Cộng đồng mạng quốc tế không đồng tình với video cuộc gặp gỡ ảo giữa người mẹ và con gái đã mất
Công nghệ thực tế ảo “hồi sinh” cô con gái đã mất khiến người mẹ không thể kìm được nước mắt. Tuy nhiên không phải ai cũng ủng hộ cách làm này.
Cuộc gặp gỡ ảo đầy nước mắt của chương trình “ VR Human Documentary” tiếp tục đang trở thành chủ đề bàn tán lớn trên mạng xã hội những ngày qua, và nay đã vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc cũng như châu Á. Người mẹ đeo thiết bị thực tế ảo cùng với găng tay cảm ứng cho phép cô nhìn, cảm nhận và nói chuyện với con gái đã mất năm 2016 vì bệnh ung thư máu.
Và mẹ của cô bé Nayeon đã mất phải đối mặt với vấn đề tâm lý trong khoảng thời gian rất dài. Đây cũng chính là lý do lớn nhất cô muốn gặp lại con để nói lời tạm biệt lần cuối.
Bé Nayeon mất vì căn bệnh bạch cầu năm 2016
Sau khi đoạn clip được chia sẻ trên một trang fanpage lớn của nước ngoài, đa phần các ý kiến đưa ra đều không đồng tình với cách làm của chương trình. Họ đều công nhận sức mạnh không tưởng của công nghệ, một câu chuyện cảm động và chạm đến trái tim nhưng cách giải quyết lại vô tình làm cho nỗi đau mất người thân trở nên hằn sâu và ám ảnh hơn.
Mục đích của chương trình là tái hiện lại một người mà nhân vật trải nghiệm muốn gặp nhất và mang lại những ký ức ấm áp. Cuộc gặp gỡ giữa người mẹ Jang Ji Sung và cô con gái Nayeon đã mất tuy là rất cảm xúc nhưng vẫn đặt ra cho nhiều người câu hỏi về tính nhân văn.
Jang Ji Sung có thể nghe và thấy bóng hình con gái nhưng đớn đau thay không thể ôm hay chạm vào con vì tất cả chỉ là ảo
VR-Nayeon
Một bình luận để lại: “Tôi hiểu tại sao ai đó muốn làm điều này. Nhưng nó rất không lành mạnh. Đây không phải là người thật. Nó không có ký ức và cảm xúc của người mà ta muốn gặp. Nó chẳng hơn gì một chiếc máy tính. Chỉ đơn thuần là mô phỏng. Tất cả những gì nó sẽ làm là mở ra những vết thương cũ và cuối cùng không như mong đợi của bạn… Nếu khó khăn và đau đớn như vậy, chỉ cần cho phép bản thân đau buồn một cách tự nhiên và hiểu bản thân muốn gì để giúp bạn tiến về phía trước”.
Một ý kiến khác cho rằng: “Tôi không nghĩ rằng điều này là đúng đắn. Tâm trí và cơ thể của chúng ta đã phải trải qua một giai đoạn đau buồn. Tôi không cho là có thể vượt qua quá trình đó nếu bạn đánh lừa tâm trí của mình để nghĩ rằng bạn đang nói chuyện với người thân yêu. Nhưng tôi có thể tưởng tượng được tại sao mọi người muốn làm điều này. Mất mát là một điều khủng khiếp”.
Để khẳng định việc làm của ê-kip chương trình là sai trái và không thể cảm thông, người này nói rằng mình đã mất rất nhiều người thân yêu nhưng đã học cách chấp nhận và vượt qua nhờ sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. “Làm thế nào một người có thể tìm thấy khuây khỏa bằng cách nhìn thấy một người thân yêu đã mất (đặc biệt là một đứa trẻ). Nó sẽ chỉ mở ra nhiều tổn thương mà thôi!”
“Hãy để người quá cố được ngủ yên. Có lẽ linh hồn cô bé đã được yên nghỉ”, “Đây quả thực là một ý kiến tồi tệ”, “Đây là điều rất đáng sợ cho những ai có tinh thần không vững vàng. Họ sẽ chẳng bao giờ quên được quá khứ”…
Trên dailymail UK, những bình luận được đánh giá cao nhất cũng không hề ủng hộ cách làm của chương trình. “Clip này không phù hợp để chiếu lên TV, hãy để người mẹ đau buồn một cách riêng tư”…
Theo trí thức trẻ
Không cầm nổi nước mắt, người mẹ gặp được con gái quá cố nhờ công nghệ VR
Những gì mà khán giả và người mẹ nhìn thấy chỉ sản phẩm của công nghệ thực tế ảo do đội ngũ làm phim dựng lại.
Mời đây, một bộ phim tài liệu của truyền hình Hàn Quốc đã trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng khi nói về một bà mẹ có thể gặp lại con gái quá cố của mình nhờ công nghệ thực tế ảo (VR). Hai nhân vật chính trong bộ phim là người mẹ Jang Ji-sung và cô con gái nhỏ Nayeon. Điều đáng nói ở đây là Nayeon đã qua đời năm 2016 khi mới 7 tuổi vì căn bệnh nan y. Những gì mà khán giả và người mẹ nhìn thấy chỉ sản phẩm của công nghệ thực tế ảo do đội ngũ làm phim dựng lại.
Theo Aju Business Daily, đội ngũ sản xuất phim tài liệu đã dành 8 tháng để xây dựng nhân vật Nayeon bằng công nghệ VR. Từ những bức ảnh, video mà gia đình Jang Ji-sung cung cấp, họ đã tái dựng lại một cô bé Nayeon 7 tuổi với ngoại hình, gương mặt, giọng nói và cả tính cách giống nhất có thể.
Sau khi đâng tải lên Youtube từ ngày 6/2, clip này đã thu về 6,5 triệu lượt xem, đây là một con số không hề nhỏ với một sản phẩm phim tài liệu. Rất nhiều ý kiến cảm thông, chia sẽ đã được gửi đến nhân vật chính, cô Jang Ji-sung và đoàn làm phim. Tuy vậy, cũng có một số ý kiến trái chiều được đặt ra. Họ cho rằng sinh lão bệnh tử là chuyện thuận theo tự nhiên và con người không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề này.
Theo GameK
Hiệu quả bất ngờ của công nghệ thực tế ảo tăng cường trong nhà trường Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR đặc biệt hiệu quả với các môn học đòi hỏi sự sáng tạo giúp học sinh chủ động tương tác với chính vật thể để khám phá và tìm hiểu sâu hơn, giúp giáo viên tăng thêm tương tác với nhau. Học sinh THCS Đông Triều ứng dụng công nghệ AR Lan toả sâu rộng...