Cộng đồng game Việt dậy sóng với cuốn sách ‘Nói không với Game Online’
Mới đây, hình ảnh về một cuốn sách có tựa đề “Nói không với game Online” xuất hiện tại các hiệu sách trên toàn quốc đã tạo nên một làn sóng phản ứng vô cùng dữ dội trong cộng đồng game thủ Việt.
Được biết, cuốn sách này do tác giả Lê Khanh – Chuyên gia tâm lý trẻ em đứng bút và được phát hành bởi Nhà xuất bản phụ nữ. Nội dung chủ yếu của cuốn sách dày 128 trang này hầu hết đều bàn luận về những vấn đề đáng quan tâm hiện nay như Game Online là gì? Tại sao trẻ em lại có xu hướng nghiện game Online?…
Nhìn sơ lược qua nội dung của cuốn sách, có thể thấy tác giả đã có một sự đầu tư và tìm hiểu khá kỹ lưỡng về lĩnh vực trò chơi điện tử trực tuyến khi đưa ra được những khái niệm, định nghĩa khá chi tiết về Game Online. Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích khá kỹ lưỡng về tâm lý của giới trẻ và nguyên nhân của chứng nghiện Game Online.
Tuy nhiên, ngay từ tiêu đề cuốn sách với nội dung “Nói không với game Online” đã vô tình biến tác phẩm này trở thành tâm điểm tranh cãi của cộng đồng mạng. Trong lời đề tựa của cuốn sách, tác giả nói về tác hại tiềm ẩn của game online như sau:
“Những hình ảnh nhảy múa trên màn hình tưởng chừng như là một trò giải trí vô hại, dưới bàn tay của những chuyên viên phần mềm và sự quảng bá rộng rãi của những nhà sản xuất kinh doanh, đã tạo nên một thế giới ảo với những đáp ứng hầu như là đầy đủ nhu cầu giải trí của mọi đối tượng, cũng như đã tạo ra những ma lực hấp dẫn mọi người, từ già đến trẻ, từ nam đến nữ. Đặc biệt là với các em học sinh sinh viên, đã khiến cho các em ngày càng dính chặt vào màn hình, để đi đến một tình trạng gọi là nghiện Internet, nghiện game online.”
Tóm tắt nội dung cuốn sách
Có thể nói, đối với bản thân mỗi game thủ, thì nhận xét này là hết sức phiến diện và tiêu cực. Rõ ràng không ai có thể phủ nhận tác hại của việc nghiện game online, nhưng cũng giống như rượu bia, thuốc lá hay thậm chí là cà phê, game online được sinh ra nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí lành mạnh của con người, và bản chất của những sản phẩm này vốn không hề xấu.
Game Online là sản phẩm của cuộc cách mạng tin học và công nghệ thông tin diễn ra từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước và vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Những sản phẩm game online được sản xuất ra là minh chứng cho sự tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến mà con người hướng tới trong tương lai. Bởi vậy, không có lý do gì lại có thể khẳng định một sản phẩm tượng trưng cho trí tuệ của con người lại mang một bản chất xấu xa của ma quỷ như trên.
Video đang HOT
Không phải tựa game online nào cũng được tạo nên với mục đích “mê hoặc” người dùng như nội dung cuốn sách đề cập đến. Ảnh minh họa
Mặc dù thực trạng của việc nghiện game online là rất đáng báo động, nhưng phải khẳng định một điều rằng bản thân game online không hề có lỗi trong việc nảy sinh tệ nạn này. Có thể dễ dàng nhận thấy, những người tìm đến và đắm chìm vào thế giới ảo của game online đều gặp những vấn đề nhất định trong cuộc sống thực tại, và họ bắt buộc phải tìm đến một thú vui để có thể giúp họ quên đi hiện thực đó. Và mặc dù vẫn còn đó những trường hợp đáng tiếc xảy ra do game thủ quá ham mê và ám ảnh bởi những hình ảnh bạo lực trong game, thì cũng không thể lấy nó ra làm minh chứng để khẳng định rằng game online là một trào lưu xấu và cần phải bị loại bỏ.
Thông tin chi tiết của cuốn sách “Nói không với game Online”
Bởi vậy, ngay sau khi hình ảnh của cuốn sách này được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, tác phẩm đã vấp phải một làn sóng phản ứng dữ dội của cộng đồng game thủ Việt. Khá nhiều bình luận trong số đó đã nói rằng họ có đọc qua nội dung của cuốn sách và chỉ trích sự phiến diện trong lập luận và dẫn chứng của tác giả.
Thậm chí, cộng đồng game thủ Việt còn tỏ ra giận giữ hơn khi biết được rằng những thông tin và kiến thức trong cuốn sách đều được sưu tầm và thu thập thông qua Internet. Người xưa thường nói “Không ở trong chăn sao biết chăn có rận”. Và trong trường hợp này, tác giả vốn dĩ là một người chưa từng tiếp xúc với game online nhưng lại đưa ra những luận điểm, ý kiến cá nhân dựa trên những kiến thức…sưu tầm được, thì việc cuốn sách “Nói không với game Online” trở thành tâm điểm của sự chỉ trích từ phía cộng đồng game thủ âu cũng là điều khó tránh khỏi.
Cộng đồng game thủ phản ứng khá dữ dội trước nội dung cuốn sách trên
Trên thực tế, vấn đề về tác hại của chứng nghiện game online vốn dĩ đã từng được đề cập không ít lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng buồn một nỗi, càng tuyên truyền, càng phổ biến, những người làm truyền thông, truyền hình càng cho thấy những hiểu biết sai lệch về thế giới game online. Và hậu quả nghiêm trọng hơn là từ chính những nhận định sai lệch này lại vô tình dẫn đến sự nhìn nhận sai lệch của cả một cộng đồng về một ngành công nghiệp game non trẻ và tiềm năng.
Có lẽ việc đấu tranh để tìm lại sự công bằng và một vị thế xứng đáng cho ngành công nghiệp game Việt Nam sẽ còn phải trải qua rất nhiều những thử thách, nhưng hi vọng khả dĩ nhất ở thời điểm hiện tại chính là bản thân cộng đồng game thủ cũng phải tự nhận thức đúng đắn và ý thức được hậu quả của việc nghiện game, từ đó khắc phục bản thân và giúp cho xã hội có cái nhìn rộng lượng hơn về lĩnh vực này.
Theo Game4V
Những kiểu game thủ 'làm xấu mặt' Game Online Việt
Không phải ngẫu nhiên mà đã có thời điểm, Game Online bị đánh giá là một vấn đề tệ nạn của xã hội. Bên cạnh lý do xuất phát từ nhận thức sai lệch của một bộ phận quần chúng, thì cũng không thể phủ nhận rằng ngay trong chính cộng đồng game thủ cũng xuất hiện không ít những hành động xấu gây ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của ngành game, điển hình như những dẫn chứng sau đây.
1. Thích văng tục, chửi thề
Đây không chỉ dừng lại ở vấn đề thói quen khó bỏ, mà thậm chí tật xấu này còn được lựa chọn làm "dấu hiệu nhận biết" xem một người nào đó có phải là dân nghiền game hay không. Thắng thì chửi đối thủ, thua thì chửi đồng đội. Thậm chí không chỉ là đôi co bình thường mà còn dùng những ngôn từ hết sức khó nghe và tục tĩu để giao tiếp trong thế giới ảo.
Văng tục, chửi thề - một căn bệnh khó chữa của cộng đồng game thủ Việt. Ảnh minh họa
Một nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy, chửi thề giúp con người dễ dàng giải tỏa căng thẳng và stress trong cuộc sống. Nhưng đó là trong trường hợp những câu chửi ấy được sử dụng trong phạm vi giới hạn và không nhằm mục đích xúc phạm người khác. Còn đối với những người mê game, văng tục, chửi thề đôi khi chỉ nhằm mục đích lấp liếm sự kém cỏi của mình, hoặc bôi nhọ, nhục mạ đối thủ. Để rồi khi những câu nói ấy khiến cho người nghe cảm thấy bị xúc phạm, thì cũng là lúc cuộc chiến "bàn phím" trong thế giới ảo bắt đầu bùng nổ.
Các bậc phụ huynh sẽ nghĩ gì khi chứng kiến những hình ảnh này?
Đó là chưa kể, không một bậc phụ huynh hay người lớn nào lại ủng hộ việc con mình văng tục chửi bậy vô tội vạ bên cạnh bàn phím cả, chính vì vậy, khi phát hiện ra những trường hợp con trẻ trong gia đình có xu hướng ăn nói bỗ bã và cộc cằn, thậm chí vô phép, những bậc phụ huynh lại nghiễm nhiên khẳng định rằng con mình đã bị nhiễm thói hư tật xấu này khi chơi game.
2. Hiện trạng lừa đảo trên thế giới ảo
Sự phát triển của mạng lưới công nghệ thông tin cũng kéo theo đó vô vàn những hệ lụy khôn lường, mà đáng kể nhất phải nói đến việc những thủ đoạn lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm nhờ sự hỗ trợ của công nghệ mới.
Đây cũng là một thực trạng khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo ngại khi cho con em mình tiếp xúc với thế giới ảo. Bởi lẽ, những hành vi lừa đảo được thực hiện đôi khi lại đến từ chính những người bạn "ảo", bạn game mà những game thủ vô tình làm quen thông qua mạng Internet. Với những thủ đoạn tinh vi và sự kiên nhẫn đến không ngờ, đôi khi những kẻ lừa đảo này thậm chí còn bỏ ra cả năm trời để tiếp xúc, làm thân, tạo dựng uy tín với nạn nhân rồi sau đó mới quăng một mẻ lưới "hốt" trọn cả một số lượng tài sản lớn. Và cuối cùng, người phải trả giá cho những hành vi này lại chính là nạn nhân cùng gia đình của họ.
Bên cạnh những thủ đoạn lừa đảo chuyên nghiệp và được xây dựng bài bản, thì cũng có không ít những trường hợp, những người "bạn game" lâu năm bỗng nhiên nảy sinh ý định trục lợi khi cảm thấy "người bạn" của mình quá nhẹ dạ và dễ tin người. Chính vì vậy, dù cho có cẩn trọng và cảnh giác đến đâu, thì thế giới ảo vẫn luôn là nơi tiềm ẩn vô vàn những nguy hiểm khó lường. Và cũng chính bởi tệ nạn lừa đảo và lợi dụng lẫn nhau đó, mà hình ảnh của game online cũng bị bóp méo trở thành một công cụ để những kẻ xấu xa lợi dụng nhằm trục lợi cho bản thân mình.
3. Sử dụng các phần mềm độc hại
Nói về việc sử dụng các phần mềm bất hợp pháp và gây hại thì có lẽ cộng đồng game thủ Việt đã trở thành một nạn nhân quá quen thuộc của tệ nạn này. Điển hình là trong những tựa game bắn súng hay những trò chơi mang tính đối kháng cao, việc sử dụng phần mềm hack để gian lận trình độ, nâng cao bảng thành tích của mình đã trở thành hiện tượng quá bình thường đối với game thủ Việt.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mục đích "sống ảo" và nâng cao thành tích của bản thân thì những đối tượng này đã chẳng khiến cho game online bị mang tiếng xấu một cách tai hại đến vậy. Trong vài năm gần đây, những người sử dụng Internet Việt Nam thường xuyên gặp phải những hiện tượng bị bóp nghẽn băng thông (hay còn gọi là cắt net), hay gặp phải những page quảng cáo game online có chứa đường link dẫn đến các trang web độc hại khác, gây rất nhiều ảnh hưởng đến những cá nhân cũng như cộng đồng.
Chính vì vậy, đã có không ít những trường hợp, những người sử dụng Internet vì vô tình ấn vào một trang quảng cáo game mà dẫn đến việc bị đánh cắp tài khoản, thông tin cá nhân, dữ liệu làm việc,... Từ đó cũng hình thành nên những cái nhìn hết sức tiêu cực về game online.
Theo Game4V
Game mới Linh Vực sắp được phát hành tại Việt Nam Webgame Linh Vực bất ngờ hé lộ thông tin, nhiều khả năng sẽ do cổng 360game ra mắt trong tháng 12 này. Mới đây, một trang Fanpage có tên là Linh Vực tại địa chỉ https://www.facebook.com/lv.360play.vn/ đã bất ngờ xuất hiện, bên cạnh đó là trang chủ có liên quan đến cổng 360game cũng được fanpage này chia sẻ. Theo nhiều người dự...