Công dụng bất ngờ của cây xương rồng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Cây xương rồng không còn là cái tên xa lạ gì đối với người dân Việt Nam. Ngoài làm cây cảnh, món ăn, xương rồng được biết đến là phương thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cây xương rồng có mặt ở nhiều quốc gia như phía nam Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,… Loại cây này có nhiều loại, xương rồng 3 cạnh, 5 cạnh, xương rồng bẹ, tai thỏ…
Người dân Việt Nam thường sử dụng xương rồng để làm cảnh, làm hàng rào. Loại xương rồng ba chia cũng được sử dụng để làm nhiều vị thuốc trong đông y. Tác dụng cây xương rồng dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trị mụn nhọt, lở loét, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh và làm thuốc xổ cho những người bị chứng táo bón.
Giới đông y cho rằng, xương rồng là loại cây có vị đắng, tính hàn, có độc nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Nhựa cây xương rồng cũng rất độc, trong quá trình sử dụng nên tránh để nhựa dây vào mắt. Đồng thời, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng.
Để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng, mời quý độc giả theo dõi thông tin dưới bài viết này.
3 cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng
Phương pháp 1
Lấy 2-3 nhánh xương rồng ba cạnh hoặc cây xương rồng ông, cạo hết phần gai rổi đập dập và trộn đều với muối hạt., đem sao nóng. Đợi thành phẩm này nguội bớt rồi lấy khăn mỏng bọc lại, đắp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh kiên trì áp dụng phương thuốc này trong 2 tuần sẽ thấy các cơn đau nhức giảm hẳn.
Video đang HOT
Cây xương rồng giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Chú ý nhiệt độ hỗn hợp không được nóng quá, khi đắp sẽ làm tổn thương da. Cũng cần nói thêm rằng, hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm ở từng người sẽ khác nhau do phụ thuộc vào cơ địa của người đó.
Phương pháp 2
Lấy 2-3 cây xương rồng bẹ rửa sạch, loại bỏ gai và ngâm trong nước muỗi loãng vài phút. Các vị thuốc dùng kèm như Ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng cũng rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho tất cả các vị thuốc này vào chảo sao nóng, đợi nguội bớt rồi hẵng đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Đắp từ 5-10, khi bẹ lá này nguội thì chuyển sang lá khác. Kiên trì áp dụng trong vòng 10 ngày, các triệu chứng sẽ giảm hẳn.
Phương pháp 3
Xương rồng bẹ chuẩn bị từ 2-3 lá, đem bỏ hết gai và rửa sạch. Pha nước muối loãng rồi ngâm bẹ xương rồng trong một vài phút. Tiếp đó, bạn đem nướng cho nóng đều 2 mặt rồi đắp lên vùng cột sống bị tổn thương. Mỗi bẹ đắp trong vòng 5-10 phút, khi bẹ này nguội thì chuyển sang bẹ khác. Tinh chất trong bẹ xương rồng sẽ thẩm thấu qua da, giúp ổn định phần đĩa đệm bị thoát vị, giảm đau. Người bệnh nên áp dụng phương pháp này liên tục trong vòng 15 ngày.
Trên đây là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đẹm bằng cây xương rồng theo kinh nghiệm dân gian. Để việc chữa trị đem lại kết quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Minh Tú (t/h)
Thoát vị đĩa đệm: Khi nào cần phẫu thuật?
Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải mổ. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau. Cần phải chú ý các biểu hiện của bệnh để thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nặng nề, dẫn tới phải phẫu thuật.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa)
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi vòng xơ bao ngoài của đĩa đệm (nằm giữa các đốt xương sống) bị rách, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài. Đĩa đệm bị thoát vị có thể chèn ép lên các dây thần kinh gần đó, gây tê bì, đau đớn hoặc yếu tay/chân.
Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng lưng dưới, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở vùng cổ. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm:
Đau tay hoặc chân: Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng thường gây cảm giác đau dữ dội ở mông, bắp đùi, bắp chân, có thể lan tới một phần bàn chân. Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ sẽ gây đau vùng vai và cánh tay. Cơn đau sẽ nhói lên ở vùng cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống ở một số tư thế nhất định. Tê hoặc đau nhức ở những vùng cơ thể có liên quan tới những dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Yếu cơ: Các cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, khiến bạn dễ bị vấp ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ hoặc cầm nắm đồ vật.
Cũng có những trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà không hề hay biết, bởi bệnh không gây ra bất cứ triệu chứng gì.
Nếu cơn đau ở vùng cổ hoặc vùng lưng lan tới cánh tay hoặc chân, hoặc nếu xuất hiện triệu chứng đi kèm như tê bì, đau nhức, yếu cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện và sử dụng thuốc theo liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng đau vẫn không giảm, bạn có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh.
Trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng), bệnh nhân cần phải được mổ ngay để ngăn ngừa bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt.
Cần tới bệnh viện ngay nếu thấy các biểu hiện: Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn: Đau, tê bì hoặc yếu cơ tới mức gây cản trở sinh hoạt hàng ngày; Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang: Người bị hội chứng đuôi ngựa có thể gặp tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, ngay cả khi bàng quang căng đầy; Hội chứng mất cảm giác yên ngựa: Tình trạng mất cảm giác tiến triển, ảnh hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng "yên ngựa" trên cơ thể - bắp đùi bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.
Một số phương pháp trị liệu thay thế uống thuốc hoặc trị liệu kết hợp dùng thuốc có thể giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới. Ví dụ: Vật lý trị liệu phục hồi chức năng; Châm cứu có tác dụng làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt; Mátxa: Giảm đau trong ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên; Yoga có thể cải thiện chức năng, làm giảm đau lưng kinh niên.
BSCKII Hà Tường (Bệnh viện Phòng không không quân)
Điều trị thoát vị đĩa đệm: Top 6 địa chỉ uy tín tại Hà Nội Cột sống lưng và thắt lưng được xem là trụ cột quan trọng của cơ thể con người, liên kết với nhiều dây thần kinh quan trọng, giúp cơ thể hoạt động ổn định và vận động nhịp nhàng. Tuy nhiên, đây là bộ phận rất dễ bị chấn thương do các tác động trong quá trình làm việc và sinh hoạt hàng...