Cộng đồng Kinh tế ASEAN – Những câu hỏi nóng cho 2016
Trước sức ép cạnh tranh của thị trường hơn 650 triệu dân, liệu doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuẩn bị để đón nhận cơ hội cũng như đương đầu thách thức, đây là nội dung được quan tâm khi lộ trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN ( AEC) đang đến rất gần với các nước thành viên; trong đó có Việt Nam.
Chế biến cá đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy KTCFOOD. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
AEC là sự hội nhập của các quốc gia thành viên ASEAN thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực có GDP đạt khoảng 2.000 tỷ USD và trở thành nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới.
Mặt khác, khi AEC hình thành, thuế nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ từ các nước thành viên sẽ giảm về 0%, tất cả các lĩnh vực kinh tế sẽ được mở cửa; đồng thời tạo nên sự hòa nhập khu vực một cách toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho các nền kinh tế thành viên.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (ISEAS) công bố, có đến 63% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng AEC không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Mặt khác, hầu hết Chính phủ và doanh nghiệp các nước ASEAN từ lâu đã chuẩn bị sẵn sàng cho lộ trình hội nhập. Điển hình, các chính phủ nước thành viên ASEAN đã chuẩn bị thực hiện các điều luật quốc tế với những biện pháp để tận dụng cơ hội, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nước mình. Ngoài ra, các nước này cũng dự doán và có giải pháp xử lý thách thức thông qua sự lắng nghe chuyên gia, doanh nghiệp đúng mức.
Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, khi đánh giá về tác động của AEC cần đặt trong bối cạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với những Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương khác.
Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một thỏa thuận hay hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất; trong đó, AEC tạo cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng nhiều thị trường và động lực phát triển mới, nhưng cũng mang lại nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong bối cảnh chênh lệch trình độ phát triển giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN ở nhiều lĩnh vực như: hàng hóa, dịch vụ, lao động, quản lý dòng vốn và thu hút đầu tư…
Video đang HOT
Hiện tại, thương mại nội khối ASEAN vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm 24% tổng giao dịch thương mại quốc tế của khối này, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 60% của Liên minh châu Âu.
Bên cạnh đó, tiến trình hình thành và phát triển AEC vẫn còn tồn tại nhiều rào cản như cơ sở hạ tầng không đồng đều, chi phí vận tải, thương mại mang tính cạnh tranh hơn bổ sung, đầu tư trực tiếp nội khối thấp…
Mặc dù AEC đã thống nhất để cho 4 nền kinh tế kém phát triển hơn trong khối là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar được “ân hạn” tới năm 2018 mới phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan so với 6 nước còn lại. Tuy nhiên, những quan ngại hội nhập kinh tế sẽ không thu hẹp mà có khả năng làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập trong khu vực là hoàn toàn có cơ sở, các chuyên gia nhấn mạnh.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) cho biết, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là từ nay đến năm 2018 phải loại bỏ thuế quan đối với 7% dòng thuế nhạy cảm (khoảng 400 dòng thuế).
Những dòng thuế này, trước đây được xếp vào danh mục nhạy cảm cao, nghĩa là những mặt hàng Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp, muốn duy trì mức thuế bảo hộ cao để doanh nghiệp và các ngành sản xuất có thời gian nâng cao sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, khảo sát thực tế, trong thời gian qua có những mặt hàng Việt Nam được hưởng mức bảo hộ rất cao bằng cả biện pháp thuế và phi thuế, nhưng không cải thiện được năng lực cạnh tranh sẽ đối mặt với khó khăn, gồm ôtô, đường, sắt, thép…
Trước những thách thức AEC, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần đẩy nhanh nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; trong đó, các Bộ, ngành nên tập trung vào lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí hành chính, qua đó cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh.
Riêng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể đứng ngoài tiến trình hội nhập kinh tế, mà phải nhập cuộc và tham gia một cách chủ động hơn thông qua việc cập nhật thông tin, đổi mới quản trị, chiến lược kinh doanh…/.
Theo Vietnam
Thị trường chung ASEAN sẽ đẩy tăng vốn đổ vào bất động sản?
Theo CBRE, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi cộng động kinh tế ASEAN hình thành.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, theo phân tích của Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Công ty TNHH CBRE Việt Nam, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng.
Tăng trưởng thị trường công nghiệp thúc đẩy nguồn cung văn phòng
Phân tích của CBRE cho biết: Việc thành lập một thị trường chung cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối năm 2015 ngay lập tức sẽ mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp của các nước thành viên với nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường văn phòng và bán lẻ.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN được kỳ vọng sẽ thúc đẩy vốn đầu tư vào bất động sản (Ảnh minh họa: KT)
Trong báo cáo nghiên cứu mới đây của CBRE về "Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Động lực phát triển cho thị trường bất động sản khu vực Đông Nam Á", các chuyên gia CBRE dự đoán nguồn cung - cầu không gian công nghiệp và văn phòng tại hầu hết các thị trường trong khối ASEAN sẽ tăng lên trong thời gian ngắn và trung hạn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty đa quốc gia được thành lập trong khu vực.
Thị trường kho vận đặc biệt được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng và phát triển trong khối ASEAN, tạo điểm nhấn quan trọng trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Sự tăng trưởng của thị trường công nghiệp cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung văn phòng khi có nhiều công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng mở rộng. Đặc biệt, ngành dịch vụ tài chính và pháp lý tại các thị trường mới nổi có thể đẩy mạnh trên cơ sở thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng và đề xuất tự do hóa thị trường vốn của khu vực.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng đang xúc tiến để gia nhập vào thị trường ASEAN, xây dựng trên nền tảng họ đã tạo lập trong những năm qua. Du lịch hiện là điểm sáng cho các nước thành viên khi kế hoạch của Cộng đồng Kinh tế ASEAN tập trung vào việc củng cố cơ sở hạ tầng cho giao thông đường bộ và đường hàng không và tăng cường hợp tác khu vực để thu hút nhiều du khách đến khu vực.
Ông Desmond Sim, Giám đốc phụ trách Nghiên cứu của CBRE tại Singapore và khu vực Đông Nam Á phát biểu: "Tuy vẫn còn nhiều rào cản và hạn chế mà các nước trong khối ASEAN cần phải vượt qua, khu vực này vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì sức hấp dẫn cho các doanh nghiệp và bất động sản thương mại với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm tăng cường sự phát triển trong khu vực."
Có rất nhiều trở ngại cho sự tăng trưởng trong khu vực
Báo cáo của CBRE nêu lên khả năng của việc quản lý yếu kém nguồn cung nở rộ có thể dẫn đến biến động giá thuê mặt bằng bán lẻ. Điều này sẽ gây trì trệ hoặc thậm chí ngăn cản việc mở rộng của các nhà bán lẻ. Việc thiếu nguồn lao động có tay nghề cũng là thách thức cho phân khúc văn phòng và công nghiệp trong ngắn và trung hạn, có thể gây trở ngại cho việc mở rộng của các nhà sản xuất công nghiệp có giá trị cao. Sự chênh lệch lớn về chuyên môn giữa các nước thành viên cũng hạn chế những tác động tích cực của đề xuất tự do hóa lao động ASEAN.
Một trở ngại khác là việc thiếu các chính sách hỗ trợ đầu tư bất động sản để thúc đẩy tự do hóa chính sách đầu tư và lưu chuyển vốn tự do. Các nhà đầu tư bất động sản thường bị hạn chế về quyền sở hữu đất cho người nước ngoài và thời hạn cho thuê ngắn. Một môi trường đầu tư chuyên nghiệp phải thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoàn thiện tiến trình phát triển chung của khối ASEAN. Do đó, từng nước trong khu vực cần xem xét lại luật sở hữu đất với mục đích mua bán để cho phép người nước ngoài tham gia phát triển bất động sản.
Tuy nhiên, các nhà quan sát thị trường vẫn lạc quan về dòng vốn đổ vào bất động sản, dựa trên tài liệu chi tiết thu thập được tại cộng đồng ASEAN trong thập kỷ vừa qua. ASEAN ghi nhận tổng dòng vốn đầu tư vào bất động sản trong khu vực từ năm 2005 đến năm 2014 là 28,190 tỉ đô la Mỹ.
Trong vòng 5 năm gần đây, từ năm 2010 đến năm 2014, Trung Quốc giữ vị trí là nhà đầu tư hàng đầu vào thị trường ASEAN, chiếm 29% tổng vốn đầu tư với trị giá đầu tư lên đến 4,423 tỉ đô la Mỹ. Singapore đứng vị trí thứ hai với trị giá đầu tư là 4,268 tỉ đô la Mỹ, chiếm 28% tổng vốn đầu tư trong cùng giai đoạn. Cùng với việc gia tăng các khoản đầu tư xuyên biên giới vào thị trường ASEAN, có một bước dịch chuyển lớn trong việc phân bổ vốn đầu tư toàn cầu vào các nước thành viên trong những năm gần đây.
Ông Sim cho biết thêm: "Cộng đồng Kinh tế ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc tự do hóa thị trường đầu tư tại khu vực này, tạo tiền đề cho vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường của các nước thành viên. Sự phát triển đa dạng của thị trường bất động sản trong khu vực ASEAN thiết lập phạm vi rộng lớn hơn cho chiến lược của các nhà đầu tư. Những thị trường phát triển như Singapore và Malaysia có thể cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội đầu tư "cốt lõi" hoặc "giá trị cộng thêm". Trong khi đó, những cơ hội đầu tư "nhất thời" có thể nắm bắt được tại các thị trường mới nổi như Việt Nam và Philippines.
Vì vậy, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm thị trường mới cho danh mục đầu tư bất động sản."./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Đang có nhiều người nghĩ đơn giản về AEC Nửa tháng nữa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức mở cửa. Nhưng lo lắng về việc tận dụng tối đa các cơ hội từ AEC vẫn đang được các chuyên gia kinh tế lẫn hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đề cập. Vì đơn giản, cơ hội không được tận dụng thì sẽ chuyển thành thách thức....