Cộng đồng đồng tính bênh vực hai chàng trai cưới nhau
Sau khi chính quyền “tuýt còi” đám cưới của hai chàng trai ở Hà Tiên, Tổ chức ICS về quyền lợi người đồng tính lớn nhất Việt Nam hôm nay khẳng định việc hai chàng trai tổ chức tiệc cưới (không đăng ký kết hôn) là hợp pháp.
Hai chàng trai trao nhau ly rượu “hợp cẩn” trong nghi lễ cưới hôm 16/5 ở Hà Tiên. Ảnh: forum.hatien.vn.
Trong thông cáo gửi báo chí hôm nay, Trung tâm ICS (một tổ chức vì quyền lợi người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam) lên tiếng ủng hộ đám cưới của Nguyên Hoang Bao Quôc và Trương Văn Hên vì cho rằng việc tổ chức tiệc cưới mà không đăng ký kết hôn như thế là hoàn toàn hợp pháp. Tổ chức này hoan nghênh hai chàng đồng tính đã can đảm vượt qua kỳ thị của xã hội để sống thực với chính mình.
“Yêu và được yêu không phải là đặc quyền của bất cứ giới nào. Quyền được mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của tất cả mọi người. ICS vui mừng vì tình yêu của hai bạn cũng được gia đình ủng hộ và đứng ra tổ chức lễ cưới. Đây là một hành động nhân văn xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cũng như sự cảm kích của gia đình về tình yêu giữa hai bạn”, thông cáo ngày 30/5 viết.
Tổ chức ICS đang nỗ lực truyền thông và vận động chính sách để hiện thực hóa quyền được kết hôn và tổ chức lễ cưới cho cộng đồng người đồng tính và chuyển giới.
Video đang HOT
Thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính là vi phạm Luật hôn nhân gia đình, song ICS cho rằng pháp luật Việt Nam không cấm hai người cùng giới có quan hệ cả tình cảm với nhau, miễn là tự nguyện, đủ tuổi, và không có yếu tố mại dâm.
“Tổ chức tiệc cưới không thể xem là kết hôn, vì nó không được pháp luật công nhận. Tiệc cưới về bản chất chỉ là một buổi gặp mặt, liên hoan và không có tính pháp lý (trừ trường hợp kết hôn với người nước ngoài). Cho nên việc chính quyền ngăn cấm hoặc giải tán vì hai người cùng giới tổ chức tiệc là không đúng. Mọi công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm”, Trung tâm ICS lên tiếng.
Cộng đồng này cho rằng trong vụ việc trên, nếu “đôi uyên ương” Quốc và Hên đi đăng ký kết hôn thì đáng ra chính quyền phải làm theo đúng quy định trong Khoản 2 Điều 13 Luật Hôn nhân và Gia đình ghi “Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản”. Còn nếu họ tổ chức tiệc mừng thì đảm bảo không có người phá hay gây mất trật tự, đồng thời giải tán đám đông hiếu kỳ, đảm bảo việc tổ chức tiệc được suôn sẻ.
“Việc răn đe, hứa hẹn xử phạt là hành vi vi phạm nghiêm trọng việc tự do cư trú của công dân. Ở nước ngoài có thể khép vào tội ác thù ghét (hate crime)”, bản thông cáo viết tiếp.
Hai tuần qua, lễ cưới của hai thanh niên Trương Văn Hên và Nguyễn Hoàng Bảo Quốc ở Hà Tiên (Kiên Giang) gây xôn xao dư luận. Tiệc cưới được tổ chức hôm 16/5 rất hoành tráng, có sự chứng kiến của cha mẹ và hàng trăm khách mời. Sau đó chính quyền địa phương đã mời gia đình hai thanh niên lên xem xét xử lý hành chính vì cho rằng đám cưới đồng tính “vi phạm Luật hôn nhân gia đình”.
Trước đây ở Cà Mau từng có trường hợp hai cô gái Nga và Như tổ chức đám cưới cũng bị xử phạt. Lễ cưới của hai cô gái này rất giản dị, không dựng rạp. Tuy nhiên sau đó chính quyền địa phương đã mời gia đình hai bên lên xử phạt về hành vi tổ chức đám cưới đồng tính vi phạm pháp luật.
Theo thống kê của ICS, hiện nay có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Bên cạnh đó 44 nước khác đã cho phép hai người cùng giới đăng ký sống cùng nhau hợp pháp dưới những hình thức có tên gọi như: hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình… với những quyền lợi tương tự như hôn nhân giữa hai người khác giới.
“Như vậy, nói “chỉ có rất ít nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới” là đúng nhưng chưa đủ, vì người đồng tính ở nhiều quốc gia khác họ vẫn đăng ký hợp pháp và được pháp luật công nhận như phối ngẫu của nhau với đầy đủ quyền lợi như hôn nhân. Ở những nước này vấn đề pháp luật đang tiến tới thừa nhận hoàn toàn bình đẳng, và họ không gọi là “hôn nhân cùng giới” nữa là hướng tới một chế định duy nhất là “hôn nhân bình đẳng” (equity marriage) cho tất cả mọi người”, ICS khẳng định.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cũng cho rằng khó có cơ sở xử phạt hành chính gia đình tổ chức đám cưới đồng tính cho con, vì theo luật thì “đôi uyên ương” không đăng ký kết hôn nên không thể gọi là vợ chồng. “Trong trường hợp này, luật chưa có sự điều chỉnh nội dung cấm hay xử phạt người đồng tính tổ chức đám cưới. Theo tôi thì có thể mời họ lên giáo dục là được”, ông Đức bày tỏ quan điểm.
Theo VNExpress
Hai thanh niên tổ chức cưới đồng tính bị phạt
Ông Trương Thế San, Phó chủ tịch UBND P.Bình San, TX.Hà Tiên (Kiên Giang) cho biết đang xem xét mức xử phạt hành chính đối với những người có trách nhiệm trong việc tổ chức tiệc cưới cho đôi đồng tính nam, gây xôn xao dư luận tại thị xã biên giới này.
"Lễ cưới" được tổ chức theo nghi thức truyền thống dưới sự chứng kiến của hai họ
Trước đó, ngày 16/5, người dân khắp nơi đổ về xem đám cưới giữa "cô dâu" Trương Văn Hên và "chú rể" Nguyễn Hoàng Bảo Quốc (ngụ P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM) tại nhà Hên ở khu phố 3, P.Bình San, TX.Hà Tiên. Đám cưới được tổ chức đúng nghi lễ truyền thống của các cặp đôi nam nữ bình thường như: mở rượu mừng, dâng rượu mời hai họ, cắt bánh kem..., với sự chứng kiến của mẹ "chú rể", cha mẹ "cô dâu" và khoảng 200 khách mời. Không chỉ người dân tại TX.Hà Tiên, mà người hiếu kỳ từ các huyện lân cận như Giang Thành, Kiên Lương, thậm chí có người ở xã đảo Kiên Hải cũng đến xem đám cưới, làm tắc một đoạn đường tại TX.Hà Tiên; đến khi lực lượng công an giúp can thiệp mới vãn hồi được trật tự.
Một người quen biết với gia đình "cô dâu" Hên cho biết, trước khi đi đến lễ cưới, Hên và Quốc đã quen biết và sống chung với nhau tại TP.HCM trong một thời gian dài. Sau khi sự việc xảy ra gây dư luận ồn ào, cặp đôi Quốc và Hên đã trở lại TP.HCM. Ông San cho hay, sau đó UBND P.Bình San có mời gia đình Hên đến làm việc. Phía gia đình thừa nhận do nhận thức pháp luật hạn chế nên mới đứng ra tổ chức tiệc cưới trên.
Vi phạm luật Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: hiện nay luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính (ghi rõ tại khoản 5, điều 10 luật Hôn nhân và gia đình). Do vậy, việc kết hôn của các cặp cùng giới, hiện nay vẫn là hành vi trái pháp luật. Nghị định số 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21.11.2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quy định tại điểm e, khoản 1, điều 8, kết hôn giữa những người cùng giới tính bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Bên cạnh đó, khi phát hiện vi phạm, chính quyền địa phương có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm đình chỉ ngay, lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Thanh Niên
Đám cưới của hai chàng trai xôn xao đất Hà Tiên Hơn một tuần nay người dân thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) bàn tán xôn xao về đám cưới giữa hai thanh niên đồng tính. Tiệc cưới tổ chức hoành tráng, có sự chứng kiến của cha mẹ và hàng trăm khách mời. "Chú rể" Bảo Quốc trong bộ vest trắng cùng "cô dâu" uống rượu "hợp cẩn giao bôi". Ảnh: forum.hatien.vn Đám...