Công dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những lời mời “việc nhẹ lương cao”
Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra chiều 14/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác bảo hộ công dân tại Campuchia, Thái Lan và Haiti.
Liên quan đến thông tin công dân Việt Nam bị Campuchia bắt giữ do đánh bạc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville, Campuchia, vào ngày 9/3 vừa qua, hơn 100 công dân Việt Nam làm việc trái phép tại một cơ sở lừa đảo đánh bạc trực tuyến đã bị các cơ quan chức năng Campuchia bắt giữ và trục xuất.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, ngày 11/3 vừa qua, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sihanoukville đã phối hợp với các cơ quan chức năng phía Campuchia và trong nước tiến hành các thủ tục lãnh sự tiếp nhận số công dân này qua cửa khẩu quốc tế Prek Chak – Hà Tiên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị thông tin về vụ việc 18 công dân Việt Nam bị phía Thái Lan bắt giữ, bà Phạm Thu Hằng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu thông tin và xác minh nhân thân của những người này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Baoquocte
Theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, 18 công dân này đã bị bắt giữ do hành vi tham gia tổ chức trò chơi hoặc trò lừa đảo, giúp quảng cáo hoặc mời gọi trực tiếp hoặc gián tiếp người khác chơi đánh bạc thông qua các phương tiện điện tử mà không được phép của cơ quan chức năng.
Tới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan sẽ tiếp tục theo dõi sát vụ việc và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam.
Video đang HOT
“Bộ Ngoại giao một lần nữa khuyến cáo công dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm việc theo kiểu việc nhẹ lương cao hoặc không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp cũng như các tổ chức phái cử lao động”, Người phát ngôn nhấn mạnh.
Công dân cần phải tìm hiểu kỹ nội dung công việc, đơn vị, địa điểm làm việc và thân nhân người giới thiệu, chế độ bảo hiểm, quyền lợi được hưởng để có quyết định đúng đắn trước khi ra làm việc ở nước ngoài.
Đối với tình hình công dân Việt Nam tại Haiti, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Haiti, tình hình bạo lực ở Haiti leo thang rất nhanh chóng. Tình hình bạo lực hiện nay diễn biến hết sức phức tạp khiến nhiều người chết và bị thương. Trước tình hình đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Haiti đã triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân.
Cụ thể, thứ nhất, Bộ Ngoại giao đang khuyến cáo trên mạng xã hội chính thức của Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Haiti, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho công dân.
Thứ hai, cử cán bộ Đại sứ quán trực 24/7 để giữ liên lạc thường xuyên với các đầu mối của cộng đồng người Việt Nam tại Haiti để liên tục cập nhật thông tin.
Thứ ba, phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại và các đoàn ngoại giao trên địa bàn để triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng xác nhận, cho đến nay, theo thông tin mới nhất, tình hình người Việt Nam tại Haiti vẫn an toàn
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Haiti tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc với đầu mối của cộng đồng người Việt Nam tại Haiti, xây dựng kế hoạch bảo hộ công dân phù hợp với diễn biến xung đột, bảo vệ an toàn cho công dân Việt Nam tại Haiti.
Nhân đây, Bộ Ngoại giao cũng khuyến cáo tất cả công dân Việt Nam không nên đến những nơi xảy ra xung đột. Công dân Việt Nam ở địa bàn cần theo dõi sát tình hình, chủ động tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết, tuân thủ nghiêm các quy định của chính quyền sở tại, và liên hệ ngay với Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Haiti hoặc Tổng đài bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao khi cần được trợ giúp
Việt Nam lên tiếng việc tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động ở khu vực bãi Tư Chính
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 29-2, phóng viên đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam bình luận việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh vào hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam gần đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ lập trường của Việt Nam đối với bãi Tư Chính là nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần.
Theo đó, bãi Tư Chính là một phần của thềm lục địa Việt Nam, được xác lập hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
"Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: "Việt Nam đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển của mình bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Đường di chuyển của tàu hải cảnh CCG 5901 ở khu vực bãi Tư Chính. Ảnh: SeaLight Project
Theo thông tin từ dự án SeaLight Project tại Mỹ, tàu hải cảnh CCG 5901 của Trung Quốc, mang biệt danh "quái vật" hoạt động trong khu vực bãi Tư Chính từ đầu tháng 12-2023. Con tàu nặng 12.000 tấn hoạt động âm thầm bằng cách tắt hệ thống thông tin tự động để tránh bị phát hiện.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu vào bãi Tư Chính. Tháng 5-2023, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 cùng tàu hải cảnh hộ tống và một số tàu cá Trung Quốc đã tiếp cận khu vực này.
Khu vực Bãi Tư Chính (mà Trung Quốc gọi là "bãi Vạn An") thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS 1982.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng từng nêu rõ đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này. UNCLOS 1982 và thực tiễn xét xử thời gian qua đã khẳng định rõ điều này.
Làm việc 24/24 để giải cứu 700 người Việt khỏi vùng chiến sự Myanmar Tình hình giao tranh ở miền bắc Myanmar tiếp tục diễn biến phức tạp, khoảng 700 công dân Việt Nam đang ở vùng tạm thời an toàn. Bộ Ngoại giao và các cơ quan của Việt Nam đang nỗ lực triển khai công tác bảo hộ công dân. Chiều 23/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu...