Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào cơ hội từ Hiệp định TPP
Cộng đồng doanh nghiệp Việt mong muốn sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội từ Hiệp định TPP.
Ngay sau khi chính thức ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cộng đồng doanh nghiệp đã bày tỏ niềm vui mừng khi đất nước chính thức gia nhập một sân chơi hội nhập mang tính toàn cầu, đồng thời mong muốn tới đây sẽ có những cơ chế, chính sách kịp thời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội từ Hiệp định.
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào cơ hội từ Hiệp định TPP
Thông tin Hiệp định TPP vừa được ký kết chính thức thực sự là tín hiệu vui đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong những ngày đầu năm mới. Hiệp định TPP được kỳ vọng mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho Việt Nam, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản với các sản phẩm trọng điểm như dệt may, da giày, túi xách, đồ gỗ và các mặt hàng nông sản. Khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% theo cam kết TPP, riêng ngành dệt may, da giầy có khả năng tăng trưởng ít nhất 20%. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, để tận dụng được các cơ hội từ hiệp định này cần khẩn trương có những bước chuẩn bị cụ thể.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần May Hưng Yên cho biết: “Nhận được thông tin Việt Nam chính thức ký hiệp định TPP vào hôm nay, tôi cho rằng đây là một tín hiệu rất đáng vui mừng đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may, da giầy nói riêng. Tôi tin rằng, hiệp định này mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội xuất khẩu rất lớn. Nhưng muốn hưởng được thuế ưu đãi thuế 0%, thì doanh nghiệp dệt may, da giầy phải đáp ứng yêu cầu về quy định xuất xứ. Muốn vậy thì phải thay đổi ít nhất trong vòng 5 năm tới, trước mắt cũng phải có định hướng sản xuất để chủ động được nguồn nguyên liệu”.
Khi hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ có cơ hội nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… trong khối TPP với giá rẻ hơn do thuế nhập khẩu sẽ về 0%. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng sẽ gặp không ít thách thức đòi hỏi phải sơm tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất để vững vàng hơn trong hội nhập.
Video đang HOT
Ông Ngô Tiến Dũng – Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho rằng, tất cả các doanh nghiệp sẽ tham gia sân chơi hội nhập mang tính chất toàn cầu. Khi Việt Nam gia nhập TPP, ngành nông nghiệp cũng phải gia nhập theo chuỗi sản xuất hàng hóa của họ. Đối với những doanh nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn doanh nghiệp sản xuất sữa bột gia nhập TPP, các nước trong TPP như Mỹ, Úc, Newzeland là những nước có thế mạnh lớn về sản xuất sữa, mà sữa bột trên thị trường thế giới rất rẻ.
Theo ông Dũng, gia nhập TPP, nếu không có chính sách tốt thì sẽ hạn chế ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp tư nhân đang bị cạnh tranh rất lớn. Nếu không có chính sách hỗ trợ hoặc tạo môi trường đầu tư thích hợp tư nhân thì doanh nghiệp tư nhân không có nội lực phát triển.
Những điều doanh nghiệp cần biết về Hiệp định TPP
VOV.VN – Sáng 29/1, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo về hiệp định TPP và những điều doanh nghiệp cần biết.
Với thị trường bán lẻ, hội nhập vào sân chơi TPP cũng đặt ra nhiều thách thức khiến các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn để chiếm lĩnh thị trường. Theo ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư mua bán sáp nhập, đây là xu hương đang nổi lên mạnh mẽ.
“Sức nóng hội nhập đang phả rất mạnh vào thị trường bán lẻ. Nếu doanh nghiệp không nắm được thông tin, dễ bị thua thiệt dần dần bị thôn tính, nếu không học được gì từ công nghệ quản lý kinh doanh, dự báo tình hình thì rất là nguy cơ. Thành viên TPP hiện có Nhật, Hàn Quốc… đã đầu tư rất mạnh mẽ vào Việt Nam. Các nhà bán lẻ Mỹ cũng đang thăm dò và chắn chắn sẽ vào. Điểm yếu của bán lẻ Việt Nam là chiến lược kinh doanh, vốn vay cao, nhân lực yếu, liên kết yếu. Do đó cần khắc phục các điểm yếu này. Nhà nước cũng cần hỗ trợ xúc tiến thương mại, giảm vốn vay, chi phí lưu thông, để doanh nghiệp bán lẻ có thể trụ vững được,” ông Phú nói.
Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực từ năm 2018. Thời gian không còn nhiều, do đó ngay từ bây giờ, cần thiết phải có những chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận hiệp định. Về phía doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị những bước đi cụ thể để vượt qua khó khăn, tận dụng lợi thế lớn từ hiệp định này./.
Việt Hà
Theo_VOV
TPP mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
TPP là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm nghèo tại các nước; và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội trong TPP
Theo Bộ Công Thương, TPP là hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới.
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về "các vấn đề xuyên suốt" nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế...
Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, tạo thuận lợi hóa thương mại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được tạo cơ hội tốt theo thỏa thuận 12 Bộ trưởng các nước TPP đã đạt được.
Theo đó, các nước TPP chia sẻ mối quan tâm đến việc thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thương mại và bảo đảm rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ các lợi ích của Hiệp định TPP.
Bên cạnh những cam kết tại các chương khác của Hiệp định về tiếp cận thị trường, giảm các công việc giấy tờ, tiếp cận internet, thuận lợi hóa thương mại, chuyển phát nhanh và các nội dung khác, mỗi bên về thiết lập một trang web thân thiện với người sử dụng dành cho đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ dàng tiếp cận các thông tin về Hiệp định TPP và những cách thức mà các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng Hiệp định này, bao gồm cả việc diễn giải các điều khoản của Hiệp định TPP liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ; các quy định và thủ tục liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; các quy định về đầu tư nước ngoài; các thủ tục về đăng ký kinh doanh; các quy định về lao động và các thông tin về thuế.
Ngoài ra, Hiệp định cũng đề cập đến việc thành lập Ủy ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiến hành họp định kỳ để rà soát mức độ hỗ trợ của Hiệp định TPP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cân nhắc các cách thức để nâng cao hơn nữa những lợi ích của Hiệp định và giám sát các hoạt động hợp tác hoặc nâng cao năng lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động khác.
Theo_An ninh thủ đô
Vận hội mới của nền kinh tế Các chuyên gia và cơ quan quản lý cho rằng, không chỉ giới doanh nghiệp, hệ thống các ngân hàng mà cơ quan xây dựng chính sách cũng cần tiếp tục cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt...