Công điện của thủ tướng về áp thấp trên biển Đông
Ngày 13/6, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 7h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,8 độ vĩ Bắc; 116,8 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610 km về phía Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/h), giật cấp 7, cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 – 10 km.
Đến 7h ngày 14/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49km/h), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8; biển động.
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh; biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Video đang HOT
Vị trí áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm DBKTTV Trung ương.
Theo đó, để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Văn phòng thường trực ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung Ương – Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành chỉ đạo chủ động theo dõi, tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, thông báo cho chủ các phương tiện biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.
Đồng thời thường xuyên phải theo dõi diễn biến áp thấp nhiệt đới, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Tin cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh .Trong 3 ngày qua (từ ngày 11/6 đến 7h ngày 13/6) do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Trung Bộ nối với vùng áp thấp ở Vịnh Bắc Bộ hoạt động mạnh nên ở khu vực đã có mưa vừa, mưa to ở Nghệ An và Hà Tĩnh, chiều tối và đêm 12/6 có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa đợt ở Thanh Hoá phổ biến: 50 – 150 mm; ở Nghệ An và Hà Tĩnh phổ biến: 100 – 200 mm, có nơi trên 200 mm như: Quỳnh Lưu 259 mm; Cửa Hội 287 mm và Hòn Ngư 382 mm. Trên các sông ở Thanh Hóa đã xuất hiện 01 đợt lũ nhỏ, đỉnh lũ ở dưới mức báo động I, với biên độ lũ lên: 2.30 – 3.63 m; mực nước các sông ở Nghệ An – Hà Tĩnh đang lên. Cảnh báo, từ ngày 13-14/6, trên các sông ở Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có sẽ xuất hiện một đợt lũ, với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 5 mét, ở hạ lưu từ 1 đến 2 mét, đỉnh lũ trên các sông còn ở dưới mức BĐ1. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
Theo Zing
Bão Haiyan vào Đông Bắc Bộ - Không có thiệt hại về người
Suốt đêm qua, bão số 14 đã quần thảo ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ. Sáng sớm nay (11/11), vùng tâm bão Haiyan đã đi vào khu vực các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh, mạnh cấp 8, cấp 9, giật tới cấp 13.
Hình ảnh dự báo đường đi của bão số 14
Hồi 5 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ đã có gió giật mạnh cấp 9 - 11, có nơi giật mạnh cấp 13 như Bãi Cháy. Ở các đảo Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh) có gió giật mạnh cấp 13.
Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc có mưa rất to, một số nơi có lượng mưa lớn như Bạch Long Vĩ 137mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 126mm, Cửa Ông 107mm, Bãi Cháy 109mm.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20km, vượt qua tỉnh Quảng Ninh, đi vào đất liền phía Nam Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 23,2 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) sáng nay (11/11), còn có gió mạnh cấp 6 - 7, riêng vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng (bao gồm các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió cấp 8 - 9, giật cấp 10, cấp 11. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, riêng các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9 - 10.
Ở khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa mưa to, riêng vùng đồng bằng ven biển và khu vực Đông Bắc Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Ninh Bình - Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 3.5 - 4.5m. Sóng biển cao 2.0 - 4.0m.
Theo báo cáo nhanh về thiệt hại, cho đến sáng sớm nay, ở Quảng Ninh, Hải Phòng đã có khoảng 60 ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục cột điện hạ thế bị gẫy, đổ gây mất điện trên diện rộng, làm tê liệt hoàn toàn hệ thống viễn thông Viettel.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Thời tiết ngày 17/5: Hà Nội tiếp diễn nắng nóng Theo Trung tâm DBKTTV TƯ, ngày 17/05, nắng nóng có khả năng mở rộng ra phía đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35 - 37 độ. Ảnh minh họa Ở khu vực phía tây Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất...