Công đảng Anh có thể cho Scotland trưng cầu dân ý đòi độc lập
Một lãnh đạo của Công đảng đối lập tại Anh cho biết họ sẽ ủng hộ Scotland tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập khác, dù họ không ủng hộ Scotland độc lập khỏi Anh.
Lãnh đạo Phe đối lập tại Quốc hội Anh John McDonnell – Ảnh: Internet
Lãnh đạo Phe đối lập tại Quốc hội Anh John McDonnell nói nếu Công đảng giành được chính quyền trong cuộc bầu cử sắp tới, họ sẽ xem xét cho Scotland thực hiện trưng cầu dân ý tách khỏi Anh nếu Quốc hội Vương quốc Anh chấp thuận đề xuất này, và sẽ tuân theo ý chí của người dân nếu một cuộc trưng cầu dân ý như vậy diễn ra.
Dù vậy, ông John McDonnell cho hay Công đảng Anh phản đối mong muốn tách Scotland khỏi Vương quốc Anh.
Scotland từ lâu là một thành trì chính trị của Công đảng, tuy nhiên họ đã bị đảng Quốc gia Scotland độc lập đánh bại trong cuộc bầu cử hồi năm 2015. Để giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm sau, Công đảng Anh cần phải chiến thắng ở Scotland.
Dù trong cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2014, người dân Scotland đã nói không với việc tách khỏi Vương quốc Anh, nhưng hiện vẫn có tới 45% người dân tại đây muốn tổ chức trưng cầu dân ý lại.
Năm ngoái, Thủ tướng Anh Theresa May đã từ chối tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý độc lập mới dù Quốc hội Scotland đã bỏ phiếu mong muốn tổ chức thêm một cuộc trưng cầu nữa. Khi đó, bà May nói “hiện giờ không phải lúc” cho chuyện trưng cầu dân ý đòi độc lập của Scotland.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện Anh đã bị chia rẽ sâu sắc về tiến trình Brexit, tách nước Anh khỏi EU, khi mà đa số người Scotland muốn nước mình vẫn là một phần của EU.
Theo Dantri
EU đã gật đầu kế hoạch Brexit của Anh
Quốc hội Anh bỏ phiếu về thỏa thuận vào ngày 11-12 tới, nếu được thông qua, Anh sẽ chính thức không còn là thành viên của EU từ ngày 29-3-2019.
Họp bất thường tại Brussels (Bỉ) ngày 25-11, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) chính thức thống nhất với Thỏa thuận rút và tuyên bố chính trị về tương lai quan hệ EU-Anh, hay còn gọi là kế hoạch Brexit (Anh rút khỏi EU), mà Thủ tướng Anh Theresa May trình bày.
Thỏa thuận cân bằng cho hai phía
Cuộc họp chủ yếu mang tính biểu tượng và các lãnh đạo EU chỉ mất chưa tới nửa giờ để thống nhất. Bản thỏa thuận rút có giá trị ràng buộc pháp lý, quy định các điều khoản liên quan việc Anh rời khỏi EU. Tuyên bố chính trị không có giá trị ràng buộc, vạch ra các mong muốn của hai bên trong tương lai, trong đó có duy trì quan hệ thương mại, các chính sách đối ngoại và quốc phòng chung, phối hợp tư pháp.
Tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker lần nữa cho biết rất buồn trước "thảm kịch" Brexit. Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố ủng hộ kế hoạch của Thủ tướng May và cho rằng đây là thỏa thuận tốt nhất có thể với Anh. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng cho rằng Brexit "không phải chiến thắng của ai, tất cả chúng ta cùng thua" nhưng vẫn đồng ý thỏa thuận "có thể chấp nhận được". Các lãnh đạo EU khác cũng đồng tình rằng đây là thỏa thuận cân bằng cho cả hai phía, Anh và EU.
Diễn biến 27 lãnh đạo EU thống nhất kế hoạch Brexit của Anh đến sau hơn 18 tháng thương lượng khó khăn giữa hai bên. Các cuộc thương lượng bắt đầu từ khi Anh kích hoạt Điều khoản 50 sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 chấp thuận cho Anh rời khỏi EU. Theo lịch trình thì Quốc hội Anh bỏ phiếu về thỏa thuận này vào ngày 11-12 tới. Và theo thỏa thuận thì Anh sẽ chính thức không còn là thành viên của EU từ ngày 29-3-2019, bước vào giai đoạn chuyển tiếp, kéo dài đến tháng 12-2020.
Thủ tướng Anh Theresa May (phải) và Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk trong phiên họp bất thường các lãnh đạo EU nhằm thống nhất thỏa thuận Brexit , tại Brussels (Bỉ) ngày 25-11. Ảnh: REUtERS
Thủ tướng May đang ngồi ghế nóng
Dàn xếp xong với EU nhưng mọi việc vẫn chưa thể ổn thỏa với Thủ tướng May. Bà May đang đối mặt với một thách thức rất lớn vào tháng tới khi Quốc hội Anh bỏ phiếu. Bà May nhất định phải có được sự ủng hộ của đa số Hạ viện nếu muốn triển khai Brexit.
Khả năng này rất khó vì trong khi các lãnh đạo EU đồng ý thì nhiều chính trị gia Anh, dù ủng hộ hay phản đối Brexit, đều bất mãn với thỏa thuận Thủ tướng May giới thiệu. Theo các chính trị gia này, bà May đã đưa ra quá nhiều nhượng bộ với EU. Trước đó đã có nhiều quan chức cấp cao chọn ra đi như một cách phản đối thỏa thuận. Trong đó có thể kể đến Bộ trưởng Bộ Brexit Dominic Raab, Bộ trưởng Bộ Việc làm và trợ cấp Esther McVey, Ngoại trưởng Boris Johnson.
Hạ viện có tổng cộng 650 ghế, đảng cầm quyền bảo thủ có đông nhất với 315 ghế, còn lại là các đảng đối lập. Các nghị sĩ ở các đảng Lao động, Dân chủ tự do, Dân tộc Scotland đối lập đều đã phát đi tín hiệu sẽ bỏ phiếu chống thỏa thuận. Đảng đối lập Lao động có 257 ghế và dự kiến phần lớn sẽ bỏ phiếu chống, tuy nhiên bà May tự tin và hy vọng sẽ thuyết phục được 40 nghị sĩ đảng này bỏ phiếu ủng hộ. Đảng đối lập Dân tộc Scotland đã tuyên bố toàn bộ 35 nghị sĩ đảng mình sẽ bỏ phiếu chống, cho rằng thỏa thuận này không công bằng với Scotland. Thậm chí nhiều nghị sĩ ủng hộ lẫn phản đối Brexit trong nội bộ đảng cầm quyền bảo thủ của Thủ tướng May cũng nói sẽ bỏ phiếu chống. Các động thái này cho thấy chuyện thỏa thuận được thông qua không hề có gì chắc chắn.
585 là số trang thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng May giới thiệu và được các lãnh đạo EU thống nhất ngày 25-11.
Phần mình, Thủ tướng May ngay từ đầu đã ra sức bảo vệ kế hoạch của mình bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của các lãnh đạo doanh nghiệp và công dân Anh, trong trường hợp các chính trị gia có phản đối đi nữa. Trong ngày 25-11, bà May viết một bức thư gửi đến toàn thể công chúng Anh kêu gọi ủng hộ, hứa hẹn Anh sẽ có tương lai tươi sáng hơn sau Brexit. Bà May tuyên bố bà sẽ thực hiện một chiến dịch vận động chạm tới "trái tim và tâm hồn" người dân Anh để thỏa thuận Brexit của bà được chấp nhận.
Viễn cảnh nào cho Anh?
Theo bà Dalia Grybauskaite, Tổng thống Lithuanian, "mọi thứ đều có thể xảy ra và điều này tùy thuộc vào quyết định và lựa chọn của Anh". Theo bà, có ít nhất bốn viễn cảnh nếu Quốc hội Anh phong tỏa thỏa thuận. Một là Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Hai là tổ chức bầu cử mới tìm người thay thế bà May. Ba là tiếp tục thương lượng với EU tìm một thỏa thuận mới. Và bốn là Anh đơn giản bị gạt khỏi EU vào ngày 29-3-2019 đúng theo lịch trình mà không có một thỏa thuận pháp lý nào.
Một số nhà phân tích cũng đang lo ngại bế tắc chính trị trong chính trường Anh có thể sẽ dẫn tới một cuộc tổng tuyển cử sớm ở Anh và một khi điều này xảy ra, khả năng bà May sẽ mất ghế thủ tướng về tay lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn.
Nói với Reuters, một nhà ngoại giao EU cho biết tới đây sẽ có 27 vòng thương lượng giữa Anh và EU để xác định quan hệ giữa Anh với các nước EU. Tuy nhiên, EU sẽ đợi đến khi Quốc hội Anh có quyết định về thỏa thuận Brexit, chủ ý để không gây áp lực hơn nữa lên các nghị sĩ Anh.
Trong khi đó, theo thông tin của Reuters thì cả EU và Anh đã và đang chuẩn bị cho viễn cảnh Anh rời khỏi EU mà "không có thỏa thuận nào".
Đồng bảng Anh đã tăng trong vòng 10 ngày qua trước thời điểm các lãnh đạo EU có quyết định về thỏa thuận Brexit. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang theo chặt diễn biến. Theo dự đoán của kênh tài chính CNBC (Mỹ), dự kiến trong hai tuần tới đây đồng bảng Anh sẽ rớt giá, đặc biệt nếu thỏa thuận Brexit bị Quốc hội Anh bác, đồng nghĩa chính trường Anh sẽ một phen xáo trộn. Trường hợp ngược lại, nếu Quốc hội Anh thông qua thỏa thuận Brexit, đồng bảng Anh có thể sẽ tăng cao.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật Việt Nam
Chính đảng Bắc Ireland cảnh báo Chính phủ Anh về Brexit Đảng Thống nhất Dân chủ (Bắc Ireland), vốn ủng hộ Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May, vừa qua đã cảnh báo dứt khoát đối với bản dự thảo Brexit, đồng thời muốn giảm bớt tỷ lệ ủng hộ của Quốc hội Anh đối với bản dự thảo nêu trên. Người biểu tình phản đối Brexit tập trung trước tòa nhà Quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tấn công mạng làm tê liệt các hệ thống bán lẻ tại Anh

Chủ động cho rắn cắn để tìm phương pháp điều trị tốt hơn

Tên lửa mới trên Su-57: Nga tung vũ khí bí ẩn thách thức phương Tây

Cử tri Singapore hào hứng trong Ngày bỏ phiếu

Ngoại trưởng Mỹ làm rõ lập trường về vai trò trung gian trong xung đột Nga - Ukraine

Mỹ rút lui, châu Phi 'mở cửa' cho ảnh hưởng ngoại giao mới?

Ông Medvedev: Không ai có thể đảm bảo Kiev an toàn nếu Ukraine tấn công Matxcơva ngày 9-5

CIA công khai tung video lôi kéo quan chức Trung Quốc tiết lộ bí mật

Cử tri Australia bỏ phiếu quyết định vận mệnh tương lai đất nước

Căng thẳng thương mại: Thủ tướng Canada Mark Carney sẽ gặp ông Trump tại Nhà Trắng

Iran lên án các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ

Apple hé lộ kế hoạch sản xuất sắp tới, đề cập Việt Nam lẫn Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Thanh Thủy ghi điểm ở Indonesia, đọ sắc với 3 nàng hậu quốc tế, visual hơn hẳn?
Sao việt
21:32:22 03/05/2025
Bắt giữ kẻ uống rượu say đi xe vào đường cấm, xô đẩy cảnh sát
Pháp luật
21:30:43 03/05/2025
Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng
Tin nổi bật
21:29:41 03/05/2025
Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch
Netizen
21:14:33 03/05/2025
Nửa đêm đang ngủ thì khói nghi ngút cùng mùi khét lẹt bay vào phòng, vợ chồng tôi hốt hoảng chạy ra thì thót tim thấy mẹ đứng trong bếp
Góc tâm tình
20:52:10 03/05/2025
Thần Tài ban phát tiền bạc sau ngày 3/5/2025, 3 con giáp vận trình rực sáng, phất lên giàu sang, công danh vượng phát
Trắc nghiệm
20:38:19 03/05/2025
6 thói quen đơn giản tăng cường sinh lý ở nam giới
Kiến thức giới tính
20:36:27 03/05/2025
Nhóm tàu chiến Nga kết thúc chuyến thăm căn cứ Hải quân Ream của Campuchia
