Cộng đồng mạng ‘giải cứu’ bác bảo vệ mất việc
Covid-19 khiến ông Hải mất việc, không có thu nhập đành trả nhà trọ dọn ra vỉa hè sống.
Hai ngày nay, điện thoại của ông Đào Kim Hải (62 tuổi), ở đường Bến Vân Đồn, quận 4 liên tục đổ chuông. Nhiều mạnh thường quân ở TP.HCM gọi hỏi thăm và đến tận nơi tặng ông những phần quà. Có người ngỏ ý giới thiệu cho ông một công việc khác nhưng ông Hải chưa dám nhận lời bởi giấy chứng minh và sổ hộ khẩu của ông đã đem cầm chưa có tiền chuộc.
“Tôi muốn chuộc giấy tờ lại đã rồi mới đi làm, cái gì cũng phải rõ ràng, tôi có giấy chứng minh hẳn hoi. Hơn nữa, tôi sợ mình già yếu, làm không đạt lại phụ lòng tốt của người ta nên chưa dám nhận lời đi làm ở đâu”, ông nói.
Sau khi hoàn cảnh của ông Hải được chia sẻ trên mạng xã hội, sáng nay ông nhận được rất nhiều quà gồm gạo, mì tôm, sữa… Ảnh: Diệp Phan.
Ông Hải làm bảo vệ đã 5 năm nay, lương mỗi tháng khoảng 5,5 triệu đồng, mỗi ngày làm 12-16 tiếng. Sáu tháng trước, vì làm mất xe của khách nên ông bị công ty trừ lương. Hết tiền, ông đem chứng minh và sổ hộ khẩu đi cầm đồ lấy một triệu đồng để sống qua ngày. Không ngờ sau 6 tháng tiền gốc và lãi đã lên đến 4 triệu. Không có tiền chuộc, ông đành ra về.
Hai tháng trước, ông Hải làm bảo vệ cho một công ty điện máy ở quận 1 thì Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp. Công ty cho ông, tạm nghỉ việc, giữ lại nửa tháng lương và hứa khi nào có công việc mới sẽ gọi ông đi làm.
“Tui bị viêm họng mãn tính nên thỉnh thoảng có ho, mùa dịch nên nhiều khách ngại tiếp xúc, hơn nữa tui cũng già rồi nên công ty bảo tôi tạm nghỉ việc đưa người trẻ hơn vào. Giờ hàng quán đều đóng cửa cả, chắc người ta không gọi lại cho tôi đâu”, ông Hải nói.
Bị mất việc đột ngột, trong người chỉ còn vài chục nghìn, lại sắp đến ngày phải trả tiền thuê trọ, nên ông Hải chủ động dọn đi. Hai tháng nay ông ngủ ở công viên và sống bằng cơm từ thiện.
Video đang HOT
Tuần trước, nhiều người biết được hoàn cảnh của ông nên đã đăng lên các trang mạng xã hội. Nhiều người đã tìm đến ủng hộ tiền và tặng quà cho ông. Gom được gần một triệu, ông quay lại nhà trọ ở 150/25, đường Bến Vân Đồn, quận 4 trả bớt tiền nhà và xin chủ nhà cho ở tiếp.
Chị Nguyễn Thị Thu Thảo (38 tuổi), chủ nhà trọ nơi ông Hải đang sống nói: “Ông Hải bắt đầu đến ở chỗ tôi cũng hơn hai năm, ông ấy cũng thường chuyển đi chỗ này chỗ kia. Nhưng quay lại nhà tôi thì tôi vẫn cho ông ấy ở”.
Trong túi ông Hải chỉ còn mấy trăm nghìn, chị Thảo đã chở ông Hải đến tiệm cầm đồ để xin chuộc lại giấy tờ với giá 2 triệu. Phần còn lại chị Thảo sẽ cho mượn. Tuy nhiên ông chủ tiệm cầm đồ không đồng ý, nhất định đòi đủ 4 triệu nên một lần nữa, ông Hải ngậm ngùi trở về.
Tối 6/4, ông Hà Nhật Thanh (45 tuổi), ở quận 3 xem trên Facebook thấy bạn bè chia sẻ về hoàn cảnh của ông Hải. Sáng nay ông Thanh đến tặng ông Hải 500.000 nghìn, giúp ông Hải xoay sở qua mùa dịch. Ảnh: Diệp Phan.
Sau khi về lại căn nhà trọ cũ, ông ở ghép chung với một người bạn nhặt ve chai. Nhiều người gọi điện ngỏ ý muốn giới thiệu cho ông một công việc khác nhưng ông chưa nhận lời ai, bởi ông đã quen sống ở khu vực gần dãy trọ của chị Thảo. Không có xe máy, ông đi làm bằng xe buýt nên không dám đi xa.
“Tui sống ở khu trọ này cũng quen rồi, có một vài người ở Vũng Tàu, Đồng Nai giới thiệu tui đến làm việc nhưng xa quá chắc tui không đi nổi”, ông Hải nói.
Ông quê ở Vũng Tàu, trước đây có vợ con sống tại quận 12. Khoảng 20 năm trước, vợ bệnh nặng nên ông phải bán nhà để chữa bệnh cho vợ. Sau khi vợ mất vài năm, người con duy nhất cũng qua đời vì tai nạn. Kể từ đó ông Hải thuê nhà trọ ở một mình, làm nhiều nghề để sống.
5 năm nay sức khỏe ông Hải yếu, mắt bên phải của ông mờ dần vì vết thương thời đi bộ đội. Không còn làm nổi việc tay chân, ông xin vào làm bảo vệ. “Công ty bảo vệ sắp xếp tôi làm chỗ nào thì tôi làm ở đó, giờ chỉ còn trông coi xe thôi chứ dắt xe cũng không nổi nữa”, ông kể.
Một ngày trước, thông tin về hoàn cảnh của ông Hải liên tục được chia sẻ nhiều hơn trên các trang mạng xã hội. Sáng nay, ông Hải nhận được nhiều phần quà gồm gạo, sữa, mì tôm và tiền mặt. Ông định sẽ đi chuộc lại giấy tờ để nếu có ai giới thiệu công việc phù hợp gần nhà trọ ông có thể đi làm ngay.
Diệp Phan
Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân: "Nếu bạn đang được một phần lương, hãy tỏ lòng biết ơn, vì bạn vẫn còn khá hơn rất nhiều người vừa mất việc"
"Ai không đủ linh hoạt, không thay đổi thái độ cho phù hợp với thời thế, không đủ tâm để đồng cam cộng khổ cho sự sống còn của doanh nghiệp, người đó đương nhiên nên là người ra đi trước", chuyên gia Nguyễn Phi Vân khẳng định!
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân hiện là thành viên sáng lập và phát triển của Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia...
Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean's... và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: "Quảy gánh băng đồng ra thế giới", "Nhượng quyền khởi nghiệp", và "Con đường ngắn để bước ra thế giới".
Bày tỏ về tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra căng thẳng trên toàn thế giới và sự ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động làm ăn của nhiều doanh nghiệp cũng như đến miếng cơm manh áo của nhiều nhân viên, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân chia sẻ nếu vẫn được đang hưởng một phần lương, bạn nên tỏ lòng biết ơn vì không ít người đã mất việc vì đại dịch này. Nội dung cụ thể chia sẻ như sau:
"COVID JDs
Hôm qua, gọi hỏi thăm đối tác ở Thái Lan xem ứng phó thế nào trong tình hình đóng cửa và hạn chế đi lại. Cô đối tác thở dài, bảo mới họp team xong, thông báo cắt giảm lương và giao việc mới để chạy mô hình online. Một số nhân viên phàn nàn, vì phải làm những việc không có ghi trong JD - Job Description - Bảng mô tả công việc, và họ phải làm nhiều thứ mới linh tinh, nhỏ nhặt, không xứng với vị trí họ được tuyển vào.
Cô nói, nếu tình hình diễn biến cứ như này thì ngân sách tiền mặt để trả lương chỉ còn khoảng 6 tháng. Rồi sẽ đến lúc phải đưa ra quyết định rất khó khăn về việc cắt giảm nhân sự, và cũng không có cách nào khoa học hơn là bắt đầu từ những nhân sự phàn nàn về JD.
Trong cái mùa mà doanh thu bằng không hoặc may mắn thì được 10-20% doanh thu trung bình, ai còn tâm trí nào nữa mà nói chuyện JD. Doanh nghiệp chết thì nhân viên đương nhiên mất job. Cho nên, JD mùa Covid đơn giản là làm tất cả những gì có thể, làm tất cả những gì được giao một cách nhanh nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất, rồi tự nghĩ thêm và làm thêm cả những việc không được giao. What else can I do? What more can I do? Ai không đủ linh hoạt, không thay đổi thái độ cho phù hợp với thời thế, không đủ tâm để đồng cam cộng khổ cho sự sống còn của doanh nghiệp, người đó đương nhiên nên là người ra đi trước.
Nếu bạn vẫn đang được hưởng lương 100% cho đến ngày hôm nay, hãy tỏ lòng biết ơn, vì rất nhiều người khác không được hưởng cái phúc này. Nếu bạn đang được hưởng một phần lương, hãy tỏ lòng biết ơn, vì bạn vẫn còn khá hơn rất nhiều người vừa mất việc. Khi bóng tối đổ lên từng đường ngang ngõ hẹp, là lúc ta nên nhìn về ánh sáng để tìm đường. Xin hãy nhìn về nửa bên ánh sáng của cuộc đời. Và học cách biết ơn những gì mình đang có."
Trước đó, chuyên gia Nguyễn Phi Vân cũng giãi bày trong giai đoạn khó khăn này, những ai còn có công việc để làm, có lương để hưởng cần phải chiến đấu hết mình vì đó là trận chiến sống còn của chính bản thân. Còn công việc là ít nhất chúng ta còn hạnh phúc hơn nhiều người bỗng nhiên bị mất việc trong giai đoạn này; vì thế, hãy trân quý công việc mình đang làm dù công việc đang gặp khó khăn hơn, có số lượng nhiều hơn giai đoạn trước.
"Trong thời khắc bất thường này, ai cũng phải xuất chiêu phi thường để tồn tại. Và đó không chỉ dừng lại ở những người doanh chủ. Nếu bạn đang đi làm thuê cho công ty, doanh nghiệp, xin các bạn hãy rất rõ ràng rằng, bạn thật ra đang chiến đấu cho bản thân chứ không phải vì công ty hay vì ai khác cả.
Thời khắc này, doanh nghiệp nào còn chuyển đổi mô hình nhanh, còn có doanh thu, còn vận hành kinh doanh được đều là cái phúc của doanh nghiệp đó, và là cái phúc của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp đó. Là người đi làm thuê, chúng ta cần phải hiểu rằng, không có doanh thu đồng nghĩa với không có tiền để trả lương cho đội ngũ, đồng nghĩa với việc có thể phải cắt giảm nhân sự, đặc biệt là những nhân sự không có thái độ đánh trận, quyết liệt, sống còn cùng công ty. Do đó, chiến đấu đương nhiên là bạn đang chiến đấu cho bản thân, cho công việc, cho thu nhập của chính mình, không ai khác.
Đừng than tại sao mình phải làm thêm những việc mình chưa bao giờ phải làm. Đừng trách tại sao đổ thêm việc không liên quan tới bảng mô tả công việc lên người bạn. Đừng bực bội tại sao ép phải làm việc nhanh hơn, nhiều hơn, không còn 9-5 như trước. Trong thời đoạn bất thường này, nếu bạn không tự mình lớn lên và trở thành nhân sự phi thường để chiến đấu và tồn tại cùng công ty, bạn đang tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
Bạn không phải đang chiến đấu vì công ty đâu. Bạn đang chiến đấu vì bản thân mình đấy. Khi hiểu rất rõ vị thế này, có lẽ bạn sẽ làm việc và chiến đấu rất khác, vì điều đó liên quan đến sự sống còn của chính bạn, của gia đình bạn.
Tôi tâm sự những dòng này vì bản thân cũng đã từng đi làm thuê, cũng đã từng đối diện tất cả những cuộc chiến sống còn như cuộc chiến của bản thân, chưa bao giờ than phiền hay tính toán. Cuối cùng thì, chúng ta cũng chỉ làm việc cho chính bản thân mình, không ai khác. Và cuộc chiến này, sẽ còn dài, sẽ còn ảnh hưởng đến sự sống còn của chính bản thân ta, không ai khác. Bạn có dám đứng ra chịu trách nhiệm cho sự sống còn của chính bản thân không? Hay trước giờ và mãi mãi về sau, bạn vẫn đùn đẩy trách nhiệm sống còn của bản thân cho một ai đó khác?
Đây cuối cùng là cuộc chiến của chính bạn, là sự sống còn của chính bạn, không ai khác!"
PV
Nữ tiếp thị bia bị điều chuyển vì nâng cốc lên miệng khách nam Nữ PG bị cấp trên khiển trách, có nguy cơ mất việc khi đoạn clip người này phục vụ khách nam uống bia được cho là quá thân mật lan truyền trên mạng. Theo AsiaOne, đoạn clip dài 20 giây ghi lại hình ảnh nữ tiếp thị bia (PG) nâng cốc đặt lên miệng vị khách nam để người này uống trở thành...