt. Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Dân gian có câu nói: “Trái thơm ngon miệng, nhưng mệt bụng”. Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột. Ăn nhiều thơm không những gây rát lưỡi, xót môi mà do thơm cũnggiàu acid oxalic; nếuhàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Khi say thơm (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm. Nếu trái thơm bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong. Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ.
Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch. Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc. Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ trái thơm 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml).
Để phòng say thơm, ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Gọt mắt sâu cho hết và phải ăn ngay.
Theo BS. Hoàng Xuân Đại
Sức khỏe đời sống
Tác dụng phụ của dưa leo
Dưa leo (dưa chuột) là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích cho sức khỏe như giải nhiệt, lợi tiểu, thông ruột, giải độc..., dưa leo còn mang lại nhiều tác dụng phụ không tốt.
Do đó, để sử dụng dưa leo hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.
1. Dưa leo có chứa độc tố
Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa leo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa leo ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.
Dưa leo cũng có chứa độc tố, vì vậy chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể
Hạt dưa leo có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.
3. Dư thừa vitamin C
Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa hớm...
4. Gây hại cho thận
Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.
Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa leo có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.
5. Ảnh hưởng tới tim
Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.
Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.
Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
6. Đầy hơi và phù
Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.
Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh..., bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa leo vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.
7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa leo trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa leo.
Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa leo nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.
8. Có thể gây viêm xoang
Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa leo.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.
9. Đối với phụ nữ đang mang thai
Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.
- Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa leo sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.
- Do có nhiều chất xơ nên dưa leo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.
Theo Phunuonline
Các thực phẩm tốt nhất giúp giải nhiệt mùa hè Các bác sỹ Đông Y cho rằng mùa hè thuộc Hỏa trong 5 ngũ hành nên có khí Dương mạnh mẽ, hao khí thương Âm, từ đó gây nhiều triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể. Tuy nhiên 4 thực phẩm sau sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, tan hỏa, giải độc, dưỡng tim tốt nhất. Giải nhiệt, giải khát: cà chua Công...