Công dân Việt Nam ở Nhật được hỗ trợ gần 1.000 USD/người
Thủ tướng Shinzo Abe thông báo chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 100.000 yen (gần 1.000 USD) cho công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản.
Đây là một nội dung trong cuộc điện đàm chiều 4/5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.
Hai thủ tướng đã trao đổi về tình hình phòng chống dịch COVID-19 ở mỗi nước, nhất trí hợp tác chặt chẽ để cùng nhau vượt qua dịch COVID-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với quyết tâm cao, chính sách mạnh mẽ và được nhân dân đồng tình, ủng hộ, chung tay hành động, đến nay, Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch COVID-19, từng bước đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn việc chính phủ Nhật Bản vừa qua đã hỗ trợ Việt Nam hơn 1,8 triệu USD thông qua các tổ chức quốc tế để phòng chống dịch COVID-19; thông báo đã quyết định hỗ trợ Nhật Bản 140.000 khẩu trang y tế để chống dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, chiều 4/5. (Ảnh: VGP)
Video đang HOT
Thủ tướng Abe Shinzo đánh giá cao các biện pháp ứng phó hiệu quả và thành tích ấn tượng của Việt Nam trong phòng chống dịch, bày tỏ cảm ơn việc chính phủ và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Nhật Bản vật tư, khẩu trang y tế.
Hai bên khẳng định tiếp tục quan tâm, bảo đảm an toàn cho công dân của nhau, Thủ tướng Abe Shinzo thông báo chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 100.000 yen (gần 1.000 USD) một người cho không chỉ người dân Nhật Bản mà cả cho công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản.
Hai thủ tướng nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ để tăng cường giao lưu, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Thủ tướng Abe Shinzo khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục cung cấp gói viện trợ thứ 2 giúp Việt Nam đối phó với dịch bệnh, đồng thời sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các sáng kiến của Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN 3 ngày 14/4 vừa qua về việc lập trung tâm kiểm soát dịch bệnh và khoản vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN, đề nghị Nhật Bản hỗ trợ quỹ ASEAN về ứng phó COVID-19, kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp của ASEAN.
Thủ tướng Abe Shinzo đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong năm chủ tịch ASEAN 2020 và trên cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, cùng thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm 2020, triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc ấm dần trong đại dịch Covid-19
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho rằng việc hợp tác với Hàn Quốc là nước láng giềng trong chống dịch Covid-19 là hết sức quan trọng.
Dịch Covid-19 đang lan rộng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tình hình dịch tại Hàn Quốc đã dần được khống chế, nhưng tại Nhật Bản có vẻ như đang khó khăn. Và chính trong lúc này hai bên lần đầu tiên đã có những phát ngôn về mối quan hệ láng giềng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 12/2019. (Nguồn: The National Interest).
Thủ tướng Abe trong một phiên họp của Ủy ban ngân sách Thượng viện đã nhấn mạnh rằng, Hàn Quốc là nước láng giềng, đồng thời cũng là nước quan trọng. Do đó, Nhật Bản mong muốn hợp tác với Hàn Quốc trong việc chống đại địch Covid-19.
Ứng với phát ngôn này, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định rằng cũng đã biết rõ quan điểm này của Nhật Bản và khẳng định Nhật Bản là nước láng giềng gần gũi, nên sẽ nỗ lực hết sức hợp tác với Nhật Bản trong một số lĩnh vực quan trọng, trong đó có việc chống dịch Covid-19. Và sự hợp tác giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là hết sức quan trọng.
Liên quan đến việc viện trợ bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và khẩu trang cho Nhật Bản, phía Hàn Quốc cho rằng trong điều kiện trong nước có thể, sẽ thảo luận việc viện trợ nhân đạo và xuất khẩu vật phẩm y tế đối với các nước có nhu cầu. Nếu Nhật Bản không yêu cầu viện trợ, thì Hàn Quốc cũng không thực hiện điều này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho rằng việc hợp tác với Hàn Quốc là nước láng giềng trong chống dịch Covid-19 là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không chỉ đối với Hàn Quốc, mà sự chia sẻ kinh nghiệm, tri thức liên quan đến dịch bệnh giữa các quốc gia, khu vực có ý nghĩa hết sức để ngăn chặn sự lây lan.
Trong bối cảnh quan hệ hai nước gần đây có nhiều căng thẳng như vấn đề thương mại, tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Takeshima /Dokdo...việc hai nước có những phát ngôn cho rằng là nước làng giếng là rất hiếm. Tuy nhiên, trong vấn đề Triều Tiên và hợp tác trong chống dịch Covid-19, khả năng hai bên có những điểm chung về lập trường.
Mặc dù vậy, các lý do này chưa đủ để giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước. Hai bên dường như vẫn nghe ngóng động thái của nhau. Hai bên vẫn bất đồng sâu sắc về vấn đề các công ty Hàn Quốc đòi công ty Nhật Bản bồi thường cho các lao động thời chiến, qui chế xuất khẩu, Hiệp định bảo hộ tình báo quân sự...Và đây mới là vấn đề lớn còn đang tồn tại.
Mặt khác, Phủ Tổng thống Hàn Quốc và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc vẫn khẳng định lập trường nếu như Nhật Bản không có đề nghị trước về vấn để viện trợ, thì Hàn Quốc cũng sẽ không viện trợ trước. Ngược lại, phía Nhật Bản cũng chưa có đả động gì về việc đề nghị viện trợ từ Hàn Quốc hay không trong vấn đề chống dịch Covid-19.
Hiện nay, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn đang "hợp tác gián tiếp" qua Mỹ. Mới hôm qua đây, Nhật-Hàn-Mỹ đã tham gia vào Hội nghị trực tuyến cấp thứ trưởng Ngoại giao cùng với 4 nước là Việt Nam, Ấn Độ, Australia và New Zealand... về vấn đề hợp tác chống dịch Covid-19.
Như vậy, trong bối cảnh dịch bệnh, xuất phát từ nhu cầu hợp tác mang tính toàn cầu, có thể những bất đồng song phương sẽ dịu đi, thậm chí có khả năng được giải quyết nhanh chóng hơn trong tương lai. Dịch bệnh qua đi, cũng là lúc hy vọng những bất đồng sẽ có hướng giải quyết, xích Nhật-Hàn lại gần nhau, với mục đích bảo vệ sự an toàn, an tâm cho nhân dân.
Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vật tư y tế Theo văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định cho phép xuất khẩu vật tư y tế đã phản ánh khả năng kiềm chế dịch Covid-19 hiện nay của nước này. Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (2/5) đã dỡ bỏ các quy định hạn chế xuất khẩu vật tư, thiết bị y tế, nhằm tạo điều kiện bán các...