Cộng đồng quốc tế kêu gọi Nam Phi khẩn trương ngăn chặn làn sóng tấn công người nước ngoài
Ngày 15/4, Diễn đàn di cư châu Phi (ADF) kêu gọi các cơ quan chức năng Nam Phi khẩn trương tiến hành điều tra, bắt giữ và đưa ra xét xử những nghi phạm tiến hành các vụ tấn công nhằm vào người nước ngoài tại thành phố Durban trong thời gian từ ngày 25/3 đến 2/4 vừa qua.
Anh Barnard Hamis đến từ Malawi bị thương trong vụ bạo lực tấn công người nước ngoài tại khu vực ngoại ô Durban, Nam Phi ngày 27/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn lời Chủ tịch ADF Vusumuzi Sibanda cho biết bên cạnh kêu gọi việc chấm dứt các cuộc tấn công vào người nước ngoài, tổ chức này cho rằng Chính phủ Nam Phi vẫn chưa tiến hành một cách triệt để việc bắt giữ và xét xử những nghi phạm này.
Ông Sibanda nhấn mạnh các cơ quan chức năng cần phải khẩn trương tiến hành các biệt pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn khả năng bùng phát các tấn công nhằm vào người nước ngoài trong thời gian tới.
Theo ADF, từ ngày 25/3, làn sóng tấn công người nước ngoài bắt đầu nổ ra tại thành phố cảng Durban nằm ở phía Đông nước này. Các kẻ quá khích đã chặn xe và hành hung người nước ngoài ngay trên phố cũng như tấn công các cơ sở kinh doanh và nhà ở của những người này.
Video đang HOT
Các vụ tấn công đã khiến ít nhất 6 người người thiệt mạng và hàng chục người bị thương nặng. Ngoài ra, khoảng 300 người mang quốc tịch nước ngoài đã phải tìm đến các đồn cảnh sát để lánh nạn.
Tuy nhiên, ADF cho biết cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghi phạm nào bị bắt cũng như đưa ra xét xử, tình trạng được cho là tương tự như làn sóng tấn công nhằm vào người nước ngoài lên đến đỉnh điểm vào năm 2008 và 2015 khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người bị mất nhà cửa.
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc chi nhánh Nam Phi của Tổ chức Theo dõi nhân quyền Dewa Mavhinga cho rằng khả năng tái hòa nhập của cộng đồng người nước ngoài tại Nam Phi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa nếu những kẻ gây ra các vụ tấn công đẫm máu trong thời gian vừa qua không bị đưa ra xét xử.
Ngày 31/3, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Nam Phi (DIRCO) Lindiwe Sisulu đã phải tiến hành cuộc họp khẩn cấp giữa DIRCO với đại sứ các nước châu Phi tại Pretoria để thảo luận về tình trạng bạo lực chống lại người nước ngoài đang diễn ra tại đây.
Tại cuộc họp, bà Sisulu bày tỏ quan ngại sâu sắc về làn sóng bạo lực, cướp bóc hàng hóa, phá hoại tài sản nhằm vào người nước ngoài diễn ra tại thành phố Durban. Bà Sisulu kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật Nam Phi xử lý nghiêm khắc các hành vi tấn công người nước ngoài cũng như gây thiệt hại tài sản của cộng đồng này.
Theo Trung tâm Di cư và Xã hội châu Phi (ACMS), làn sóng bạo lực nhằm vào người nước ngoài từng lên đến đỉnh điểm vào năm 2008 khiến 100 người thiệt mạng và năm 2015 với hơn 60 người thiệt mạng. Riêng trong năm 2018, có hơn 40 người nước ngoài đã thiệt mạng sau những vụ tấn công tại Nam Phi. Theo một số liệu thống kê không chính thức, có khoảng 3.5 triệu người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại quốc gia có dân số 56 triệu người này.
Theo Phi Hùng (TTXVN)
Nam Phi: Săn trộm tê giác, ba người của Ndlovu lĩnh án 25 năm tù
Ba thành viên của băng đảng Ndlovu săn trộm tê giác khét tiếng vừa bị kết án 25 năm tù.
Thứ tư (ngày 3/4), ba kẻ săn trộm tê giác, Jabulani Ndlovu (40), Forget Ndlovu (37) và Sikhumbuzo Ndlovu (38), đã bị Tòa án tối cao Eastern Cape tại Makhanda kết tội với tổng số 55 cáo buộc liên quan đến việc săn trộm tê giác và nhận án phạt 25 năm tù từ
Người phát ngôn của SAPS, Đại tá Sbongile Soci cho biết không có sự việc săn bắn tê giác nào được báo cáo kể từ khi bắt giữ các thành viên băng đảng săn trộm năm 2016.
Ba người này đã bị bắt trong một căn nhà gỗ ở khu nghỉ mát Makana cùng với 10,27 kg sừng tê giác tươi mới cắt, một cái cưa dính máu, một khẩu súng phi tiêu và thuốc an thần M99 cũng như những đồ dùng cá nhân khác nữa.
Ông Oscar Mabuyane của ANC dẫn đầu một cuộc tuần hành chống lại nạn săn trộm tê giác bên ngoài Tòa án tối cao Makhanda (Grahamstown) ở Makhanda, Nam Phi. Khoảng 300 người, bao gồm nhà hoạt động về quyền động vật và các nhà hoạt động chống săn trộm đã diễu hành bên Tòa án tối cao trong phiên tòa xét xử ba nghi phạm săn trộm tê giác Jabulani Ndlovu, Forget Ndlovu và Sikhumbuzo Ndlovu. Ảnh: h Lulama Zenzile/Gallo
Chiến dịch Full Moon được cảnh sát ở Eastern Cape khởi động để ngăn chặn nạn săn trộm tê giác của tỉnh và giúp SAPS bắt giữ và buộc tội một tổ chức săn trộm chuyên nghiệp, được cho là chịu trách nhiệm đối với nhiều tê giác chết ở cả Eastern Cape và Mpumalanga.
Tỉnh ủy viên, Trung tướng Liziwe Ntshinga nói: "Bản án là kết quả của cam kết không ngừng nghỉ của SAPS trong cuộc chiến chống lại tội phạm động vật hoang dã có liên quan đến tội phạm có tổ chức. Sự quyết tâm của các Điều tra viên và các chuyên ngành khác của SAPS cùng với NPA đã không được chú ý trong trường hợp mang tính bước ngoặt này".
Nam Phi là nơi cư trú của hơn 80% tê giác hoang dã của thế giới, nhưng kể từ năm 2008, nạn săn trộm tê giác gia tăng đáng kể, do xuất hiện các băng đảng như Ndlovu. Cảnh sát hy vọng vụ án này sẽ góp phần ngăn chặn hoạt động săn trộm tiếp theo.
Số lượng tê giác bị săn trộm sụt giảm gần đây là minh chứng rằng việc chống săn trộm đang mang lại kết quả, hoặc cũng có thể với số lượng tê giác còn sống sót trong tự nhiên ít đi, nên việc săn trộm càng khó khăn hơn hơn.
Theo Baogiaothong
Hàng trăm triệu người thiếu lương thực do thiên tai và xung đột Chiến tranh, các hiện tượng thời tiết cực đoan và bất ổn kinh tế năm 2018 đã đẩy hơn 113 triệu người tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới rơi vào cảnh thiếu lương thực. Châu Phi hiện là nơi có số người đói nhiều nhất do xung đột và thiên tai Châu Phi vẫn "đội sổ" Nội dung...