Công dụng chữa bệnh kì diệu của su hào
Su hào là loại rau củ thông dụng, dễ mua, dễ chế biến. Nhưng ít người biết su hào có những công dụng chữa bệnh vô cùng kì diệu.
Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại củ này đã được trồng rộng khắp thế giới, đặc biệt là vào mùa đông. Lý do là nó không chỉ là món ăn ưa thích mà còn giàu dinh dưỡng. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của su hào đối với sức khỏe.
Su hào có công dụng chữa nhiều bệnh rất hữu hiệu.
Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần chính: anbumin, đường, sợi thô, calci, phôtpho, sắt, vitamin C, axit nicotic. Lá có thể làm thuốc.
1. Chữa tiêu đờm, giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.
Cách dùng: nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi. Kiêng kị: ăn nhiều hao khí tổn huyết
2. Chữa đờm nhiều thở gấp.
Cách dùng: a/ Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu mè (vừng) vào xào làm canh ăn. Ngày một đến hai lần; b/ Su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong ăn với nước đun sôi.
3. Bụng lạnh nhiều đờm:
Video đang HOT
Cách dùng: Su hào đun với thịt dê ăn, ăn nóng hàng ngày có công dụng tuyệt vời
4. Tì hư hỏa vượng, miệng khô, khát
Cách dùng: Su hào cắt miếng giã nát, cho thêm đường trộn với nước đun sôi, ăn sống.
5. Âm nang sưng to
Cách dùng: Su hào, thương lục cắt miếng, giã nát nhừ đắp bên ngoài.
6. Nhọt độc không rõ nguyên nhân
Cách dùng: su hào giã nát nhừ đắp chỗ đau. Uống nước ép sau khi giã nát su hào.
Phòng chống cảm cúm
Mùa đông hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị tấn công do sự phát triển mạnh của vi rút, do vậy mà chúng ta dễ bị cảm cúm, ho, xổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn chăm ăn su hào vào mùa đông, nó sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Lý do là trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C. Một bát su hào sống có chứa lượng vitamin C nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng giúp bạn chống lại các bệnh như tim mạch và ung thư. Ngoài ra vitamin C còn giúp cải thiện sự hấp thụ và phục hồi nguồn cung vitamin E cho cơ thể. Su hào là thần dược giúp miễn dịch khỏe mạnh vào mùa đông.
Theo Khoevadep
Tía tô - dược liệu vàng trị bách bệnh
Theo y học cổ truyền tía tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.
Tía tô thường được coi là một thứ rau thơm trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt như, bún chả, cháo trứng, chuối nấu ốc... Theo y học cổ truyền tía tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.
Tía tô - dược liệu vàng trị bách bệnh.
Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)
Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Giải cảm phong hàn
Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.
Tiêu đờm giảm ho
Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.
Lý khí an thai
Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, Đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
Kiện vị cầm nôn
Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.
Giải độc cua cá
Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy
Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.
Theo Khoevadep
Giảm cân với su hào Với hàm lượng calo thấp và nhiều chất dinh dưỡng, su hào là thực phẩm thích hợp cho những người muốn giảm cân. Trong 100g su hào chỉ có 29 calo, tương đương 2% lượng calo trung bình cơ thể cần mỗi ngày, trong khi lượng chất xơ lại dồi dào, giúp mau no. Su hào chứa nhiều vitamin và carotenoids, một chất...