‘Cộng đồng phú dụ’ của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại
Hãng Fox News (Mỹ) đánh giá Trung Quốc dường như đang thoái lui khỏi một trong những sáng kiến chính sách quan trọng nhất là “cộng đồng phú dụ”.
Một góc trung tâm tài chính Thượng Hải. Ảnh: Reuters
Điều này phản ánh khó khăn trong cải tiến kinh tế và giảm mất cân bằng kinh tế Trung Quốc sau gần một thập niên. Vào năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giới thiệu chương trình có tên “cộng đồng phú dụ” hướng đến tái phân phối hầu hết tài sản tại nước này, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại rằng giới tinh hoa đã được hưởng lợi không cân đối từ phát triển kinh tế quốc gia.
Trong tháng 1, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ: “Đầu tiên chúng tôi sẽ khiến miếng bánh to hơn và chia đều nó qua các sắp xếp thể chế hợp lý. Nó tương tự như sóng biển nâng mọi con tàu, tất cả mọi người đều được cổ phần công bằng từ phát triển, và thành tựu phát triển sẽ tạo lợi ích cho tất cả mọi người theo cách bền vững, công bằng hơn”. Bắc Kinh đã khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao đóng góp nhiều hơn cho xã hội qua cái gọi là “phân phối thứ ba”-từ thiện và quyên góp.
Video đang HOT
“Cộng đồng phú dụ” phản ánh xu hướng chính sách của ông Tập Cận Bình, bao gồm xử lý những công ty công nghệ được coi là lợi dụng sức mạnh thị trường để tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi mảng xử lý các doanh nghiệp công nghệ vẫn tiếp diễn thì những góc khác của chương trình “cộng đồng phú dụ” lại chững lại do Trung Quốc chuyển đổi các ưu tiên trong bối cảnh tăng trưởng bị ảnh hưởng do tác động của dịch COVID-19.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Fox News
Năm 2021, cụm từ “cộng đồng phú dụ” xuất hiện ở khắp nơi, từ truyền thông đến trường học và các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong một nghị quyết được thông qua tại cuộc họp của đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu năm 2021, cụm từ “cộng đồng phú dụ” được sử dụng đến 8 lần. Nhưng năm nay, cụm từ này chỉ xuất hiện đúng một lần trong báo cáo về kinh tế dài 17.000 từ của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 3.
Báo cáo ngân sách mới nhất của Bộ Tài chính Trung Quốc không đề ra mục tiêu cụ thể để chính phủ trung ương định hướng các nguồn lực dành cho chương trình “cộng đồng phú dụ”. Tại tỉnh Chiết Giang, vốn là nơi được thí điểm chính của chương trình, các kế hoạch kinh tế mới ít nhắc đến chính sách có thể giúp chuyển của cải đến những hộ gia đình không mấy giàu có.
Bắc Kinh cũng giảm bớt một số biện pháp liên quan đến chiến dịch này. Chính phủ Trung Quốc vào tháng 3 đã hoãn lại kế hoạch mở rộng thuế tài sản mới có thể giúp tăng vốn cho các chương trình phúc lợi xã hội. Thử nghiệm về thuế tài sản mới này mới chỉ được áp dụng tại Thượng Hải và Trùng Khánh.
Các nhà phân tích đánh giá rằng mục tiêu thịnh vượng chung có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tái cân bằng kinh tế Trung Quốc hướng đến tăng trưởng từ tiêu dùng để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, chính sách này có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng từ các lĩnh vực tư.
Thủ tướng Trung Quốc đề nghị hỗ trợ với 'vai trò tích cực' cho Ukraine
Thủ tướng Lý Khắc Cường gọi tình hình tại Ukraine là nghiêm trọng đồng thời đề nghị Trung Quốc sẽ hỗ trợ với "vai trò tích cực" cho hòa bình.
Màn hình lớn tại Bắc Kinh trình chiếu phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 11/3. Ảnh: AP
Phát biểu trước các phóng viên ngày 11/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh: "Chúng tôi ủng hộ và khuyến khích mọi nỗ lực có lợi cho giải quyết khủng hoảng một cách hòa bình. Nhiệm vụ cấp bách lúc này là ngăn chặn căng thẳng leo thang hay vượt khỏi tầm kiểm soát".
Thủ tướng Trung Quốc nêu bật: "Mục đích và nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc cần được tuân thủ đồng thời nên coi trọng các mối quan tâm an ninh chính đáng của tất cả các quốc gia. Trên cơ sở đó, Trung Quốc đưa ra đánh giá của riêng mình và sẽ cùng cộng đồng quốc tế đóng vai trò tích cực cho việc sớm lập lại hòa bình".
Thủ tướng Lý Khắc Cường đồng thời khẳng định Trung Quốc vẫn phải đối các lệnh trừng phạt bởi chúng sẽ "gây tổn thương cho hồi phục kinh tế thế giới".
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Trung Quốc đã gợi ý đóng vai trò điều giải cho đàm phán giữa các bên trong xung đột Nga-Ukraine. Vào tuần này, Bắc Kinh đã gửi thực phẩm và nhu yếu phẩm trị giá 791.000 USD đến Ukraine.
Cùng ngày 11/3, lễ bế mạc Kỳ họp thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khóa XIII đã diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Tham dự phiên bế mạc có Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này.
Khả năng Trung Quốc có 'căn cứ' đầu tiên tại Thái Bình Dương Thỏa thuận hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon có thể là tiền đề cho Bắc Kinh xây dựng căn cứ đầu tiên tại Thái Bình Dương. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng người đồng cấp Solomon Manasseh Sogavare tại lễ tiếp đón ở Bắc Kinh năm 2019. Ảnh: AP Cả Trung Quốc và Mỹ đều...