Công dụng chữa bệnh từ lá mơ
Những hoạt chất trong lá mơ có thể chữa kiết lỵ, đau dạ dày, trị giun, ho gà, co giật, cảm lạnh, viêm tai ở trẻ…
Ảnh minh họa
Theo dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, lá mơ lông có tên khác là mơ tam thể, là một loại dây leo, nhiều lông mịn trên gân có một mặt màu tím nhạt, một mặt xanh.
Cây chứa một tinh dầu hăng mùi của bisulfur carbon và alcaloid và paederin. Loại lá này dễ nhận biết với mùi hôi, do trong thành phần hóa học có chứa methyl mercaptan. Lá có vị hơi đắng, mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng.
Hợp chất được chiết từ lá mơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể người, đặc biệt là hệ thần kinh. Chất tinh dầu sulfur dimethyl disulphit tác dụng như thuốc kháng sinh, chống viêm. Lá mơ có thể điều trị một số bệnh như:
Đau dạ dày
Lấy khoảng 20-30 g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày.
Kiết lỵ
Video đang HOT
Nếu bị lỵ mới phát thì lấy một nắm lá mơ, lá phèn đen, nhúng qua nước sôi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2-3 lần. Có thể thay thế bằng cách cắt nhỏ lá rồi đánh chung với một quả trứng gà, đun nóng chảo và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày một đến hai lần.
Trị giun
Lấy 50 g lá mơ, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói.
Chữa ho gà
Lá mơ 150 g, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi loại 250 g, cam thảo dây 150 g, trần bì 100 g, gừng 50 g, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn một lít. Chia ra ngày uống khoảng 3 lần.
Chống co giật
Nghiền nát khoảng 15 đến 60 g lá tươi, trộn nước ấm, khuấy đều và vắt lấy nước, uống trước bữa tối.
Viêm tai ở trẻ nhỏ
Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ. Bạn có thể lấy lá mơ lông hơ trên lửa cho nóng, vò lá và nhét vào tai trẻ và để qua đêm đến sáng hôm sau rồi lấy ra.
Bệnh đường ruột
Nước ép lá mơ chứa anthelmintic – có tác dụng mạnh trên ký sinh trùng đường ruột, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và kích thích sự thèm ăn.
Cảm lạnh
Hấp chín hoặc ăn sống khoảng 25 lá.
Cẩm Anh
Theo VNE
Nguy cơ thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi
Chấn thương do chơi thể thao, tư thế sinh hoạt và làm việc không đúng khiến nhiều người trẻ bị thoái hóa cột sống.
Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 đến 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây. Ngoài yếu tố tuổi tác, di truyền thì sai lầm trong chế độ sinh hoạt, làm việc và luyện tập thể dục thể thao khiến bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn ở người trẻ dưới 45 tuổi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nam bị thoái hóa cột sống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thoái hóa cột sống hình thành các gai xương gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống. Bệnh thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động và làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân...
"Những cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng, không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật", bác sĩ Nhân nói.
Để phòng ngừa, mọi người nên tránh mang vác nặng, chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, tập thêm các bài thể dục giữa giờ. Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích. Đặc biệt cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis... Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh... giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống.
Bác sĩ Nhân cũng khuyến cáo khi có triệu chứng của bệnh, mọi người nên khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
Sáng 7/7, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM tư vấn về bệnh lý thoái hóa cột sống và tặng phiếu khám miễn phí cho 100 người, đăng ký (028) 3952 5449.
Cẩm Anh
Theo VNE
Ăn nghệ bao nhiêu là tốt cho sức khỏe? Lượng curcumin từ nghệ được khuyến cáo tối đa 3 mg trên một kg cân nặng người dùng, tương đương 5 g bột nghệ với người 50 kg. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y dược TP HCM, nghệ có chứa hợp chất chống oxi hóa polyphenol curcumin và tinh dầu nghệ có tính kiềm giúp làm giảm...