Công điện của Thủ tướng về rà soát pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch
Ngày 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1079/CĐ-TTg về việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải,Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nội vụ nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa XIII; Nghị quyết số 45/NQ-CP và Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Kết quả rà soát kiến nghị của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nêu cụ thể những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế thuộc các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp liên quan đến 79 Luật, 3 Nghị quyết của Quốc hội, 188 Nghị định, 20 Quyết định của Thủ tướng và 135 Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ.
Qua tổng hợp, rà soát của Văn phòng Chính phủ có một số nội dung cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay để tháo gỡ vướng mắc quy định trong 29 Luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của 10 Bộ.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các “điểm nghẽn”, huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng… quy định tại 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý của 10 bộ trên.
Video đang HOT
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 Luật: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật PPP.
Bộ Tài chính có 6 luật: Luật Ngân sách nhà nước, Luật phí, lệ phí, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Dự trữ quốc gia.
Bộ Công Thương có 1 luật là Luật Điện lực.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 luật: Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường.
Bộ Xây dựng có 5 luật: Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật kiến trúc.
Bộ Giao thông vận tải có 2 luật: Luật Đường sắt, Luật Hàng không Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Luật Lâm nghiệp.
Bộ Thông tin và Truyền thông có Luật Giao dịch điện tử. Bộ Tư pháp có 2 luật: Luật Công chứng, Luật Đấu giá tài sản.
Bộ Nội vụ có 2 luật là Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ trên hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung trong Đề nghị xây dựng luật sửa đổi các luật trước ngày 22/8/2021, Bộ Tư pháp trình Chính phủ trước ngày 30/8/2021 để trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021) cho ý kiến về dự án Luật này.
Đối với các kiến nghị còn lại của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ để tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền. Nhiệm vụ này hoàn thành trong quý III/2021.
Các bộ, cơ quan ngang bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 5/10/2021 (trong đó nêu rõ những nội dung đã đề xuất sửa đổi, bổ sung; đối với những nội dung không sửa đổi, bổ sung phải giải trình rõ lý do không sửa đổi) để Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trước ngày 15/10/2021.
Các Bộ trưởng thực hiện nghiêm chỉ đạo này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.
Nghiên cứu cắt giảm thủ tục cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax
Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất theo thẩm quyền, bảo đảm quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả và rút gọn thủ tục hành chính về cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax.
Xét báo cáo và đề nghị của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen về cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất theo thẩm quyền, bảo đảm quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả và rút gọn, cắt giảm các thủ tục hành chính.
Bộ Y tế cũng được giao chịu trách nhiệm về chất lượng, tính an toàn vaccine Nano Covax khi được cấp phép.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm về chất lượng và tính an toàn của vaccine Nano Covax khi được cấp phép. Ảnh: Đoàn Bắc.
Vaccine phòng Covid-19 Nano Covax được Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen phát triển từ tháng 5/2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp. Trước khi thử nghiệm giai đoạn 3, vaccine này đã trải qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng: Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/12/2020, giai đoạn 2 từ ngày 26/2/2021 và giai đoạn 3 chính thức từ ngày 11/6/2021.
Theo đề cương đã được phê duyệt, giai đoạn 3 tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax nhằm đánh giá yếu tố hiệu lực bảo vệ của vaccine đối với cộng đồng và được thực hiện tại nhiều trung tâm trong nước với 13.000 người; chỉ thực hiện tiêm nhóm liều duy nhất 25 mcg và nhóm tiêm giả dược đối chứng.
Qua 2 giai đoạn đầu, kết quả thử nghiệm cho thấy 100% tình nguyện viên đều sinh miễn dịch tốt; tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 99%.
Thủ tướng: 'Cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại' Người đứng đầu Chính phủ mong nhân dân vững tin, tự giác chấp hành quy định chống dịch, hy vọng và tin tưởng "bình minh của cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại". Chiều 28/7, phát biểu tại Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác...