Cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho Sudan 1,5 tỷ USD

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/6, cộng đồng quốc tế đã cam kết viện trợ tổng cộng khoảng 1,5 tỷ USD cho Sudan – nơi xung đột giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF) đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và 2,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, cũng như châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn.

Liên hợp quốc (LHQ) ước tính cần khoảng 3 tỷ USD trong năm nay để cứu trợ nhân đạo cho người dân ở Sudan cũng như những người đã tị nạn ở nước ngoài. Như vậy, con số cam kết trên mới đáp ứng được 50% nguồn lực cần thiết.

Cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho Sudan 1,5 tỷ USD - Hình 1
Người tị nạn Sudan chờ nhận hàng cứu trợ tại Koufroun, CH Chad ngày 30/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu sau hội nghị các nhà tài trợ diễn ra tại Geneva, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cho biết cuộc khủng hoảng tại Sudan đòi hỏi nguồn hỗ trợ tài chính bền vững và ông bày tỏ hy vọng các bên sẽ ưu tiên viện trợ cho quốc gia này. Trong khi đó, Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi nhấn mạnh các khoản viện trợ này cần được phân bổ rõ ràng và giải ngân sớm nhất có thể.

Tại hội nghị, Mỹ cam kết ủng hộ thêm 171 triệu USD, đưa tổng số tiền viện trợ Sudan của nước này lên 550 triệu USD, trong khi Liên minh châu Âu (EU) viện trợ 190 triệu euro (khoảng 207 triệu USD). Đức công bố gói viện trợ 200 triệu euro (218,4 triệu USD) cho Sudan và khu vực cho đến năm 2024, trong khi Qatar cung cấp 50 triệu USD.

Hội nghị trên diễn ra trong 3 ngày thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực tại Sudan. Các cuộc không kích và nã pháo đã tạm lắng kể từ sáng 18/6 tại thủ đô của Sudan, nơi hàng triệu cư dân đang phải chịu đựng cái nóng quá mức. Tuy nhiên tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở Darfur, nơi binh lính, lực lượng bán quân sự, chiến binh bộ lạc và dân thường có vũ trang xung đột với nhau. Cuộc xung đột tại Darfur hiện tại được cho là mang tính sắc tộc với các cuộc tấn công có chủ đích nhắm vào dân thường.

Cùng ngày, Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo cuộc khủng hoảng lương thực do xung đột chính trị và quân sự ở Sudan có nguy cơ leo thang trong những tháng tới.

Tuyên bố của FAO cho biết cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực vốn đã nghiêm trọng ở Sudan, với nạn đói có thể lan rộng đáng kể trên khắp đất nước khi quốc gia này bước vào giai đoạn mùa giáp hạt từ tháng 6 đến tháng 9. FAO nhấn mạnh Sudan sẽ cần thêm viện trợ nhân đạo khẩn cấp.

FAO cho biết họ cần được viện trợ khẩn cấp 95,4 triệu USD để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng, thông qua một số hoạt động như chuyển hạt giống cho nông dân và cung cấp dịch vụ chăn nuôi. Tổ chức này cho biết thêm, kế hoạch hỗ trợ của họ của thể giúp đỡ được khoảng 15 triệu người có nhu cầu.

Đại diện lâm thời của FAO tại Sudan, ông Adam Yao cho biết cơ quan này đang tận dụng mọi điều kiện có thể ở các vùng nông thôn và mùa gieo trông hiện tại nhằm tăng sản lượng nhanh chóng và thúc đẩy lương thực dự trữ địa phương, theo đó cứu sống nhiều người hơn và ngăn ngừa tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Sau 2 tháng giao tranh dai dẳng, LHQ tỏ rõ lo ngại trước nguy cơ cuộc khủng hoảng có thể lan rộng và gây bất ổn tại các nước châu Phi láng giềng. Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngoại trưởng Sameh Shoukry mới đây cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của Ai Cập đối với an ninh và ổn định của Sudan, vốn được coi là một phần không thể thiếu trong chính sách an ninh quốc gia của Ai Cập.

Phát biểu của ông Shoukry được đưa ra tại một hội nghị trực tuyến cấp cao nhằm kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho Sudan. Hội nghị do Ai Cập phối hợp với LHQ, Saudi Arabia, Qatar, Đức, Liên minh châu Phi (AU) và EU tổ chức.

Video đang HOT

Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Shoukry cho biết Ai Cập sẽ tiếp tục nỗ lực cùng với tất cả các bên để giảm leo thang bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa các phe tham chiến tại Sudan. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc giải quyết khủng hoảng, đồng thời hối thúc các bên tham chiến tại Sudan tiến tới một lệnh ngừng bắn bền vững để trả lại sự bình yên cho người dân và giúp duy trì các thể chế của nhà nước Sudan.

Ngoại trưởng Shoukry tiết lộ rằng Ai Cập và Qatar sẽ khởi động một sáng kiến chung để cung cấp viện trợ cho người dân Sudan, trong bối cảnh các điều kiện an ninh, kinh tế và nhân đạo đang theo chiều hướng xấu đi. Bên cạnh đó, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Sudan, cũng như hỗ trợ kinh phí cần thiết để thực hiện các dự án phát triển nhằm xây dựng hòa bình và hòa hợp xã hội.

Kể từ khi xung đột nổ ra tại Sudan hồi tháng 4, Ai Cập đã tiếp nhận 250.000 Sudan di tản, tương đương khoảng 60% số người đã rời khỏi đất nước Đông Phi này để lánh nạn. Ngoài ra, Ai Cập đã cung cấp khoảng 300 tấn viện trợ y tế và thực phẩm khẩn cấp và tạo điều kiện sơ tán khoảng 10.000 người nước ngoài làm việc trong các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Sudan.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit và Phó Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp của Sudan Malik Agar mới đây đã có cuộc gặp ở thủ đô Cairo của Ai Cập, trong đó thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan và các sáng kiến quốc tế, cũng như khu vực, để giải quyết cuộc xung đột vũ trang.

Theo một tuyên bố chính thức của AL, tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch Agar đã tóm tắt những diễn biến hiện nay ở Sudan cho Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit, bao gồm cả tình hình thực địa và những thách thức mà SAF phải đối mặt trong việc khôi phục an ninh và kiểm soát ở thủ đô Khartoum. Ông Agar cũng kêu gọi các nỗ lực phối hợp trong khu vực và quốc tế để chấm dứt căng thẳng và giữ gìn sự toàn vẹn, ổn định và thống nhất của Sudan.

Về phần mình, ông Aboul-Gheit nhấn mạnh cam kết của AL vì sự ổn định của Sudan và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo hỗ trợ người dân nước này và bảo vệ các thể chế của đất nước, cũng như sẵn sàng cung cấp mọi hình thức hỗ trợ để đạt được an ninh và ổn định ở quốc gia châu Phi. Ông cũng khẳng định tầm quan trọng của các sáng kiến và hành động quốc tế vì lợi ích của Sudan và người dân nước này, trong sự hợp tác và phối hợp với chính phủ Sudan.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký AL kêu gọi nỗ lực nghiêm túc để đạt được sự hài hòa trong thực thi các sáng kiến, đồng thời cho biết thêm AL sẽ trình bày các ý tưởng về vấn đề này với các bên khác nhau. Ông nêu bật sự cấp thiết của nỗ lực nhằm đạt được các thoả thuận giúp khắc phúc tình hình nhân đạo đang xấu đi ở các khu vực xung đột, thông qua lệnh ngừng bắn đạt được tại cuộc họp ở Jeddah.

Tình hình nhân đạo tại Sudan hiện rất nghiêm trọng, khi toàn bộ các quận ở thủ đô Khartroum đã không còn nước sạch, chỉ có điện vài giờ trong tuần. Hầu hết các bệnh viện tại khu vực chiến sự đều không hoạt động, trong khi các cơ sở cứu trợ thường xuyên bị cướp bóc.

Chạy đua sơ tán công dân khỏi 'chảo lửa' Sudan

Các nước đang khẩn trương chạy đua với thời gian sơ tán hàng nghìn công dân nước mình khỏi thủ đô Khartoum - điểm nóng trong cuộc giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).

Chạy đua sơ tán công dân khỏi chảo lửa Sudan - Hình 1
Các công dân nước ngoài sơ tán tránh chiến sự tại Sudan đáp máy bay tại căn cứ không quân Pháp ở Khartoum trong hành trình tới CH Djibouti, ngày 23/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Khủng hoảng nhân đạo cận kề

Tướng Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu lực lượng vũ trang Sudan và Tướng Mohammed Hamdan Dagalo, thủ lĩnh của nhóm bán quân sự RSF đều đang tìm cách giành quyền kiểm soát quốc gia châu Phi. Xung đột nổ ra 2 năm sau khi lực lượng của hai vị tướng này cùng nhau thực hiện một cuộc đảo chính quân sự và làm trật bánh quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Sudan.

Tuy nhiên, hai lực lượng này đã thất bại trong các cuộc đàm phán để hợp nhất và thành lập một chính phủ dân sự sau khi cựu Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ. Bạo lực bất ngờ bùng phát giữa hai lực lượng vào ngày 15/4/2023 đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và khiến ít nhất 420 người thiệt mạng.

Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), khoảng 12 triệu trong tổng số 46 triệu dân của Sudan sống ở khu vực thủ đô Khartoum. Gần 16 triệu người, tương đương 1/3 dân số của đất nước, đang cần viện trợ nhân đạo, trong đó có khoảng 11,7 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Cuộc giao tranh ở Sudan đã khiến hầu hết các bệnh viện phải đóng cửa; điện, nước bị cắt. Việc các nhân viên cứu trợ, trong đó có 3 người từ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), bị sát hại đã khiến WFP phải tạm dừng hoạt động tại Sudan.

Hiện người dân mong mỏi ít nhất có lệnh ngừng bắn để họ có thể dự trữ thực phẩm thiết yếu, thuốc men hoặc di chuyển đến các khu vực an toàn hơn.

Trong một diễn biến mới nhất, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ngày 24/4, các phe phái đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc trong 72 giờ sau 48 giờ đàm phán căng thẳng.

Các nước gấp rút sơ tán công dân

Cùng với hàng triệu người Sudan không được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu và bị mắc kẹt trong nhà, hàng nghìn nhà ngoại giao nước ngoài, nhân viên cứu trợ, sinh viên và gia đình của họ đã bị mắc kẹt trong vùng chiến sự từ tuần trước.

Bị ảnh hưởng nặng nề từ những đợt ném bom dữ dội của hai lực lượng giao tranh, sân bay chính tại thủ đô Khartoum trở thành điểm nóng. Các trận địa pháo đã khiến việc di chuyển trong và ngoài một trong những thành phố lớn nhất châu Phi trở nên mất an toàn. Các nhà ngoại giao trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công. Tính đến ngày 24/4, ít nhất 5 nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng.

Hai đoàn xe tham gia sơ tán, trong đó có một đoàn chở nhân viên đại sứ quán Qatar và một đoàn khác chở công dân Pháp, đã bị tấn công.

Trước diễn biến phức tạp của cuộc giao tranh, chính phủ các nước đã khẩn trương triển khai kế hoạch sơ tán công dân khỏi thủ đô Khartoum.

Trong đợt sơ tán đầu tiên, hơn 150 người từ nhiều quốc gia đã tới địa điểm an toàn tại Saudi Arabia. Ngày 23/4, quân đội Mỹ đã tiến hành sơ tán khoảng 100 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Khartoum với sự hỗ trợ của Djibouti, Ethiopia và Saudi Arabia. Một ngày sau, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ đang triển khai thêm lực lượng hải quân ở thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, cách Khartoum khoảng 850 km, để hỗ trợ đưa công dân Mỹ tại Sudan về nước, song công tác sơ tán sẽ không diễn ra trên quy mô lớn.

Cùng ngày, Pháp và Đức thông báo họ đã sơ tán khoảng 700 người mà không cung cấp thông tin chi tiết về quốc tịch. Mới đây Ai Cập tuyên bố đã đưa 436 công dân về nước an toàn bằng đường bộ.

Jordan cho biết 4 máy bay của nước này đã chở 343 người, bao gồm công dân Jordan và người dân Palestine, Iraq, Syria và Đức rời khỏi Sudan. Một số quốc gia cử máy bay quân sự từ Djibouti để đưa người dân ra khỏi thủ đô.

Indonesia cho biết cho đến nay hơn 500 công dân của họ đã được sơ tán đến thành phố Port Sudan và đang chờ đưa đến thành phố Jeddah (Saudi Arabia).

Trong khi đó, Trung Quốc, Đan Mạch, Liban, Hà Lan, Thụy Sĩ và Thụy Điển cũng cho biết họ đã tiến hành chiến dịch sơ tán công dân khẩn cấp. Nhật Bản thông báo họ đang chuẩn bị đưa một nhóm sơ tán rời khỏi Djibouti.

Theo ông Josep Borrell - quan chức đứng đầu phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cuối tuần qua, trên 1.000 công dân của khối này đã được sơ tán khỏi Sudan.

Chạy đua sơ tán công dân khỏi chảo lửa Sudan - Hình 2
Khói bốc lên do giao tranh tại Khartoum, Sudan ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Xung đột vượt ngoài biên giới

Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai vị tướng hàng đầu tại một Sudan vốn dĩ bất ổn trong nhiều năm có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột rộng hơn thu hút các thế lực bên ngoài.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 24/4 cảnh báo nguy cơ xung đột leo thang tại quốc gia Bắc Phi có thể "nhấn chìm toàn bộ khu vực".

Marina Peter, người sáng lập Diễn đàn Sudan và Nam Sudan, nhận định với tờ DW (Đức) ngày 23/4 chỉ ra: "Sudan là trung tâm của các cuộc khủng hoảng và xung đột liên tục kéo dài. Khi một cuộc xung đột nổ ra ở quốc gia này, các nước trong khu vực như Ai Cập, Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, thậm chí ở bên kia Biển Đỏ là Saudi Arabia, luôn bị ảnh hưởng".

Theo ông Alex De Waal - chuyên gia về Sudan tại Đại học Tufts (bang Massachusetts, Mỹ), cuộc xung đột này mới chỉ là vòng khởi động của một cuộc nội chiến. "Nếu không nhanh chóng chấm dứt, cuộc xung đột sẽ trở thành một trò chơi đa cấp với một số chủ thể khu vực và quốc tế theo đuổi lợi ích riêng, huy động tiền, nguồn cung cấp vũ khí và có thể là quân đội hoặc lực lượng ủy nhiệm", chuyên gia Alex nhận định.

Sudan là quốc gia lớn thứ ba của châu Phi và nằm trên dòng sông Nile. Tuy nhiên, quốc gia này không hề dễ dàng trong việc chia sẻ nguồn nước với các đối thủ nặng ký trong khu vực bao gồm Ai Cập và Ethiopia. Trong khi Ai Cập dựa vào sông Nile để nuôi hơn 100 triệu người dân nước mình thì Ethiopia lại đang xây dựng một con đập khổng lồ ở thượng nguồn khiến cả Cairo và Khartoum "đứng ngồi không yên".

Ai Cập có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Sudan, vốn được coi là đồng minh đối đầu với Ethiopia. Mặc dù Cairo đã liên hệ với cả hai bên ở Sudan để thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhưng rõ ràng quốc gia này sẽ không "ngồi yên" nếu quân đội Sudan đối mặt với thất bại.

Ngoài hai nước trên, Sudan giáp với năm quốc gia khác, bao gồm Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea và Nam Sudan. Gần như 5 nước này đều bị sa lầy trong các cuộc xung đột nội bộ, với các nhóm nổi dậy khác nhau hoạt động dọc theo biên giới.

Alan Boswell thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cho biết: "Những gì đang diễn ra ở Sudan sẽ không chỉ tác động trong Sudan. Chad và Nam Sudan có nguy cơ bị ảnh hưởng kéo theo ngay lập tức. Cuộc giao tranh càng kéo dài thì chúng ta càng có nhiều khả năng chứng kiến ​​sự can thiệp lớn từ bên ngoài".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
Hành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắtHành động đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc khiến nhiều người rơi nước mắt
07:36:13 17/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Hình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHình ảnh hiếm hoi của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
06:59:40 17/01/2025
7 giờ bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc "nghẹt thở như đi tàu lượn"7 giờ bắt giữ Tổng thống Hàn Quốc "nghẹt thở như đi tàu lượn"
09:11:33 16/01/2025
'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles
22:10:13 17/01/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye KyoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye Kyo
05:59:09 18/01/2025
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt""Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"
05:59:44 18/01/2025
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rácDọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác
00:59:26 18/01/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?
06:24:49 18/01/2025
Hoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổiHoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổi
06:31:50 18/01/2025
Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu VyLật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy
06:34:58 18/01/2025
Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫuBạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu
08:00:33 18/01/2025

Tin mới nhất

Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

Phe ông Yoon cáo buộc lãnh đạo cơ quan điều tra 'vi phạm bí mật quân sự'

07:21:04 18/01/2025
Đội ngũ luật sư của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 16.1 đã nộp đơn khiếu nại cáo buộc lãnh đạo cơ quan cảnh sát và chống tham nhũng đã xâm nhập trái phép tư dinh tổng thống.
Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju

Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju

07:16:58 18/01/2025
Những người Việt và Hàn Quốc nói trên bị bắt vào tối 15.1 với cáo buộc vi phạm một đạo luật ưu đãi nhập cảnh đặc biệt nhằm phát triển du lịch trên đảo Jeju, theo báo Korea JoongAng Daily.
Cột mốc mới cho Ấn Độ trong hàng không vũ trụ

Cột mốc mới cho Ấn Độ trong hàng không vũ trụ

07:13:50 18/01/2025
Ấn Độ ngày 16.1 đã ghép nối hai vệ tinh trong không gian, một cột mốc quan trọng cho giấc mơ về một trạm vũ trụ và chuyến bay có người lái lên mặt trăng của nước này.
Cuba xác nhận 13 binh sĩ thiệt mạng trong vụ nổ kho vũ khí

Cuba xác nhận 13 binh sĩ thiệt mạng trong vụ nổ kho vũ khí

07:06:54 18/01/2025
Chính phủ Cuba ngày 15.1 thông báo 13 binh sĩ đã thiệt mạng sau một vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí ở nước này vào ngày 7.1.
Tình báo Israel cài thuốc nổ trong máy ly tâm hạt nhân Iran

Tình báo Israel cài thuốc nổ trong máy ly tâm hạt nhân Iran

07:02:24 18/01/2025
Một quan chức cấp cao Iran lần đầu thừa nhận tình báo Israel đã cài chất nổ vào các máy ly tâm được dùng để làm giàu uranium tại các cơ sở hạt nhân Iran.
Thái Lan xác định nghi phạm chủ mưu sát hại cựu nghị sĩ đối lập Campuchia

Thái Lan xác định nghi phạm chủ mưu sát hại cựu nghị sĩ đối lập Campuchia

06:52:42 18/01/2025
Cảnh sát Thái Lan đã có lệnh bắt giữ một du khách Campuchia 43 tuổi bị cáo buộc chỉ đạo vụ bắn chết một cựu nghị sĩ đối lập Campuchia tại Bangkok vào tuần trước.
Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?

Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?

06:38:29 18/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu chia tay từ phòng Bầu dục khi ông chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ vào tuần tới.
10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

22:32:04 17/01/2025
Trong hơn 15 tháng, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đã xảy ra hàng loạt biến cố lớn không chỉ ở Dải Gaza mà còn trên cả khu vực.
Ông Trump và ông Biden đều nhận công về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Ông Trump và ông Biden đều nhận công về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

22:23:55 17/01/2025
Theo ông Trump, thỏa thuận ngừng bắn trên chỉ có thể xảy ra nhờ thắng lợi lịch sử của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11.2023.
WHO cảnh báo về dịch bệnh Marburg

WHO cảnh báo về dịch bệnh Marburg

22:20:10 17/01/2025
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay dịch bệnh Marburg dường như đang bùng phát tại Tanzania, đồng thời cảnh báo nguy cơ lây lan ở quốc gia Đông Phi này và trong khu vực ở mức cao.
Hé lộ ưu tiên của chính quyền Trump 2.0

Hé lộ ưu tiên của chính quyền Trump 2.0

22:18:01 17/01/2025
Ứng viên cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền sắp tới đã tiết lộ một số ưu tiên cần thực hiện sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.
Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường khó khăn của kinh tế Trung Quốc

20:23:49 17/01/2025
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nhằm vượt qua những khó khăn từ tình trạng khủng hoảng nợ kéo dài trên thị trường bất động sản và chi tiêu tiêu dùng chậm.

Có thể bạn quan tâm

Chỉ cần vượt qua tháng 12 âm, 3 con giáp sẽ gặp thời đổi vận, đón năm mới Ất Tỵ 2025 trong sự giàu sang

Chỉ cần vượt qua tháng 12 âm, 3 con giáp sẽ gặp thời đổi vận, đón năm mới Ất Tỵ 2025 trong sự giàu sang

Trắc nghiệm

08:46:37 18/01/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé. Tháng 12 âm 2 con giáp có Thần tài ưu ái, tháng 1 âm lại được cát tinh hỗ trợ, đã giàu lại thêm giàu Top 3 con giáp tiền vào như nước, kiếm được lợi nhuận lớn nhờ
Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất

Sức khỏe

08:43:51 18/01/2025
Vỏ bơ dày và không ăn được đóng vai trò như một rào chắn tự nhiên, ngăn thuốc trừ sâu xâm nhập vào phần bên trong. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên rửa sạch vỏ bơ để tránh vi khuẩn hoặc chất ô nhiễm từ vỏ chuyển sang các phần khác khi cắt.
Quỳnh Nga "lột xác" sau 16 năm, U40 được khen trẻ trung, nóng bỏng

Quỳnh Nga "lột xác" sau 16 năm, U40 được khen trẻ trung, nóng bỏng

Sao việt

08:42:37 18/01/2025
16 năm kể từ khi Lập trình cho trái tim phát sóng, Cá sấu chúa Quỳnh Nga đã có sự thay đổi hình ảnh một cách ấn tượng. Ở tuổi U40, nữ diễn viên sở hữu sắc vóc trẻ trung, gợi cảm đáng ngưỡng mộ.
Sao Hàn 18/1: Kim Min Hee sắp sinh con với đạo diễn đã có vợ

Sao Hàn 18/1: Kim Min Hee sắp sinh con với đạo diễn đã có vợ

Sao châu á

08:20:14 18/01/2025
Nữ diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc Kim Min Hee tiếp tục bị chỉ trích vì scandal làm tiểu tam , mang thai với người tình là đạo diễn hơn 22 tuổi.
Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Lương Thùy Linh - ngôi sao mặc đẹp đang lên

Phong cách sao

07:28:01 18/01/2025
Mỹ nhân sinh năm 2000 không theo đuổi thời trang tối giản. Thay vào đó, cô xây dựng phong cách nổi bật, nhiều màu sắc.
Đi về miền có nắng - Tập 10: Cho tiểu thư leo cây, thiếu gia ở bên mẹ đơn thân

Đi về miền có nắng - Tập 10: Cho tiểu thư leo cây, thiếu gia ở bên mẹ đơn thân

Phim việt

07:05:59 18/01/2025
Mở đầu tập 10 phim Đi về miền có nắng, Vân (Yên Đan) thông báo cho Phong (Bình An) biết hôm nay là kỷ niệm ngày hai đứa gặp nhau lần đầu tiên.
Người đáng thương nhất giữa lục đục nội bộ của BIGBANG

Người đáng thương nhất giữa lục đục nội bộ của BIGBANG

Nhạc quốc tế

06:54:35 18/01/2025
Nếu để nói về người chịu tổn thương nhất khi BIGBANG không trọn vẹn, nhiều V.I.P chân chính sẽ chọn - thủ lĩnh G-Dragon
Cực phẩm nhạc lụy mới của Vpop: Cắt đoạn nào viral đoạn đó, câu từ "suy đét" khiến netizen thấm vô cùng

Cực phẩm nhạc lụy mới của Vpop: Cắt đoạn nào viral đoạn đó, câu từ "suy đét" khiến netizen thấm vô cùng

Nhạc việt

06:49:59 18/01/2025
Dù có vẻ không quá quen mặt, Bùi Trường Linh hiện là 1 trong những tài năng trẻ của nền nhạc Việt nhận được sự chú ý lớn từ khán giả.
Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Ẩm thực

06:16:16 18/01/2025
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 cách làm món ăn ngon từ loại nguyên liệu rất rẻ tiền này để cải thiện làn da khô trong mùa đông nhé!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Phim châu á

06:03:06 18/01/2025
Trong số các phim Hàn sắp chiếu, có một tác phẩm rất đáng chú ý mang tên My dearest nemesis (tạm dịch: Kẻ thù không đội trời chung yêu dấu).
Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Sao thể thao

00:59:51 18/01/2025
Ole Gunnar Solskjaer sắp được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Besiktas - đội bóng giàu truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Besiktas hiện chưa có thuyền trưởng chính thức sau khi sa thải Giovanni van Bronckhorst hồi tháng trước.