Cộng đồng quốc tế chung tay chống phiến quân Hồi giáo IS
“Một phần ba thành phố Kobani đã bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo chiếm giữ. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại”, Tổng thư ký LHQ bày tỏ.
Hôm qua (10/10), các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã hành quyết một nhà báo người Iraq và 12 người khác tại một số thị trấn và làng mạc ở phía Bắc thủ đô Baghdad của Iraq. Vụ việc càng cho thấy sự tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo, đồng thời khơi dậy sự quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc dập tắt hoạt động của nhóm phiến quân này.
Bóng ma IS đang đe dọa thế giới
Liên minh châu Âu hôm qua (10/10) đã kêu gọi tăng cường hơn nữa sự hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi các tay súng Nhà nước Hồi giáo đã chiếm được trụ sở của lực lượng người Kurd tại thị trấn Kobani ở Syria.
Theo Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu, bà Catherine Ashton, Liên minh châu Âu lo ngại sâu sắc về tình hình an ninh và nhân đạo ở Kobani cũng như các vùng còn lại của khu tự trị người Kurd ở Syria sau 3 tuần bị các tay súng Nhà nước Hồi giáo bao vây và giao tranh dữ dội. Bà khẳng định lại cam kết của Liên minh châu Âu đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo cũng như đoàn kết với tất cả những người phải chịu đau thương do các hành động của Nhà nước Hồi giáo gây ra. Bà kêu gọi Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, các đối tác khu vực và quốc tế hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cô lập và loại bỏ mối đe dọa từ Nhà nước Hồi giáo.
Cùng chung quan điểm với Liên minh châu Âu, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các quốc gia nhanh chóng triển khai các biện pháp có thể để ngăn chặn bước tiến của Nhà nước Hồi giáo.
Video đang HOT
Tổng thư ký Ban Ki-moon nói: “Một phần ba thành phố Kobani đã bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo chiếm giữ. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại. Đây cũng chính là lý do tại sao ngay từ đầu tôi đã kêu gọi các quốc gia và tất cả mọi người phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn bước tiến của Nhà nước Hồi giáo”.
Cùng ngày, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura đã kêu gọi có hành động khẩn cấp, đặc biệt là từ Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không muốn Kobani bị thất thủ.
Đặc phái viên nói: “Chúng ta đã được chứng kiến những gì mà lực lượng Nhà nước Hồi giáo có thể làm khi chúng chiếm được một thành phố. Chúng ta cũng đã biết chúng có thể làm những gì đối với các nạn nhân của chúng như phụ nữ, trẻ em, cộng đồng thiểu số và các con tin sau những gì diễn ra ở thành phố Mosul của Iraq. Chúng tôi kêu gọi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ hành động của liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo.”
Theo ước tính, hiện khoảng 12.000 dân thường vẫn ở bên trong hoặc gần Kobani, trong đó khoảng 700 người già đang ở trung tâm thị trấn.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/10 cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí ủng hộ các nỗ lực nhằm huấn luyện và trang bị cho lực lượng đối lập được coi là “ôn hòa” ở Syria. Dự kiến, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tới Ankara vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này.
Còn tại Italy, trong một tuyên bố trên truyền hình, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cho biết, nước này sẽ tăng cường can dự vào cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo. Thủ tướng Renzi cũng nhấn mạnh Italy hiện vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu cần cho liên quân quốc tế và cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd ở miền Bắc Iraq để chống lại Nhà nước Hồi giáo, nhưng trong thời gian tới, Italy sẽ can thiệp sâu rộng hơn vào các khu vực đang giao tranh với Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, ông Renzi không nói rõ liệu Italy có sử dụng lực lượng không quân để không kích các mục tiêu của IS như các đồng minh khác hay không.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenes hôm qua cho biết: Tây Ban Nha sẽ điều 300 binh sĩ đến Iraq để giúp huấn luyện quân đội nước này trong nỗ lực chống lại Nhà nước Hồi giáo./.Hồng Nhung
Theo_VOV
LHQ chỉ trích các nước giàu "hứa một đằng làm một nẻo"
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí ngày 18/9, đại diện Liên Hợp Quốc cho biết, tình hình bất ổn trên thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển. Đặc biệt, các nước giàu đã không thực hiện đúng cam kết đối với các mục tiêu thiên niên kỷ.
Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 18/9 công bố báo cáo 2014 của Lực lượng Chuyên trách Khoảng cách của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, mang tên "Tình trạng Hợp tác Toàn cầu vì Sự phát triển" 2014, trong đó chỉ ra những thách thức còn tồn tại trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Báo cáo do Lực lượng Chuyên trách Khoảng cách, đứng đầu là 2 cơ quan của LHQ là Chương trình Phát triển (UNDP) và Đơn vị Chính sách và Phân tích Phát triển (UN-DESA), thực hiện theo sự sáng lập và chỉ đạo của Tổng Thư ký LHQ từ năm 2007. Đích thân ông Ban Ki-moon đã công bố báo cáo này.
Thế giới vẫn đang hứng chịu nhiều khủng hoảng, như dịch ebola
Báo cáo chỉ ra rằng, mặc dù một số mục tiêu phát triển về cơ bản đã đạt được, nhưng nhiều mục tiêu đang gặp rất nhiều khó khăn để có thể hướng tới việc hoàn thành trước khi chương trình MDG kết thúc vào cuối năm 2015, nhường chỗ cho chương trình phát triển sau 2015.
Theo đó, hiện vẫn có quá nhiều người trên thế giới chưa được tiếp cận với những loại thuốc men cơ bản ở mức giá hợp lý. Khoảng cách về sự tiếp cận công nghệ tiếp tục duy trì khi độ phủ băng thông rộng di động năm 2014 dự báo đạt 84% tại các nước phát triển, nhưng chỉ đạt chưa tới 21% ở các nước đang phát triển.
Đặc biệt, theo báo cáo, mặc dù các nước thành viên LHQ cam kết tổng viện trợ không hoàn lại ODA năm 2013 ở mức 310 tỉ USD, nhưng thực tế tổng chi ODA năm 2013 chỉ đạt 135 tỉ USD, để lại khoảng cách tới 180 tỉ USD giữa cam kết và hành động. Khu vực Châu Phi cận Sahara chịu thiệt thòi nhiều nhất khi chứng kiến nguồn ODA sụt giảm mạnh.
Báo cáo cũng chỉ đích danh nhóm các nền kinh tế lớn G20 mặc dù đã hứa sẽ bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp bảo hộ thương mại, nhưng đến năm 2013 lại tạo ra những rào cản mới, khiến các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc thâm nhập các thị trường lớn.
Trả lời PV Dân trí tại buổi công bố báo cáo, các đại diện của LHQ bày tỏ lo ngại rằng, bên cạnh những thực tế khó khăn như đã nêu trong báo cáo, việc thực hiện các mục tiêu phát triển còn đang gặp thách thức rất lớn trong tình hình thế giới trải qua nhiều cuộc khủng hoảng và bất ổn, như đại dịch Ebola, khủng hoảng Ukraine, căng thẳng tại Trung Đông...
Ông Magdy Martínez-Solimán, Trợ lý Điều phối viên UNDP, cho biết các cuộc khủng hoảng hiện nay tàn phá đất đai, phá hủy các nền tảng dành cho phát triển, kéo lùi tiến độ, và khiến cho việc tái thiết trở nên khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy, trong số các nước phải trải qua những cuộc khủng hoảng lớn trong thời gian qua, không một nước nào đạt được bất kỳ mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nào.
Ông Thomas Gass - Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về điều phối chính sách và công tác liên cơ quan, nhận định rằng, các nước cần liên kết lại để giúp đỡ những vùng bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng có thể tăng cường khả năng chống chịu, nếu không, tác động qua lại sẽ kéo lùi việc thực hiện các mục tiêu phát triển chung của toàn thế giới.
Tuấn Anh (từ New York)
Theo Dantri
"Giàn khoan" thành điểm nóng trong cuộc họp báo của LHQ Tại cuộc họp báo của Liên hợp quốc ngày 9/5 ở New York, có ba phóng viên quốc tế của Nhật Bản, Nga và Mỹ đã đặt câu hỏi về tình hình mới đây tại Biển Đông. Người phát ngôn Liên hợp quốc Farhan Haq Trả lời câu hỏi về quan điểm của Liên hợp quốc về việc Việt Nam hay Trung Quốc...