Cộng đồng người Việt tại Sydney biểu tình phản đối Trung Quốc
Buổi mít tinh được tổ chức tại Toà thị chính thành phốSydney, Úc,bắt đầu từ 11h sáng ngày 25/5. Khoảng 300 người Việt Nam có mặt tại đây đã hát vang những ca khúc ca ngợi hòa bình và tình đoàn kết dân tộc.
Theo đại diện của Cộng đồng người Việt Nam tại Sydney, các cuộc biểu tình tại đây đều mang tính chất ôn hòa và được sự cho phép của Sở Cảnh sát NSW và Hội đồng thành phố Sydney.
Đoàn biểu tình còn có sự tham gia của một số bạn bè quốc tế, những người cũng yêu chuộng hoà bình và sẵn sàng đấu tranh vì công lý.Đại diện BTC, anh Nguyễn Anh Vũ cho biết : “Để nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia khác và chứng minh rằng Việt Nam không cô đơn trong bất kỳ cuộc chiến nào, chúng ta cần cố gắng mang sự thật ra với thế giới càng nhiều càng tốt”.
Đông đảo học sinh, sinh viên và kiều bào tại Sydney mặc áo cờ đỏ sao vàng, cầm cờ và giơ cao những tấm biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi Việt Nam được thể hiện bằng tiếng Việt vàtiếng Anh.
Những ca khúc yêu nước, yêu hoà bình được cất vang trên đường phố Sydney bởi những giọng ca hùng hồn và tha thiết kêu gọi mọi người “lên đàng”, cùng nhau “nối vòng tay lớn” và mang lại bình yên cho Biển Đông.
Phát biểu trước đông đảo người Việt và những bạn bè Úc có mặt tại cuộc biểu tình, anh Nguyễn Quang Đại – Trưởng BTC mít-tinh “Hoà bình cho biển Đông” nhấn mạnh: “Chúng ta phải thể hiện cho cộng đồng bạn bè quốc tế thấy dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng có thể làm tất cả để bảo vệ độc lập tự do”.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc chia sẻ với phóng viên trước sự kiện biểu tình vào ngày Chủ Nhật 25/5 tại Sydney Town Hall:
“Khi tôi nhìn cuộc xuống đường biểu tình của anh chị em sinh viên ở khắp nơi trên thế giới, tôi tin còn rất nhiều hy vọng cho thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải tỏ thái độ, chúng ta không thể thụ động được nữa. Chúng ta không thể nói – tôi chỉ lo chuyên môn, tôi chỉ lo học – mỗi chúng ta đều có thể làm được một cái gì đó. Sinh viên chúng ta mỗi người một việc, nếu không làm được việc gì lớn lao thì cũng có thể xuống đường ủng hộ đồng bào mình…”.
Tuần trước, hàng triệu người Việt Nam đang học tập và làm việc ở nước ngoài đã đồng loạt tham gia biểu tình, tuần hành phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc. Cụ thể: ở các thành phố Paris, Melbourne, Brisbane, Seoul, Hà Lan, v.v… đã diễn ra các cuộc biểu tình hoà bình, tuyên truyền với bạn bè quốc tế về hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi sự đồng cảm và giúp đỡ từ quốc tế.
Video đang HOT
Đa phần thành phần tham gia biểu tình là sinh viên, thanh niên Việt Nam, những người trẻ ở xa quê hương vẫn một lòng hướng về Tổ quốc. Đây chính là thời điểm mà lòng yêu nước của tuổi trẻ được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mỗi người có cách yêu nước của riêng mình, tham gia biểu tình – tuyên truyền hoà bình là một cách để họ thể hiện lý tưởng, tâm huyết và tinh thần yêu nước.
Dù có ở đâu đi nữa, chúng ta cũng là người Việt Nam, và không gì có thể khỏa lấp đi nỗi đau và lòng căm phẫn khi đất nước bị xâm phạm.
Hình ảnh về cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Sydney (Úc):
Bài: Phạm Thái Hà
Ảnh: Bùi Việt Hà
Theo Dantri
Con đường đúng đắn nhất để giải quyết tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Hiến chương Liên Hợp Quốc nghiêm cấm việc đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ giữa các nước. Liên Hợp Quốc cũng đã quy định các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ với nhau bằng các biện pháp hoà bình.
Rõ ràng, thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã ba lần sử dụng vũ lực để xâm chiếm: năm 1956 đối với bộ phận phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và toàn bộ quần đảo này năm 1974; và năm 1988 đối với một số đá, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Chính sách pháo hạm này của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với xu thế trên thế giới và trong khu vực.
Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định: "Các quốc gia có bổn phận không dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia".
Trên cơ sở của luật pháp quốc tế, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình đồng thời tôn trọng nguyên tắc không đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, trước sau như một chủ trương giải quyết bằng thương lượng hoà bình mọi tranh chấp giữa hai nước, đặc biệt là tranh chấp ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, mới đây, phát biểu trước Quốc hội đã nhấn mạnh lại chủ trương này của Việt Nam: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đây đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng Việt Nam chủ trương đàm phán giải quyết đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Chủ trương của chúng ta ở quần đảo Trường Sa là: Phai nghiêm túc thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà Việt Nam và Trung Quốc vưa ky kêt. Chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên hiện trạng, không co nhưng hanh đông làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này."
Trước đó, tuyên bố chung về chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã nêu rõ: "Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở biển Đông".
Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký kết "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển".
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ (ảnh: Vietnamnet)
TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, để thực hiện có hiệu quả những cam kết này, yêu cầu đặt ra là các bên trong đàm phán phải thực sự thiện chí chứ không phải bằng tương quan lực lượng: "Muốn giải quyết vấn đề này, muốn thúc đẩy quá trình làm tình hình Biển Đông ổn định, tránh xung đột, tránh sự tham gia của các thế lực khác thì chính bản thân các nước phải thiện chí, phải cầu thị. Khi đưa ra yêu sách không đúng thì phải rút để thúc đẩy đàm phán phát triển".
Giải quyết hoà bình cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với lợi ích của hoà bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Đó là con đường đúng đắn nhất.
Là một trong 5 nước uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ lớn tôn trọng và thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc. Dư luận ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới chờ đợi sự đáp ứng tích cực của phía Trung Quốc.
Theo Lê Phúc-Lê Bình-Thùy Vân-Thu Lan
VOV
"Tàu Trung Quốc có đâm thì mình vẫn vươn khơi bám biển!" "Tàu mình bị tàu Trung Quốc đâm thì mình vẫn tiếp tục vươn khơi. Dân biển mà không bám biển lấy gì mà ăn, còn để bảo vệ chủ quyền của đất nước nữa chứ" - chị Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu ĐNa-90152 bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm chiều 26/5 nói. Sáng 27/5, nhà chị Huỳnh Thị Như Hoa (sinh...