‘Cộng đồng phú dụ’ của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến toàn cầu
Đài BBC (Anh) nhận định rằng chủ trương “cộng đồng phú dụ” của Trung Quốc trực tiếp tập trung vào thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của người dân tại nước này nhưng lại có ảnh hưởng đến cả thế giới.
Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã tăng mua sắm với hàng hóa xa xỉ. Ảnh: Getty Images
Một trong những điều rõ ràng nhất từ “cộng đồng phú dụ” là sự tái tập trung các ưu tiên của doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường nội địa. Tập đoàn Alibaba cam kết dành 15,5 tỷ USD giúp hỗ trợ các sáng kiến “cộng đồng phú dụ” tại Trung Quốc. Alibaba tuyên bố đây là thụ hưởng cho tiến bộ kinh tế nước nhà và “nếu xã hội cùng nền kinh tế tiến triển tốt thì Alibaba cũng vậy”. Tencent cũng nhảy vào cuộc với cam kết 7,75 tỷ USD.
Nếu “cộng đồng phú dụ” đồng nghĩa với việc tăng cường tập trung vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc thì điều đó cũng có nghĩa là sự hữu ích cho các doanh nghiệp toàn cầu đáp ứng nhu cầu của những khách hàng này.
Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc-ông Joerg Wuttke nói: “Chúng ta có thể thấy rằng tập trung vào việc làm dành cho thanh niên là điều tốt. Nếu họ cảm thấy mình thuộc sự dịch chuyển xã hội của quốc gia này thì đó là điều tốt cho chúng ta bởi vì khi tầng lớp trung lưu phát triển, sẽ có nhiều cơ hội hơn”.
Video đang HOT
Nhưng ông Wuttke cảnh báo rằng các doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực hàng hóa cao cấp có thể sẽ gặp khó khăn. Ông phân tích: “Người dân Trung Quốc đóng góp tới 50% tiêu thụ hàng hóa cao cấp toàn cầu và nếu người giàu Trung Quốc quyết định bớt mua sắm đồng hồ Thụy Sĩ, cà vạt Italy cùng xe hơi hạng sang của châu Âu thì ngành công nghiệp này sẽ chịu tác động”.
Ông Wuttke cũng cho rằng mặc dù nền kinh tế Trung Quốc cần có cải tổ để tăng mức lương trung bình của người dân nhưng “cộng đồng phú dụ” có thể không phải là cách làm hiệu quả.
Ông Steven Lynch tại Hiệp hội các phòng thương mại Anh ở Trung Quốc cũng nhận định rằng “cộng đồng phú dụ” không thể đảm bảo tầng lớp trung lưu sẽ tăng trưởng tương tự như trong 40 năm qua. Ông chia sẻ: “Cách đây 30 năm, các gia đình Trung Quốc mỗi tháng sẽ ăn một bát há cảo. Cách đây 20 năm, họ có thể ăn một bát há cảo mỗi tuần. 10 năm trước, là mỗi ngày một bát hả cảo và đến nay là họ có thể mua cả một chiếc xe ô tô”.
Theo ông Lynch, “cộng đồng phú dụ” chưa có kết quả rõ ràng ngoài việc phân loại trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp như Alibaba và Tencent đã thực hiện.
BBC đánh giá Trung Quốc luôn là môi trường khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng “cộng đồng phú dụ” đồng nghĩa với việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn trở nên khó khăn hơn.
Mỹ nhân Trung Quốc chết vì vi khuẩn ăn thịt người
Xiao Ran, ngôi sao mạng xã hội Trung Quốc, qua đời do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người sau cuộc phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng.
Người phụ nữ họ Dai, 33 tuổi, là blogger thời trang có nghệ danh Xiao Ran với khoảng 130.000 người theo dõi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Cô qua đời ngày 13/7 do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.
Cô tiến hành cuộc phẫu thuật hút mỡ bụng và eo, nâng ngực tại một phòng khám vào ngày 2/5. Hai ngày sau cuộc phẫu thuật, Xiao Ran cảm thấy vô cùng đau đớn toàn thân và sốc tuần hoàn.
Cô nhập viện gần nhà và được các bác sĩ kết luận suy đa tạng. Đến ngày 5/5, gia đình chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Số hai Đại học Y dược Chiết Giang để điều trị.
Cô được chẩn đoán nhiễm trùng da và nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Trong thời gian điều trị hồi sức tích cực, các bác sĩ đã hai lần phẫu thuật cho Xiao Ran, nỗ lực ngăn nhiễm trùng lan rộng toàn cơ thể nhưng không thành công.
Xiao Ran, 33 tuổi, là ngôi sao mạng xã hội Trung Quốc chuyên về thời trang. Ảnh: Sina.
Gia đình Xiao Ran cáo buộc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ không đủ trình độ theo đúng quy định pháp luật. Trong khi đó, một số bạn bè Xiao Ran cho biết phòng khám đã thờ ơ khi bệnh nhân xuất hiện biến chứng, chỉ cho thuốc uống nhưng không có bất kỳ tác dụng nào với các triệu chứng viêm.
Sở Y tế thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang ngày 15/7 kết luận phòng khám phải bồi thường cho gia đình nạn nhân. Cơ quan chức năng cũng tạm thời rút giấy phép kinh doanh của cơ sở này.
Theo kết luận chính thức, phòng khám không có bác sĩ đủ trình độ chuyên môn nhưng vẫn tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, thực hiện sai kỹ thuật trong thời gian phẫu thuật và không điều trị hậu phẫu kịp thời cho bệnh nhân. "Những sai lầm này đã dẫn đến cái chết của nạn nhân", cơ quan điều tra nhấn mạnh.
Gan rỗng tuếch chứa đầy trứng sán vì kiểu ăn cá cực tai hại nhưng không ít người mê Thói quen ăn món cá tái sống có thể là nguyên nhân gây nhiễm sán lá gan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí ung thư. Theo tờ Urban Express , một người đàn ông 55 tuổi họ Xie ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đến Hàng Châu làm việc hơn 10 năm. Thời gian trước, ông Xia đột nhiên bị chán...