Cộng đồng mạng “dậy sóng” vì VTC dàn cảnh “học sinh trốn tiết hút shisha”
Hình ảnh những chiếc áo trắng xuất hiện và ngập chìm trong làn khói shisha sau mỗi giờ học được VTC14 phát sóng đã khiến cho nhiều bạn nhân vật chính trong đó rơi vào nguy cơ bị đuổi học.
Cộng đồng mạng “dậy sóng” vì VTC dàn cảnh “học sinh trốn tiết hút shisha”
Mới đây, một đoạn phóng sự được VTC 14 phát sóng nói về tình trạng học sinh trốn học đi hút shisha được đông đảo cộng đồng quan tâm và lo lắng cho một thế hệ trẻ. Góc quay rộng, cận mặt khiến nhiều người sởn gai ốc khi nhìn thấy con em mình trên đó. Tất nhiên, nhà trường không thể đứng khoanh tay nhìn và đã ra quyết định đuổi học tất cả các em học sinh xuất hiện trong đoạn phóng sự trên.
Đoạn phóng sự “Áo trắng chìm trong khói shisha” của VTC14.
Một tiệm làm tóc ở Nhật đã nảy ra ý tưởng nhuộm tóc lấy cảm hứng từ những trái cà chua đỏ và những quả đầu không đụng hàng đã…
Trước điều đó, phía đại diện VTC đã có công văn gửi các trường THPT có học sinh xuất hiện trong đoạn phóng sự đề nghị các trường “nhẹ tay” với học sinh của mình và có hình thức ký luật phù hợp, thích đáng để các em nhận ra lỗi lầm của mình.
Video đang HOT
Bản sao công văn được VTC gửi các trường học.
Đứng trước nguy cơ bị đuổi học vô lý do, nhiều bạn học sinh có mặt trong đoạn phóng sự của VTC14 đồng loạt lên tiếng về việc mình bị lừa để “chụp mũ”. Em Phạm Vũ, học sinh trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội – đại diện nhóm học sinh xuất hiện trên phóng sự, đã viết tâm thư kể lại toàn bộ câu chuyện:
Tâm thư của em Phạm Vũ, nhân vật trong đoạn phóng sự của VTC14
“Vào ngày 25.3.2015 bạn Nguyễn Thu Trang đã được chị biên tập viên tên Mai Anh Thư của đài VTC nhờ quay phóng sự về việc học sinh hút shisha, nhằm khuyên các bạn tránh xa thứ này. Bạn Trang có rủ mình trả lời phỏng vấn nhưng mình đã từ chối và chỉ đồng ý đi lên địa điểm quay cùng Trang chứ không sử dụng shisha. Khi đến đó, chị Thư đã có một cuộc nói chuyện với mình cũng như các bạn về quá trình quay và tất cả bọn mình đều đưa ra ý kiến là xóa mác logo trường để không ảnh hưởng đến uy tín của trường.
Lúc đó chị Thư cũng đồng ý nên hai bạn mình là Đức Anh và Thu Trang mới đồng ý trả lời phỏng vấn. Sau đó vài ngày, mình xem trên Facebook mới tá hỏa khi thấy video phỏng vấn đó quá khác so với sự thật, đoạn phỏng vấn hai bạn mình đã quay hôm đó đã bị cắt xén quá nhiều, và chị đã thất hứa về việc xóa mác logo trường. Khi được hỏi thì các bạn nêu ra cả những tác hại của shisha và đưa ra lời khuyên cho các bạn học sinh, nhưng bị cắt hết chỉ để lại những câu nói trơ vơ như thế. Video đó đã biến các bạn mình thành nhứng đứa không ra gì, đến lúc video bị phát tán rộng rãi bạn mình đã nhận được không ít bình luận ác ý làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của hai bạn. Đặc biệt là Trang, vì chuyện này Trang khóc suốt và không dám đi học.
Đến khi nhà trường phát hiện, trường có mời chị BTV đến làm việc và yêu cầu gỡ video gửi một công văn để làm sáng tỏ sự việc. Ngay hôm sau, có công văn chuyển đến nhưng lại không đúng sự thật. Nội dung nói rằng họn mình đang sử dụng shisha thì bị bắt gặp. Công văn ấy đã biến những học sinh vô tội như bọn mình thành có tội, không những thế còn ảnh hưởng nặng nề tới tinh thần lẫn danh dự của bọn mình và nhà trường. Đến khi nhắc lại chuyện xóa mác logo trường thì chị nói vì quá nhiều việc nên chị quên, mong các em thông cảm?! Em xin lỗi chị chứ bây giờ ra ngoài xã hội đi giết người rồi bảo lỡ tay mong mọi người thông cảm thì có lọt lỗ tai không chị? Việc làm của chị đã đi quá xa và trái với đạo đức nghề rồi.”
Đoạn tâm thư đang khiến cộng đồng hoang mang liệu VTC14 dàn dựng cảnh “học sinh trốn tiết hút shisha”có phải là sự thật? Nếu đúng như vậy thì tại sao khi biết nhà trường định kỷ luật các em học sinh trên, VTC lại không nói rõ mà chỉ khuyên nhà trường nên nương tay với các em? Phải chăng, VTC đang muốn “lật ngược” tình thế, biến các em thành “con mồi” cho đoạn phóng sự được coi là “ăn khách” của mình? Đó là những câu hỏi mà cộng đồng mạng mong tìm thấy câu trả lời từ ý kiến của lãnh đạo đài.
Theo Tri Thức
Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Sẽ vay vốn nước ngoài?
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, để đầu tư dự án Tháp Truyền hình Việt Nam, VTV đã tính đến phương án vay nợ nước ngoài. Do đó, nhiệm vụ huy động tài chính cho dự án này không phải là "vấn đề khó khăn, bất khả thi".
Tháp truyền hình Tokyo Sky Tree cao 634m.
Trao đổi với PV Dân trí bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 1/4, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đang tính đến khả năng vay vốn nước ngoài để đầu tư xây tháp truyền hình cao nhất thế giới (636m).
Chủ trương hợp tác đầu tư xây dựng dự án Tháp Truyền hình Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thông qua.
Thủ tướng đồng ý cho VTV phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để tham gia đầu tư Dự án Tháp Truyền hình Việt Nam, sau khi đã làm rõ hiệu quả của dự án. VTV lựa chọn thêm đối tác là doanh nghiệp tư nhân có năng lực về tài chính và kinh doanh góp vốn tham gia công ty cổ phần để khai thác kinh doanh dịch vụ khi dự án đi vào hoạt động.
Mới đây, VTV, SCIC và đối tác thứ 3 là Tập đoàn BRG (một tập đoàn tư nhân chuyên đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực sân golf và tài chính - ngân hàng) đã ký thỏa thuận hợp tác để đầu tư xây dựng dự án này.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, các tổ chức này sẽ góp vốn thành lập một công ty cổ phần để chịu trách nhiệm, tiến tới lập dự án tiền khả thi, chọn nhà thầu thi công...
Bộ trưởng Nên dẫn lời Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh cho biết, VTV "không ngại" về vấn đề vốn xây dựng, "vì chỉ cần một số vốn cần thiết ban đầu sẽ tiến hành và có thể vay vốn nước ngoài để tiếp tục triển khai". Theo đó, "đây không phải là vấn đề khó khăn, bất khả thi". Hoạt động vay vốn này sẽ được công ty cổ phần do VTV, SCIC và BRG lập ra thực hiện, Chính phủ không tham gia.
Hiện tại, 3 tổ chức trên vẫn chưa đặt ra vấn đề tỉ lệ góp vốn của tư nhân bao nhiêu phần trăm và công việc này sẽ do VTV chủ trì. Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ trưởng Nên thì "nếu có nhà đầu tư nước ngoài sẽ là một điều tốt, vì họ có kinh nghiệm, khả năng quản lý và có thể thu hút thêm được những dòng du khách tiềm năng".
Qua trao đổi, Bộ trưởng Nên cũng cho rằng, những bàn luận hiện tại mới chỉ đang đi sâu về việc chưa cần thiết phải thực hiện dự án này trong khi điều kiện đất nước khó khăn. Tuy nhiên, xét về tâm lý, "ai cũng muốn trong quá trình xây dựng phát triển, đất nước có một công trình quy mô để tự hào".
Theo đó, dự án này không đơn thuần chỉ là một trụ tháp để dùng riêng cho truyền hình mà còn là "điểm nhấn của đô thị, là trung tâm thu hút du lịch, du khách, tạo nên sự lan tỏa về kinh tế dịch vụ cho khu vực xung quanh". Hơn hết, với nhiều nước, tháp truyền hình còn là biểu tượng của đất nước. Do vậy, ông cho rằng, "nên ủng hộ dự án này".
Cũng theo Bộ trưởng Nên, chủ trương xây tháp truyền hình đã được đặt ra từ năm 1995 (thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) song lúc đó không có điều kiện tài chính để thực hiện. Sau 20 năm, theo Bộ trưởng Nên, việc độ cao của tháp được đẩy lên và cao hơn các dự án khác 1-2m là bình thường.
Với độ cao dự kiến là 636m, Tháp Truyền hình Việt Nam sau khi xây dựng sẽ cao hơn tháp Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600m).
Bích Diệp
Theo Dantri
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói gì về sai phạm của VTV? Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về sai phạm trong hoạt động liên kết của VTV tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/4. Chiều 1/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Thông tin và truyền Thông (Bộ TT-TT) Nguyễn Bắc Son đã trả lời những câu hỏi liên quan đến sai phạm của VTV trong hoạt động liên...