Cộng đồng người Việt quyên tặng 100.000 khẩu trang cho 16 bang của Đức
100.000 chiếc khẩu trang do cộng đồng người Việt tại Đức quyên góp và đặt hàng vận chuyển từ Việt Nam đã được đại diện cộng đồng trao tượng trưng cho Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới (WUS) để tổ chức này tiếp tục gửi tặng tới toàn bộ 16 bang của Đức.
Tiến sĩ Kambiz Ghawami – Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới CHLB Đức (WUS, người thứ hai từ phải sang) nhận tương trưng 100.000 khẩu trang do cộng đồng người Việt ở Đức trao tặng nhân dân Đức.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 14/5 tại thành phố Mainz, bang Rheinland-Pfalz, đại diện Ban tổ chức chương trình kêu gọi mang tên “Đồng lòng quyên góp ủng hộ quê hương thứ hai thời kỳ đại dịch” của cộng đồng Việt Nam tại Đức đã trao tượng trưng 100.000 chiếc khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp của Việt Nam được Bộ Y tế Đức chấp thuận cho đại diện chính quyền Đức.
Tại buổi lễ trao tặng hết sức cảm động, Trưởng Ban tổ chức, bà Bùi Thu Minh, Chủ tịch Câu lạc bộ Trường Sa, và ông Trương Định, Chủ tịch Hội Đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng tại CHLB Đức, đã thay mặt toàn thể cộng đồng người Việt tại Đức tiến hành trao tượng trưng số khẩu trang trên cho Tiến sĩ Kambiz Ghawami – Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới CHLB Đức (WUS).
Phát biểu trong buổi lễ nhận quà trao tặng, Tiến sĩ Ghawami đánh giá nghĩa cử của cộng đồng người Việt ở Đức là một ví dụ điển hình khi những người bạn cần sự tương trợ của nhau. Trên cơ sở là đầu mối hỗ trợ công tác thông quan và liên hệ với 16 bang của Đức để trao quà tặng, ông cũng như tổ chức WUS rất cảm kích trước hành động nghĩa cử tuyệt vời của cộng đồng người Việt ở Đức. Theo ông, bộ trưởng các bang khi được WUS liên hệ để trao tặng khẩu trang cũng rất xúc động về nghĩa cử thiết thực này cùng sự biết ơn sâu sắc.
Cũng theo Tiến sĩ Ghawami, không chỉ tặng số khẩu trang trên, thời gian qua, nhiều tổ chức, hội đoàn người Việt ở Đức cũng may tặng rất nhiều khẩu trang, tặng các suất ăn miễn phí cho các viện dưỡng lão, lực lượng cứu hỏa và y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Ông nhấn mạnh những việc làm như vậy là mẫu mực và không thể so sánh với bất kỳ một cộng đồng người nước ngoài nào khác đang sinh sống ở Đức.
Video đang HOT
Tiến sĩ Ghawami cũng khẳng định việc được tham gia hỗ trợ triển khai chương trình trao khẩu trang là một vinh dự lớn của WUS, tổ chức đã có sự hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục kể từ năm 1956.
Phát biểu thay mặt ban tổ chức, ông Trương Định nhấn mạnh số khẩu trang là tấm lòng của toàn thể cộng người Việt muốn tri ân nước Đức, thể hiện tinh thần trách nhiệm với nước sở tại trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và đây cũng là hoạt động rất có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
Ông Trương Định cũng cho biết hoạt động quyên góp là một trong số hoạt động hiếm hoi huy động được sự tham gia của toàn bộ cộng đồng người Việt trên khắp mọi miền nước Đức, qua đó góp phần vào sự lan tỏa, gắn kết cộng đồng cũng như thể hiện cho nước sở tại hình ảnh về một cộng đồng người Việt mạnh ở Đức.
Đại diện cộng đồng trao tượng trưng cho Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới (WUS) để tổ chức này tiếp tục gửi tặng tới toàn bộ 16 bang của Đức.
Trong khuôn khổ hoạt động trên, đại diện ban tổ chức cũng đã tiến hành trao tặng tượng trưng 6.250 khẩu trang cho bang Rheinland-Pfalz. Số khẩu trang do Bộ Nội vụ bang Rheinland-Pfalz tiếp nhận và phân phát cho tổ chức từ thiện Tafel ở Mainz.
Tại buổi tiếp nhận, ông Dieter Hanspach, Chủ tịch thứ nhất của tổ chức Tafel (Mainz), đã bày tỏ xúc động và gửi lời cảm ơn cộng đồng người Việt ở Đức. Ông cho biết, tổ chức thường nhận sự hỗ trợ về thức ăn và lần tiếp nhận này rất đặc biệt, bởi Tafel đang rất thiếu khẩu trang để có thể phân phát cho những người nghèo trong khu vực.
Hưởng ứng lời kêu gọi quyên góp ủng hộ quê hương thứ hai trong đại dịch COVID-19, các tổ chức hội đoàn và cá nhân người Việt trên toàn nước Đức cũng như một số cá nhân ở những nước khác đã thấy rõ ý nghĩa và tầm vóc của một sự kiện có tổ chức và đã nhanh chóng nhiệt tình tham gia của ít lòng nhiều để hỗ trợ nhân dân Đức ở quy mô trên toàn liên bang. Chương trình đã góp phần lan tỏa và thể hiện được sức mạnh của cộng đồng người Việt trên khắp nước Đức trong việc tương thân tương ái hỗ trợ nhân dân Đức.
Theo bà Bùi Thu Minh, chỉ ít ngày sau khi phát động lời kêu gọi, đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia quyên góp ủng hộ số tiền khoảng 30.000 euro (khoảng 815 triệu đồng) đủ để đặt mua 100.000 khẩu trang. Thông qua sự hỗ trợ nhiệt tình của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và các cơ quan liên quan ở Việt Nam và đặc biệt là tổ chức WUS, số khẩu trang đã được máy bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines chuyển tới sân bay Frankfurt/Main của Đức ngày 30/4 và sau đó đã được thông quan, chuyển hàng về trụ sở của WUS ở Wiesbaden, bang Hessen của Đức để từ đó chuyển tới các bang.
Cho đến ngày 14/5, WUS đã giúp liên hệ và chuyển khẩu trang cho 11 bang ở Đức, 5 bang còn lại sẽ tiếp tục được nhận khẩu trang trong những ngày tới.
ECB: Tiền giấy không phải là nguy cơ lây nhiễm lớn virus SARS-CoV-2
Ngày 28/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khẳng định nguy cơ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ tiền giấy euro là không lớn, sau khi kết quả kiểm tra cho thấy virus bám trên các bề mặt khác lâu hơn rất nhiều.
Nguy cơ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ tiền giấy euro là không lớn. Ảnh: AFP/TTXVN
Dù tiền mặt được dùng rộng rãi tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đã yêu cầu khách hàng chuyển sang dùng thẻ hay các phương thức thanh toán không tiếp xúc khác để tránh việc sử dụng những tờ tiền bị người mắc COVID-19 chạm vào.
Fabio Panetta, một thành viên trong ban điều hành ECB, cho biết các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm ở châu Âu cho thấy trong vài giờ đầu tiên, tỷ lệ sống sót của virus SARS-CoV-2 trên các bề mặt thép không rỉ, như tay nắm cửa, cao hơn 10 cho đến 100 lần so với trên bề mặt tiền giấy euro. Các phân tích khác cho thấy việc virus chuyển sang người từ các bề mặt như tiền giấy là khó hơn rất nhiều so với từ các bề mặt trơn nhẵn như nhựa.
Với các kết quả trên, ECB kết luận rằng so với những vật liệu khác mà con người tiếp xúc hàng ngày, tiền giấy không phải là nguy cơ lây nhiễm lớn. Tuy nhiên, ECB không đề cập về việc có nghiên cứu nguy cơ lây nhiễm từ đồng tiền xu euro hay không.
Ước tính trên 340 triệu người tại khu vực Eurozone đang sử dụng tiền euro. Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu của người tiêu dùng trong khu vực, chiếm 75% các giao dịch. Việc sử dụng tiền mặt đặc biệt phổ biến tại những nước lớn như Đức, Italy và Tây Ban Nha. Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, nhu cầu tiền mặt trở nên khó đoán hơn do một số người có xu hướng tích trữ tiền ở nhà, trong khi những người khác chi tiêu ít hơn do lệnh phong tỏa.
Tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tuyên bố sử dụng tia cực tím để khử trùng tiền giấy nhằm ngăn ngừa nguy cơ virus lây lan.
Đặng Ánh
Iran và Nga phản đối kế hoạch mới của Mỹ Mỹ đang cân nhắc một nghị quyết cấm các nước xuất khẩu vũ khí thông thường sang Iran, sau khi lệnh cấm hiện tại hết hạn vào tháng 10/2020. Ngày 28/4, Bộ trưởng Ngoại giao Iran và Nga đã bác bỏ Nghị quyết mới của Mỹ liên quan đến Thỏa thuận hạt nhân (JCPOA), được ký năm 2015 giữa Iran và P5 1...