Cộng đồng Facebook chung tay tham gia chương trình “1 tiếng cười – 1 hi vọng”
Sau khi hoa hậu H’Hen Niê chia sẻ bài viết kêu gọi 100.000 tiếng cười mang hy vọng cho trẻ em hở môi, hàm ếch có cơ hội phẫu thuật, phong trào đã lan rộng trên mạng xã hội.
“1 tiếng cười – 1 hi vọng” là chương trình được phát động bởi tổ chức Operation Smile và một nhãn hiệu tại Việt Nam nhằm kêu gọi mọi người chung tay mang đến cơ hội phẫu thuật miễn phí cho các em.
Theo đó, cứ mỗi bức ảnh bạn cười hoặc video có tiếng cười của bạn được thực hiện ở bất cứ nơi đâu, được đăng lên trang cá nhân, ở chế độ công khai và chứa 2 hashtag #1tiengcuoi #1hivong trên Facebook, bạn đã đóng góp 1 tiếng cười vào hành trình quyên góp 100.000 tiếng cười (1 tỷ đồng) để giúp trẻ dị tật hở môi, hàm ếch bẩm sinh có cơ hội được phẫu thuật để có nụ cười trọn vẹn, lành lặn.
Trong thông điệp được chia sẻ trên trang cá nhân, H’Hen Niê cho biết “Một tiếng cười trọn vẹn là một điều thật dễ dàng với ta nhưng lại thật khó với các em. Một tiếng cười ta trao đi là 1 hi vọng ta tặng cho những ai đang cần”.
Chương trình “1 tiếng cười – 1 hi vọng” sẽ kết thúc vào ngày 30/4/2021. Tuy nhiên, bạn có thể chia sẻ tiếng cười và lan tỏa hành trình ý nghĩa này đến nhiều bạn bè, người thân… để nhanh chóng chạm đích 100.000 tiếng cười trước ngày kết thúc.
Được biết ở Việt Nam, cứ 700 trẻ em sinh ra thì có một em bị dị tật bẩm sinh môi, hàm ếch và hầu hết gia đình các em đều khó khăn, không đủ điều kiện phẫu thuật.
Với dị tật này, các em gặp nhiều vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, suy dinh dưỡng, khó khăn trong việc ăn uống, phát âm v.v…
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các em. Không ít các em trong số đó có hoàn cảnh khó khăn nên chưa có điều kiện phẫu thuật, vì vậy chương trình “1 tiếng cười – 1 hi vọng” là một hoạt động vô cùng ý nghĩa.
Những mã đề minh chứng cho IQ siêu cao thủ của thầy cô giáo, chỉ nhìn thôi cũng khiến học sinh vã mồ hôi hột
Những bài kiểm tra, bài thi là cách tốt để tổng kết lại kiến thức sau một quá trình học tập. Và để kết quả khách quan, chính xác nhất, thầy cô thường sẽ ra vài mã đề khác nhau nhằm hạn chế tình trạng gian lận, trao đổi bài giữa học sinh với nhau.
Nhưng đã qua rồi cái thời mã đề đơn giản kiểu 1, 2, 3 hay 111, 112, 113... Trên MXH xuất hiện không ít những câu chuyện dở khóc dở cười vì mã đề thầy cô ra quá độc đáo, bá đạo. Khi thì là những câu nói cửa miệng "hỏi tao méc thầy", "tự làm đi", "không biết đâu"... lúc thì lại đánh đố kiểu quét mã QR hay thứ ngôn ngữ lạ hoắc đến nỗi không ai biết mà gọi tên...
Video đang HOT
Những mã đề dưới đây là minh chứng cho IQ siêu cao thủ của thầy cô giáo từng khiến cho học sinh khi cầm bài thi mà nước mắt chỉ muốn tuôn rơi.
1. Khi cô giáo cũng chơi Facebook thì việc sáng tạo mã đề tuy nhìn "cưng muốn xỉu"
Thay vì ghi mã đề số 1, 2, 3, 4 như thường thấy thì cô giáo lại sáng tạo ra mã đề toàn icon mặt cười, mặt buồn, mặt mếu... của Facebook.
Thử tưởng tượng mà xem, trong giờ kiểm tra, bạn quay sang cầu cứu đứa bạn học giỏi bên cạnh:
- Ê, cậu đề gì?
- 10 mặt cười nhé!
- Thế cậu đề gì?
- Cười, mếu, cười , mếu, cười, mếu.... nhé!
Đó, chỉ riêng việc hỏi mã đề thôi đã ngốn hết bao nhiêu thời gian làm bài rồi thì còn mong chờ gì bạn nhắc bài cho mình nữa. Vậy nên ngay sau khi hình ảnh này được chia sẻ đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác, bình luận. Không ít cô cậu học trò kêu trời, một số khác lại thấy cách đặt tên mã đề của cô giáo Toán quá đáng yêu.
Không chỉ sáng tạo ra mã đề bằng icon, có thầy cô giáo thậm chí còn dùng nhãn dán nữa cơ. Khi học sinh nhìn thấy chỉ biết khóc thét: "Cô chơi thế này ai chơi lại?".
2. Thầy giáo bảo "cả lớp chung mã đề" nhưng học sinh chợt nhận ra cú lừa khi soi chi tiết khó đỡ
Thầy dạy Địa được đánh giá "siêu lừa" vì vừa bước vào lớp thầy tuyên bố một câu nghe thỏa lòng hết sức: "Cả lớp cất sách vở, cả lớp chung 1 đề". Sau câu tuyên bố này của thầy, có lẽ cả lớp cũng hú hét mừng rỡ vì thầy giáo nay dễ tính hết sức. Học sinh ngó nghiêng tới lui thì cũng đúng là chỉ thấy có đề 132 thật.
Tuy nhiên, chẳng biết vì sao nhưng rồi các cô cậu học trò cũng nhanh chóng phát hiện ra đề mình và lũ bạn xung quanh khác nhau... Và săm soi thật kĩ hóa ra thầy phân biệt các đề với nhau bằng cách in đậm chữ cái ở dòng "năm học". Trường hợp này thật sự ngoài sức tưởng tượng!
Mặc dù việc đánh mã đề thi qua in đậm, in nghiêng qua dòng chữ đặc biệt trong bài không phải mới, nhưng tuyên bố 1 đề rồi âm thầm làm thế này quả là xưa nay hiếm. Tuy nhiên, thế mới thấy "vỏ quýt dày móng tay nhọn", học sinh lắm chiêu trò thì thầy cô cũng luôn có cách để trị thôi.
3. Mã đề của thầy giáo yêu âm nhạc sẽ như thế nào?
Cư dân mạng từng được phen cười lăn cười bò sau khi đọc hết một loạt mã đề của bài kiểm tra 1 tiết môn toán. Điều đáng nói là mã đề này không phải bằng tiếng Thái hay mã QR, là tiếng việt hẳn hoi đấy nhưng mà đọc xong ai cũng thấy choáng cả đầu.
Vâng, đúng là khi nhìn vào mã đề được viết bằng tiếng việt không dấu, không có khoảng cách giữa các chữ mà lại còn dài dằng dặc như thế này thì thử hỏi ai mà không hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, còn điều đặc biệt nữa là sau khi đọc được nội dung mã đề thì cư dân mạng phát hiện ra ngay đó chính là tên các bài hát mới ra mắt trong thời gian gần đây. Cụ thể là các bài:
- "Em bỏ hút thuốc chưa?" - Người yêu cũ nhắn tin mà Bích Phương không trả lời do ca sĩ Bích Phương trình bày.
- "Không thể cùng nhau suốt kiếp" của ca sĩ Hòa Minzy.
- "Em không sai chúng ta sai" - MV mới ra của ca sĩ Eric.
Như vậy có thể thấy rằng thầy giáo này khá vui tính và bắt trend rất nhanh. Đã thế lại còn rất hiểu tâm lý của học trò. Vì ra mã đề thế này thì hỏi nhau thế nào được.
4. Mã đề dài như 1 dòng sông
Học sinh lớp 12 trường THPT Lương Văn Cù (An Giang) từng phải cười méo mặt khi cầm tờ đề kiểm tra 45 phút môn Toán. Thay vì đánh 1-3 số thông thường thì thầy cô giáo lại gõ mã đề... dài như một dòng sông, từ đầu lề bên trái sang đầu lề bên phải. Chữ và số cũng không có nghĩa hay không theo trật tự nào.
Nếu học sinh nào không chịu học bài mà "tịt" không giải được thì chỉ có nước nhận điểm 0 chứ đọc xong mã đề này cũng hết cả thời gian làm bài.
Trước đó, cũng từng có thầy giáo ra mã đề đọc lên rất dễ hiểu nhưng lại như thách đố học sinh hỏi bài nhau vì đọc mã đề thôi đã hết thời gian làm bài rồi.
5. Mã đề là thứ ngôn ngữ không ai hiểu
Trong group học đường từng có học sinh kêu trời vì cô giáo của mình quá cao tay. Cụ thể, cô đặt mã đề không phải icon dễ thương, không phải dấu cách, dấu phẩy hay câu nói bá đạo... nữa mà là thứ ngôn ngữ không ai hiểu!
Với mã đề này, rất nhiều người khẳng định là không hiểu, cũng không thể diễn tả được. Và thế thì khả năng trao đổi bài với bạn bè chắc chắn là con số 0. Được biết, đây là bài kiểm tra môn Toán của trường THCS & THPT Khánh Hòa, tỉnh Sóc Trăng.
Bật mí về "yêu tinh may mắn" đang gây náo loạn mạng xã hội Facebook "Yêu tinh may mắn" đang gây náo loạn Facebook thật sự là ai? Những ngày gần đây, cư dân mạng Facebook đang thi nhau share hình ảnh của một yêu tinh. Theo "lời tương truyền" hình ảnh này sẽ giúp mọi người gặp những may mắn như nhận được tiền hay món đồ mà mình thích... Liệu đây có phải là bức hình...