Công điện khẩn: Chuẩn bị lấy nước đổ ải đợt 1 vụ đông xuân
Theo thông báo của Bộ NN&PTNT, lịch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2018 – 2019 sẽ bắt đầu từ 0 giờ ngày 21/1/2019 đến ngày 24/1/2019, vì vậy Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu Giám đốc Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố, công ty thủy lợi phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt việc lấy nước đổ ải.
Trước đó, Bộ NN&PTNT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thống nhất việc điều tiết các hồ chứa thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân sắp tới ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.
Theo đó, vụ đông xuân năm nay sẽ có 3 đợt cấp nước, tổng cộng 16 ngày, trong đó, đợt 1 diễn ra từ 0h ngày 21/1/2019 đến 24h ngày 24/1/2019 (4 ngày); đợt 2 từ 0h ngày 31/1/2019 đến 24h ngày 3/2/2019 (4 ngày); đợt 3 từ 0h ngày 15/2/2019 đến 24h ngày 22/2/2019 (8 ngày).Trong thời gian trên, mực nước sông Hồng tại Trạm Thủy văn Hà Nội được duy trì ở mức 2,2 m trở lên.
Nhiều địa phương đã sẵn sàng lấy nước đổ ải vụ đông xuân 2017 – 2018. Ảnh minh họa: I.T
Lịch lấy nước có thể được điều chỉnh, tùy thuộc tình hình thực tế, bảo đảm đủ nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện.
Video đang HOT
Để đảm bảo tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố, giám đốc các công ty khai thác công trình thủy lợi liên tỉnh chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung sau:
Hoàn thành khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở các kênh dẫn, cửa lấy nước; sẵn sàng vận hành công trình thủy lợi để lấy nước.
Theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến nguồn nước, tổ chức vận hành ngay công trình thủy lợi để thau rửa hệ thống thủy lợi, trữ nước vào hệ thống kênh trục, ao đầm, các vùng trũng và đưa nước lên ruộng để phục vụ làm đất và gieo cấy, đặc biệt ưu tiên cấp nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước và lưu ý chỉ đưa nước lên ruộng phục vụ gieo cấy khi chất lượng nước đảm bảo yêu cầu.
Bố trí lực lượng thường trực tại các khu vực lấy nước, thường xuyên kiểm tra các bờ vùng, bờ thửa, tránh rò rỉ thất thoát nước; đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ đông; dồn điền đổi thửa để tạo mặt bằng thuận lợi cho gieo cấy lúa, tuyệt đối không để phát sinh yêu cầu bổ sung nguồn nước ngoài các đợt xả đã thống nhất…
Trên cơ sở lịch lấy nước, dự kiến trong đợt 1 diện tích có nước trung bình khoảng 15- 20%, trong đó các tỉnh ven biển sẽ đạt diện tích lấy nước cao hơn từ 30-50%. Đợt 2 sẽ đạt khoảng 50-70%. Đợt 3 lấy nước chủ yếu đưa dẫn nước các vùng khó khăn về nước như các tỉnh ở khu vực Trung du Bắc bộ
Thông tin thêm về nguồn nước các hồ chứa, đại diện EVN cho biết: Tình hình thủy văn không thuận lợi, đến cuối năm 2018, thiếu hụt khoảng hơn 5 tỉ m3 nước trên toàn hệ thống các hồ chứa. Riêng 3 hồ chính xả nước phục vụ đổ ải gồm: Tuyên Quang, Thác Bà và Hòa Bình mực nước dâng đang thấp hơn mực nước dâng bình thường là 520 triệu m3 khối so với năm 2018.
Do đó, EVN cũng như các đơn vị của tập đoàn rất mong trong các đợt xả nước, Tổng cục Thủy lợi cũng như Bộ NNN&PTNT chỉ đạo các đơn vị, các công ty khai thác thủy nông, sở nông nghiệp ở các tỉnh đảm bảo huy động mọi nguồn lực lấy nước một cách tập trung, triệt để, rút ngắn càng nhiều số ngày xả nước và lượng nước để xả phát điện trong các tháng mùa khô đảm bảo tưới dưỡng lúa.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi – cho hay: Tổng cục sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt, EVN và các cơ quan liên quan thực hiện thông báo chính thức lịch lấy nước cho các địa phương để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường công tác truyền thông, phổ biến lịch lấy nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ lấy nước phục vụ gieo cấy, đồng thời tích trữ nước trong hệ thống kênh mương, ao hồ, vùng trung để phục vụ tưới dưỡng. Theo dõi, cập nhật thường xuyên tình hình nguồn nước, tiến độ lấy nước của các địa phương. Kịp thời tham mưu điều chỉnh, rút ngắn thời gian lấy nước khi tiến độ lấy nước vượt kế hoạch.
Theo Danviet
13h chiều nay, Thủy điện Hòa Bình, Sơn La đồng loạt xả lũ
Do diễn biến phức tạp của mưa lũ, 8h sáng nay, mùng 3.9, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra Công điện số 46/CĐ-TW lệnh Công ty Thủy điện Sơn La, Hòa Bình mở cửa xả đáy vào 13h chiều nay.
Trong Công điện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NNPTNT) Trần Quang Hoài nhấn mạnh, hiện nay, lưu lượng nước đến hồ Sơn La đang ở mức cao (9.520 m3 /s), mực nước thượng lưu hồ lên nhanh, đang ở mức 212,78m và khả năng sẽ vượt 213,00m trong sáng nay.
Mực nước hồ Hòa Bình đang còn ở mức 115,00m. Đây là những mực nước cao nhất quy định các hồ được phép tích đến ngày 15/9 trong tình huống không có lũ và dự báo mùa lũ có khả năng kết thúc sớm.
13h chiều nay, Thủy điện Hòa Bình sẽ mở cửa xả đáy. Ảnh: I.T.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay, dòng chảy đến hồ Sơn La tăng nhanh và duy trì ở mức cao trong 2 ngày tới. Khu vực miền núi phía Bắc đang có mưa to. Mưa lớn diện rộng ở Tây Bắc và Việt Bắc còn kéo dài đến đêm nay.
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống thiên tai lệnh Giám đốc các công ty Thủy điện Sơn La, Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy hồ Sơn La và 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình lúc 13h chiều nay.
Ban chỉ đạo yêu cầu tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo và các cơ quan để có quyết định điều hành phù hợp tình hình thực tế.
Hiên, mưa lũ đang diễn biến khá phức tạp ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc miền Trung. Tại Sơn La, mưa lũ những ngày qua đã gây ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất đá, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Theo Danviet
Vỡ đập thủy điện ở Lào có ảnh hưởng đến Đồng bằng Sông Cửu Long? Sự cố vỡ đập xảy ra vào đêm 23/7 tại công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu phía Đông Nam của Lào do Công ty PNPC đang thi công, khiến hơn 5 tỷ mét khối nước đổ xuống hạ lưu. Nhiều người đang lo ngại sự cố này sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt...