Công điện của Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau nghỉ Tết
Để thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ ngay sau đợt nghỉ Tết, nhất là những nhiệm vụ quan trọng của năm 2014, ngày 10/2/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Toàn văn Công điện như sau:
Ảnh minh họa
Thời gian trước và trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và doanh nghiệp đã tích cực, nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị các điều kiện, tổ chức các hoạt động thiết thực phục vụ nhân dân đón Tết cổ truyền dân tộc trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, gia đình chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo… được triển khai kịp thời; nhiều tổ chức, cá nhân có nghĩa cả cao đẹp bằng những hoạt động thiết thực, hỗ trợ người nghèo, khó khăn vui Xuân, đón Tết; thị trường hàng hóa Tết khá phong phú với giả cả ổn định, trong đó hàng Việt Nam chiếm thị phần cao. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể thao, du lịch diễn ra sôi động, phong phú. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh quan môi trường được quan tâm. Nhu cầu đi lại của nhân dân cơ bản được đáp ứng. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông được đặc biệt quan tâm chỉ đạo. An ninh chính trị, chủ quyền, biên giới, vùng trời, vùng biển được giữ vững. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết.
Tuy nhiên, trong dịp Tết còn hiện tượng hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường; tai nạn giao thông tuy đã giảm cả ba tiêu chí nhưng vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội; tình trạng không chấp hành quy định an toàn giao thông diễn ra nhiều ở cả nông thôn và đô thị; tình trạng đốt pháo nổ trái phép tại một số địa phương vẫn còn xảy ra; tình trạng thiếu việc làm sau đợt nghỉ Tết có xu hướng gia tăng; vấn đề ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh, an ninh trật tự, thực hành tiết kiệm tại các lễ hội, khu du lịch cần được tiếp tục chấn chỉnh. Một số địa phương cần nghiêm túc rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức Tết, đặc biệt là những địa phương để xảy ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép, có nhiều tai nạn giao thông trên địa bàn.
Để thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ ngay sau đợt nghỉ Tết, nhất là những nhiệm vụ quan trọng của năm 2014, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; nhất quán mục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; đồng thời lưu ý triển khai các nhiệm vụ sau đây:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tín dụng và kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán theo định hướng cả năm, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu; kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương chủ động nguồn cung thực phẩm sau Tết; phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; điều hành bảo đảm tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân; phát huy truyền thống tết trồng cây và triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2014; chú ý chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân sản xuất vụ Đông Xuân đúng thời vụ và phòng chống sâu bệnh; kiểm soát, ngăn chặn tình trạng giống lúa giả, kém chất lượng; tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ dịch cúm gia cầm, kịp thời xử lý, không để bùng phát dịch.
Video đang HOT
3. Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; phối hợp với Bộ Tài chính kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát tình hình xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, nhất là về thủ tục để tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, không để ách tắc hàng hóa; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành các hồ thủy điện, có kế hoạch xả nước kịp thời, đủ phục vụ sản xuất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm tình hình đời sống nhân dân trong mùa giáp hạt để có biện pháp cứu trợ cần thiết; nắm tình hình lao động, việc làm sau Tết, có giải pháp bảo đảm lực lượng lao động cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp.
5. Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông – Xuân, phấn đấu không để bệnh cúm A(H7N9) và các dich bệnh nguy hiểm từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam; tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch, tại các lễ hội; bảo đảm nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân, tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ người bệnh.
6. Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông sau đợt nghỉ Tết; chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải bảo đảm an toàn kỹ thuật các phương tiện, chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân mùa lễ hội; phối hợp với cơ quan chức năng và các địa phương nghiên cứu có giải pháp nhằm tăng cường an toàn giao thông trên các tuyến đường nông thôn; tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện số 01/CĐ-UBATGTQG ngày 20/01/2014 của Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và Công điện số 18/CĐ-UBATGTQG ngày 03/02/2014 về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong các ngày cao điểm và nơi diễn ra lễ hội Xuân.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương chỉ đạo việc tổ chức lễ hội theo tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển các hình thức, sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với các lễ hội; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện nếp sống văn minh tại các khu du lịch, các lễ hội; xây dựng và tuyên truyền văn hóa lễ hội, văn hóa tín ngưỡng; kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực tại các lễ hội. Thực hiện nghiêm việc không sử dụng ngân sách nhà nước vào việc tổ chức lễ hội; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hành tiết kiệm trong tổ chức lễ hội. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương chỉ tham dự lễ hội khi thực sự cần thiết và có liên quan đến yêu cầu công việc quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành; cán bộ, công chức chấp hành nghiêm việc không sử dụng giờ hành chính và xe công đi lễ hội, trừ các trường hợp thực thi nhiệm vụ theo chức trách được phân công.
8. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động chống phá, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, chú trọng các địa bàn chiến lược, trọng điểm; tiếp tục triển khai kế hoạch tấn công, trấn áp các loại tội phạm; triển khai các biện pháp phòng ngừa cháy nổ, nhất là tại các nơi tổ chức lễ hội Xuân; huy động lực lượng tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng, không để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên các tuyến trọng điểm; bảo đảm an ninh, an toàn trong vận tải hành khách dịp sau Tết và mùa lễ hội; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là ở địa bàn nông thôn; kiểm tra, làm rõ về tình trạng đốt pháo nổ tại một số địa phương, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm minh.
9. Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường công tác phối hợp trong xử lý công việc, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư; tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và nhân dân; đồng thời chỉ đạo công chức, viên chức, người lao động khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay những ngày làm việc đầu năm sau kỳ nghỉ Tết bảo đảm chất lượng và tiến độ; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; không tổ chức du Xuân, liên hoan sa đà, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo chương trình công tác tháng 02 và Quý I năm 2014, nhất là công tác xây dựng thể chế, triển khai thi hành Hiến pháp, xây dựng luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
10. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi, niềm tin và quyết tâm ngay từ những ngày đầu của năm mới; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2014.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Văn phòng Chính phủ theo dõi sát sao, tham mưu kịp thời việc đánh giá kiểm điểm thực hiện Công điện này gắn với kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2014, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Ô tô biển xanh nô nức trảy hội Yên Tử
Ngày 9/2 (tức mồng 10 tháng giêng năm Giáp Ngọ), hàng vạn du khách khắp cả nước đổ về Quảng Ninh khai hội Yên Tử. Đặc biệt, nhiều xe biển xanh từ các địa phương cũng nô nức về đây cùng trảy hội.
Sáng 9-2 (tức mồng 10 tháng giêng năm Giáp Ngọ), hàng vạn du khách khắp cả nước đổ về Quảng Ninh khai hội Yên Tử. Từ dưới chân núi, phải mất 5 giờ đi bộ, dòng người chen lấn xô đẩy để lên Chùa Đồng làm lễ cầu may.
Nhiều du khách vượt 17 km đi bộ lên Chùa Đồng xô đẩy, chen nhau chỉ để cọ tờ tiền vào chuông đồng, khánh đồng lấy may.
Điều đáng nói, trong ngày đầu khai hội, xe biển xanh từ nhiều địa phương vẫn nườm nượp đổ về Yên Tử trảy hội.
Du khách chen nhau cọ tiền vào chuông đồng, khánh đồng cầu may
Xe công khắp nơi đổ về trảy hội Yên Tử
Xe biển xanh đậu đầy trên lối vào chùa
Xe công đậu đầy trong bãi gửi của chùa Yên Tử
Theo NLĐ
Theo Dantri
Bị "bà hỏa" thiêu rụi 300 triệu đồng ngày đầu năm Thức dậy lúc rạng sang, anh Sự phát hiện tiệm bán tạp hóa của anh Định bốc khói mù mịt. Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa Vào khoảng 3h20 ngày 9/2, tại tiệm tạp hóa trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra một vụ cháy lớn. Thông tin ban đầu, vào thời điểm...