Công dân VN thứ 90 triệu sẽ là một bé gái
Tổng Cục Dân số sẽ cố gắng chọn em bé có giới tính nữ là công dân thứ 90 triệu như một thông điệp về nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Ông Lê Cảnh Nhạc ( Phó tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y tế) có cuộc trao đổi với chúng tôi nhân sự kiện Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu.
Thưa ông, ngày mai (1/11), Việt Nam sẽ đón công dân thứ 90 triệu ra đời. Con số này nói lên điều gì?
Phải khẳng định con số 90 triệu là thành công trong mục tiêu quốc gia về dân số kế hoạch hóa gia đình. Con số này cũng là một thông báo về cơ cấu dân số vàng. Đáng lẽ thời điểm này, số dân Việt Nam không chỉ 90 triệu mà là 108 triệu. Nước ta đã kiểm soát mức sinh tốt.
Trước đây, chúng ta có tổ chức chào đón công dân thứ 70 triệu, 80 triệu không? Vì sao lại đón số 90?
Chúng ta chưa bao giờ tổ chức sự kiện đón công dân thứ 70, 80 triệu. Ngày mai (1/11) là lần đầu tiên Việt Nam chào đón công dân thứ 90 triệu ra đời.
Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình chọn Bệnh viện Phụ sản Trung ương vì tại đây có 70 ca sinh/ngày, nhiều nhất cả nước.
Công dân thứ 90 triệu là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đứa bé. Nhìn vào em bé là người ta biết được con số 90 triệu.
Tổng Cục Dân số sẽ cố gắng chọn bé là giới tính nữ, không được nhà nước nuôi. Cháu có vinh dự được Phó Chủ tịch nước đến thăm, tặng quà. Điều này mang ý nghĩa mặt tinh thần. Chúng tôi để cho cháu phát triển bình thường như các bé khác, không có gì đặc biệt.
Chúng ta chỉ chọn 1 em bé trong khoảng thời gian ấy được cho là điển hình. Nếu trong khoảng thời gian đó có 3 em chào đời thì ta nên chọn 1 em gái. Điều đó cũng như một thông điệp về nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Ông Lê Cảnh Nhạc (Phó tổng Cục trưởng, Tổng Cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y tế)
Video đang HOT
Có ý kiến cho rằng, đón công dân thứ 90 triệu vừa mừng, vừa lo. Ông nghĩ thế nào?
Điều này đúng. Mừng vì chúng ta kiểm soát mức sinh. Nhưng lo là mức sinh không đồng đều. Chất lượng dân số vẫn thấp. Mất cân bằng giới tính đang tăng cao.
Tỷ lệ sinh hiện nay là cứ 100 trẻ em gái thì có 113 trẻ em trai. Mục tiêu của nước ta đến năm 2015, hạn chế được ở mức 100 trẻ em gái/115 trẻ em trai nhưng rất khó thực hiện.
Dân số Việt Nam tính từ thời điểm đạt 80 triệu đến nay tăng trưởng thế nào, thưa ông?
Dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh. Hiện nay, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ đang ở mức độ cao nhưng chưa phải là đỉnh. Dự kiến số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nhất là năm 2020. Và năm 2050 có thể con số này sẽ chững lại. Nhưng với điều kiện là chúng ta vẫn kiểm soát mức sinh tốt.
Dân số tăng nhanh đã ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống?
Dân số tăng nhanh những năm trước dẫn đến nhiều hệ lụy đối với đời sống người dân như công ăn việc làm, dân sinh xã hội, y tế, giáo dục…
Kiểm soát mức sinh tốt đồng nghĩa với giảm tỷ lệ tai biến sản khoa. Nhờ kế hoạch hóa gia đình nên hạn chế mức sinh, hạn chế tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em.
Năm 2002 tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ em là 91/100.000 người. Nhưng hiện nay con số này giảm, chỉ còn 68/100.000 người. Dự kiến, tỷ lệ tử vong sẽ tiếp tục giảm. Mục tiêu của chúng tôi là đến 2015 chỉ còn 58/100.000 người. Như vậy, tính từ năm 1990 đến nay, chúng ta giảm tỷ lệ số bà mẹ tử vong.
Mặt khác, kiểm soát mức sinh cũng là gia tăng tuổi thọ. Dự báo năm 2050, người dân Việt Nam sẽ có tuổi thọ trung bình là 80,4 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu, mức độ sinh nở ở nước ta không đồng đều giữa các vùng. Ở TP.HCM, mỗi phụ nữ chỉ có 1,33 con. Trong khi đó ở Tây Nguyên, mỗi phụ nữ có trên 3 con. Những vùng chất lượng cuộc sống cao thì mức sinh thấp, nơi cuộc sống thấp thì ngược lại.
Nếu TP.HCM là 1 quốc gia riêng lẻ thì mức sinh như hiện nay rất đáng báo động. Nhưng ở TP.HCM nằm trong tổng thể nên phải điều phối mức sinh cụ thể là sinh đủ 2 con. Điều phối mức sinh tốt sẽ chuẩn bị tốt nguồn lao động cho tương lai.
Hiện nay, giới trẻ thường có xu thế sinh 1 con rồi dừng lại. Theo ông, do những nguyên nhân nào?
Đúng là xu thế sinh con 1 con rồi dừng lại đang diễn ra ở giới trẻ. Là người phụ nữ, vị thế và điều kiện của họ được nâng cao. Họ không muốn lệ thuộc vào chồng, con gia đình. Thậm chí nhiều phụ nữ không muốn lấy chồng. Khi người phụ nữ thoát ra khỏi vòng cương tỏa của gia đình thì họ muốn có cuộc sống thanh nhàn hơn. Nhưng nếu phụ nữ nào cũng có ý định chỉ đẻ 1 con là hiểm họa của đất nước.
Mức sinh giảm làm suy giảm dân số và nguồn lực lao động sẽ thiếu trong tương lai. Lực lượng lao động giảm, đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.
Sinh ít sẽ dân đên tình trạng, đầu tiên 6 người nuôi 1 đứa con, nhưng sau một giai đoạn, 1 người lại phải nuôi 6 người. Do đó, suy giảm dân số là vấn đề hiểm họa không khác gì bùng nổ dân số.
Ở Việt Nam định bao giờ đón công dân thứ 100 triệu?
Dự kiến năm 2050 dân số của Việt Nam sẽ đạt mức 108 triệu.
Mục tiêu dân số của Việt Nam hiện nay như thế nào?
Hiện nay, chúng tôi nỗ lực làm sao để cân đối tỷ lệ sinh nở giữa các vùng.Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta luôn rất cao nên nhu cầu kế hoạch hóa gia đình cũng rất cao. Làm sao để cả nước có mức sinh đồng đều, tất cả đều 2 con.
Ngày mai (1/11), Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu. Bộ trưởng Bộ Y tế – Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ thăm, tặng quà chúc mừng công dân thứ 90 triệu chào đời vào thời khắc đầu tiên của ngày này tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). Với 90 triệu dân, Việt Nam có quy mô dân số đứng thứ 14 trên thế giới, thứ 3 Đông Nam Á. Tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều song quy mô dân số nước ta còn khá lớn, đồng thời là nước nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Theo dự báo, khi đạt ngưỡng 90 triệu người, đồng nghĩa Việt Nam đối diện với nạn già hóa dân số. Cụ thể, số người cao tuổi sẽ tăng nhanh trong giai đoạn tới.
Theo Khampha
Khuyến cáo bỏ quy định vợ chồng chỉ có hai con
Chính sách kế hoạch hóa gia đình sau 50 năm thực hiện đã tạo nên xu hướng giảm mức sinh và đẩy Việt Nam đối mặt với những thách thức lớn như: Tốc độ già hóa dân số nhanh, mất cân bằng giới tính... Phải chăng đã đến lúc bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con.
Cảnh báo hệ lụy từ mức sinh giảm
Sau hơn 50 năm thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Tốc độ gia tăng dân số ngày càng giảm dần, mức sinh giảm và đã đạt được mức sinh thay thế với số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,03 con, ít hơn 3 lần số con cách đây 50 năm; số người già (trên 60 tuổi) chiếm hơn 10% dân số...
"Việt Nam đang trải qua thời kỳ chuyển đổi nhân khẩu học quan trọng duy nhất trong lịch sử, khi nhóm dân số trẻ đông đảo, nhóm dân số cao tuổi đang tăng cao và mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính vì vậy, Luật Dân số sắp tới cần phải giải quyết các cơ hội và thách thức của việc giảm sinh". Ông Arthu Erken, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam
Theo bà Lâm Phương Thanh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư: "Hiện xu hướng mức sinh giảm, thấp một cách bền vững, bên cạnh các lợi ích như góp phần tạo nên thời kỳ "dân số vàng", nâng cao chất lượng giáo dục và bình đẳng giới thì mức sinh giảm cũng là nguyên nhân cơ bản đẩy nhanh quá trình già hóa dân số, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm đi trong khi tỷ lệ người cao tuổi tăng lên, gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh... Dân số Việt Nam "già nhưng chưa giàu" khiến việc chăm sóc, nâng cao chất lượng sống cho người già trở nên khó khăn. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh gia tăng (năm 2009 là 110,6 nam/100 nữ, nay là 112,2 nam/100 nữ) sẽ kéo theo hệ lụy đến năm 2050, Việt Nam có thể dư khoảng 2 - 4 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn".
Mức sinh giảm đã tác động sâu sắc tới nhiều mặt của kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước cũng như trong khuôn khổ mỗi gia đình. Theo GS, TS. Nguyễn Đình Cử - Viện Dân số và Phát triển (thuộc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân): "Chưa bao giờ, mức sinh của Việt Nam lại thấp như 10 năm qua. Nếu tỷ lệ sinh vẫn giảm, chúng ta sẽ phải đối mặt với thách thức về việc thiếu lao động và năng suất lao động trong tương lai. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của các thế hệ đang già hóa. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh chưa bao giờ cao như hiện nay, 112 cháu trai/100 cháu gái, cá biệt như Hưng Yên 130 cháu trai/100 cháu gái, điều này sẽ dẫn đến mất cân bằng xã hội và nhiều hệ lụy khác trong tương lai".
Chưa khuyến sinh, nhưng không cấm sinh
Đó là đề xuất của nhiều chuyên gia tại Hội thảo về định hướng chính sách dân số trong thời kỳ đổi mới do Ban Tuyên giáo T.Ư và Quỹ dân số Liên hợp quốc tổ chức vào sáng 16/10. Theo GS,TS.Nguyễn Đình Cử: "Thế hệ độ tuổi sinh đẻ hiện nay hầu hết là SN 1975 trở lại, được giáo dục tốt, có học vấn, có vị thế xã hội, nên họ có khát vọng chung là nâng cao chất lượng cuộc sống, chứ không phải là con đàn cháu đống nữa.
Các gia đình có xu hướng đẻ một con khiến tỷ lệ sinh của Việt Nam giảm
Giờ chẳng ai dám đông con nếu điều kiện kinh tế yếu kém, nghèo khó, chất lượng sống thấp. Nên dù chính sách có cấm hay không thì nhận thức, ý thức tự giác của mỗi người cũng đã đạt đến độ tự điều chỉnh được rồi". Vì vậy, GS, TS. Nguyễn Đình Cử đề xuất nên chuyển quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân "sinh một hoặc hai con" trong Pháp lệnh Dân số năm 2008, thành mục tiêu của vận động, tuyên truyền và giáo dục để người dân từ quyết định số con một cách có trách nhiệm. Đồng thời, chuyển chính sách dân số Việt Nam từ chủ yếu là Kế hoạch hóa gia đình sang chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện. Mục tiêu và giải pháp của kế hoạch hóa gia đình cần thích hợp và linh hoạt với từng địa phương.
Cùng quan điểm, TS. Lê Cảnh Nhạc - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho rằng: Việt Nam chưa đến lúc phải khuyến sinh, nhưng cũng không nên cứng nhắc trong các quy định về số con, khoảng cách lần sinh mà nên tập trung nâng cao chất lượng dân số, cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tốt nhất, phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng" hiện có; đồng thời, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát có hiệu quả tỷ số gia tăng dân số.
Theo Hoàng Vân
Tốc độ già hóa dân số của Việt Nam nhanh nhất châu Á Thế giới đang già hóa nhanh chóng và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất ở châu Á và đứng thứ 7 trên thế giới về tốc độ già hóa dân số. Đó là thông tin được đưa ra trong hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóadân số" do Bộ Y...