Cộng đồng dân tộc Bố Y ở Quản Bạ: Khởi sắc nhờ tinh thần vượt khó
Trong trang phục truyển thống của người phụ nữ dân tộc Bố Y, chị Lộc Thị Liên cởi mở trò chuyện về thôn bản và đồng bào mình.
Là cộng đồng dân tộc ít người, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người Bố Y hôm nay đã có nhiều đổi thay tích cực.
Huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có 229 hộ với 774 khẩu là người dân tộc Bố Y, tập trung tại xã Quyết Tiến, xã Tùng Vài và thị trấn Tam Sơn. Trong đó, riêng thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến đã có 186 hộ là đồng bào dân tộc Bố Y – chiếm gần 100% dân số cả thôn.
Rau an toàn do đồng bào Bố Y trồng được nhiều du khách tìm mua
Video đang HOT
Khác với cuộc sống khó khăn, lạc hậu ngày nào, thôn Nậm Lương hôm nay đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà trình tường truyền thống vững chắc, sạch đẹp; xen trong đó là những ngôi nhà cao tầng kiên cố… Nhờ thời tiết, khí hậu và đất đai thuận lợi, gần chục năm trở lại đây, đồng bào Bố Y ở Nậm Lương đã biết trồng rau để bán. Đi khắp thôn Nậm Lương, khó tìm thấy khoảng đất bỏ không.
Tất cả đều đã được phủ kín bởi những vườn rau xanh ngát. Su hào, bắp cải, súp lơ, củ cải đỏ… mùa nào thức ấy. Nhờ trồng rau, nhiều hộ Bố Y không những thoát nghèo mà đang từng bước làm giàu. Tiêu biểu như gia đình anh Vàng Thống Cáo với mô hình kinh doanh và vườn rau sạch an toàn thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; Vàng Thìn Nghì, Phan Ngọc Sinh, Ngũ Chính Việt với các mô hình vườn, ao, chuồng… cho thu nhập khá.
Chia sẻ về đời sống của đồng bào Bố Y, anh Lê Trung Kiên – Chủ tịch xã Quyết Tiến cho hay: Cộng đồng dân tộc Bố Y rất chăm chỉ, cần cù; ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tốt. Là người dân tộc ít người, tuy việc sinh nở của đồng bào Bố Y không bị hạn chế nhưng bà con bảo nhau chỉ sinh 2 con để nuôi dậy cho tốt. Chính vì thế, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Nậm Lương rất ít. Con em của đồng bào Bố Y cứ đến tuổi là gia đình cho đi học, không phải hô hào, thúc ép nhiều. Học hết lớp 5, tỷ lệ học sinh Bố Y đi học tiếp nội trú là 100%.
Đa phần học sinh Bố Y đều học hết cấp 3, có nhiều cháu học lên tới đại học, cao đẳng. Nhắc đến chuyện học của người Bố Y ở Nậm Lương, không thể không kể tới gia đình ông Phan Ngọc Sinh với 4 người con học hành đỗ đạt. Một người hiện làm chủ tịch xã Nghĩa Thuận, một người làm cán bộ lao động xã Quyết Tiến, một làm bác sĩ ở huyện Xín Mần, một làm đồn phó đồn biên phòng…
Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Bố Y
Dẫn chúng tôi đến thăm Nhà văn hóa Cộng đồng dân tộc Bố Y được dựng khá khang trang ngay bên con đường lớn dẫn vào trung tâm huyện Quản Bạ, chị Lộc Thị Liên – cũng là Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã Quyết Tiến – chia sẻ: Từ khi có dự án khôi phục văn hóa truyền thống, bà con Bố Y đã phục dựng được nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ cưới, sinh nhật, mừng thọ, cầu phúc, cầu mưa, cầu mùa và một số món ẩm thực.
Người Bố Y ở Nậm Lương cũng đã sưu tầm, khôi phục một số nhạc cụ truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, mộc, rèn, thợ trình tường – vừa bảo tồn được các nét văn hóa truyền thống, vừa có thể phục vụ cho các hoạt động phát triển du lịch.
Đi trên con đường sạch đẹp trong thôn Nậm Lương, ngắm nhìn những thành quả của người Bố Y trong lao động, sản xuất; ghé thăm những ngôi nhà homestay độc đáo… thấy trân trọng hơn công sức của đồng bào nơi đây. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng dân tộc Bố Y đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa – dịch vụ. Nỗ lực của đồng bào đã được đền đáp bởi chính hoa thơm trái ngọt ngày một sum suê trên đồng đất Quyết Tiến.
Năm tiêu chí thẩm định tài liệu giáo dục địa phương
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Dự thảo Thông tư quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, lấy ý kiến đóng góp đến ngày 16-7.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Hà Nội). (Ảnh minh họa)
Theo Dự thảo của Bộ GD-ĐT, có năm tiêu chí thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Trong đó tiêu chí 1, điều kiện tiên quyết của tài liệu, là phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định của pháp luật; không có định kiến xã hội về giới, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị.
Tiêu chí 2 về nội dung tài liệu; Tiêu chí 3 về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá; Tiêu chí 4 về cấu trúc và hình thức trình bày; Tiêu chí 5 về ngôn ngữ, thuật ngữ sử dụng trong tài liệu.
Luật Giáo dục năm 2019 quy định: "Tài liệu giáo dục địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng GD-ĐT tạo phê duyệt"; "Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định tài liệu giáo dục địa phương".
Giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021.
Tại Hà Nội, từ cuối tháng 12-2019, UBND TP đã đã ban hành Kế hoạch tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố và đến tháng 4 vừa qua, đã thành lập Hội đồng biên soạn Giáo dục địa phương do Giám đốc Sở GD-ĐT Chử Xuân Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.Nội dung giáo dục địa phương nhằm thực hiện mục tiêu môn học, giúp học sinh gắn kết kiến thức được học với những vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của Hà Nội. Trong năm 2020, tài liệu giáo dục địa phương sẽ được tổ chức biên soạn, hoàn thiện và tổ chức dạy đối với học sinh lớp 1 trên địa bàn thành phố; năm 2021 sẽ hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12.
Xác định người bẻ hoa phượng tím Đà Lạt khiến cộng đồng bức xúc Đoạn clip của người sống tại Đà Lạt ghi lại cảnh một người đàn ông vô tư bẻ hoa phượng tím, được cho thuộc địa bàn thành phố này, cùng chú thích "hết lễ chắc hết phượng", khiến cộng đồng bức xúc về hành vi thiếu ý thức trên. Người bẻ hoa phượng tím làm việc với cơ quan công an. Ngày 1-5,...