Công dân Trung Quốc nhận đánh cắp công nghệ quân sự Mỹ
Reuters đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ngày 23/7, một người đàn ông Trung Quốc 28 tuổi đã nhận tội âm mưu chuyển công nghệ quân sự thu thập được từ các đặc vụ ngầm của Mỹ sang Trung Quốc.
Bo Cai, nhân viên của một tập đoàn công nghệ Trung Quốc, bị cáo buộc cùng với người họ hàng Wentong Cai
Bo Cai, nhân viên của một tập đoàn công nghệ Trung Quốc, bị cáo buộc cùng với người họ hàng Wentong Cai, 29 tuổi, tìm cách xuất khẩu trái phép các thiết bị cảm biến vốn được sản xuất chủ yếu để bán cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Wentong Cai, người ở Mỹ bằng thị thực sinh viên, hiện vẫn chưa nhận tội.
Theo tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ, Bo Cai đã thừa nhận thuê Wentong Cai thu thập các thiết bị trên và người họ hàng này đã viện cớ rằng sẽ dùng chúng ở Đại học Iowa, nơi anh ta là sinh viên ngành vi trùng học.
Hai đối tượng trên đã bị bắt giữ sau khi nhận một thiết bị cảm biến từ các đặc vụ ngầm của Bộ An ninh Nội địa Mỹ ở New Mexico hồi tháng 12 năm ngoái.
Bo Cai, bị bắt tại sân bay Los Angeles khi chuẩn bị lên máy bay đi Trung Quốc, sẽ đối mặt với hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù vì vi phạm Luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí của Mỹ, 10 năm vì tội buôn lậu và 5 năm vì có âm mưu.
Trong khi đó, Wentong Cai đang bị giam giữ ở New Mexico và sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 18/8 tới./.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Ngoại trưởng Úc tuyên bố sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 10/7 tuyên bố Úc không sợ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và luật pháp. Đây là tuyên bố rõ ràng nhất của chính phủ liên minh tại Úc cho tới nay về lập trường đối với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop.
Bà Bishop đưa ra các bình luận thẳng thắn trên trong cuộc phỏng vấn với tờ Sydney Morning Herald vào hôm nay.
Trong tuyên bố rõ ràng nhất của chính phủ liên minh cho tới nay về cách thức đối phó với Trung Quốc, Ngoại trưởng Úc nói rằng các chính phủ trước đó đã phạm sai lầm khi tranh nói về Trung Quốc vì lo ngại làm "mếch lòng" Bắc Kinh.
Bình luận thẳng thắn của Ngoại trưởng Bishop là một sự thay đổi so với các chính sách của các chính phủ trước đó mà bà nói rằng sự im lặng chỉ gây hiểu nhầm.
Ngoại trưởng Bishop cho hay kinh nghiệm của bà nhằm lên tiếng phản đối tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hồi tháng 11 năm ngoái đã càng khẳng định quan điểm rằng thẳng thắn tốt hơn là bị hiểu nhầm.
"Nó ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của chúng ta. Lấy ví dụ như, hãng hàng không quốc gia Qantas của chúng ta phải bất ngờ báo cáo với Bắc Kinh dù hãng này không bay gần đó", bà Bishop nói.
"Tự do của các vùng trời và vùng biển trên thế giới rất quan trọng với chúng ta vì phần lớn hoạt động thương mại của chúng ta diễn ra ở đó".
"Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta phải tuyên bố rõ là chúng ta phản đối hành động đơn phương, có thể bị xem là khiêu khích và ảnh hưởng tới các lợi ích quốc gia", Ngoại trưởng Úc tuyên bố.
Bà Bishop cho hay những người nói rằng Úc phải lựa chọn giữa các liên minh an ninh và hợp tác kinh tế với Trung Quốc là hoàn toàn sai lầm, nhấn mạnh rằng không có ảnh hưởng nào về kinh tế từ sự trao đổi thẳng thắn đó.
Bà Bishop cũng đưa ra tuyên bố công khai rõ ràng nhất cho tới nay về việc các tranh chấp ngày càng bị quân sự hóa với Trung Quốc đang khiến Úc phải tăng cường và mở rộng các quan hệ quân sự với Mỹ và các quốc gia khác, mà đáng chú nhất là Nhật Bản.
Các xu hướng trên đã được chứng minh hồi tuần này, khi Thủ tướng Úc Tony Abbott nhất trí quan hệ quốc phòng chiến lược và các thỏa thuận chia sẻ công nghệ quân sự mới với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Lập trường thẳng thắn, rõ ràng
Các chính phủ trước đây của Úc thường lúng túng đối với cách thức phát ngôn về Trung Quốc.
Các ngoại trưởng và thủ tướng Úc vốn thường bày to các lo ngại về Trung Quốc một cách kín đáo, hoặc không nói gì, với hi vọng rằng các vấn để sẽ được giải quyết một cách kín đáo.
Nhưng bà Bishop cho hay chính phủ hiện thời của bà đã thay đổi một cách cương quyết và thận trọng nhằm kết hợp lời nói với hành động.
"Tất cả những gì chúng ta làm và nói đều ủng hộ các giá trị của chúng ta trên mặt trận kinh tế và các giá trị của một nền dân chủ tự do cởi mở, tuân thủ luật pháp, các quyền tự do, và các thông lệ quốc tế".
"Vì vậy, khi một điều gì đó ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, chúng ta phải nói rõ về lập trường của mình", Ngoại trưởng Úc nhấn mạnh.
Chính phủ Úc gần đây đã rất thẳng thắn lên tiếng phải đối về các vụ việc tại Trung Quốc, như vụ bắt giữ luật sư nhân quyền nổi tiếng Pu Zhiqiang.
Lập trường cứng rắn hơn của Úc đối với Trung Quốc đã được chứng tỏ gần đây nhất là vào tháng trước, khi Canberra ủng hộ các bình luận của Mỹ cáo buộc Bắc Kinh gây mất ổn định ở Biển Đông, nơi nước này vướng vào các tranh chấp lãnh thổ.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Bishop đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi triệu đại sứ Trung Quốc tới để phản đối về việc Bắc Kinh bất ngờ công bố vùng nhận dạng phòng không tại Hoa Đông.
Trung Quốc khi đó đã nổi giận, nói rằng Úc có nguy cơ làm tổn hại "niềm tin song phương".
Mỹ vẫn là siêu cường
Và trong khi nhiều nhà bình luận, trong đó có cả tại Mỹ, bắt đầu tranh luận về sức mạnh của Mỹ, bà Bishop cho hay bà không nghi ngờ gì về việc Mỹ sẽ vẫn là thế lực nổi bật trên thế giới.
"Mỹ hiện là siêu cường duy nhất với khả năng quân sự để hành động trên toàn cầu và Mỹ phải quyết định có tiếp tục đóng vai trò đó hay không. Tôi tin rằng Mỹ phải và sẽ giữ vai trò đó", bà Bishop nói.
An Bình
Theo Dantri/Sydney Morning Herald, AFP
Nhật - Úc bắt tay phát triển công nghệ tàu ngầm tàng hình Bộ quốc phòng hai nước Nhật và Úc hôm qua (11/6) đã thống nhất sẽ cùng bắt tay phát triển công nghệ tàu ngầm tàng hình, trong bối cảnh chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe đang đẩy mạnh việc có một vai trò quân sự mạnh mẽ hơn trên toàn cầu. Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước trong buổi...