‘Công dân trẻ’ của thành phố nghĩa tình – Kỳ 1: Tiến sĩ chân đất của bà con nuôi tôm
Từ sáng kiến của Thành đoàn TP.HCM, danh hiệu ‘Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM’ được bình chọn và tuyên dương mỗi năm.
TS Trần Hữu Lộc (thứ hai từ phải qua) cùng nhà khoa học các nước dự hội thảo quốc tế về nông nghiệp – Ảnh: T.HỮU
Sau 14 năm kiên trì tìm kiếm, đã có 99 điển hình trẻ trên các lĩnh vực được vinh danh, giới thiệu diện mạo một lớp trẻ mới của TP mang tên Bác tự tin, tài giỏi và sống nghĩa tình…
Được bình chọn là “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2014, TS Trần Hữu Lộc hiện đang giảng dạy tại khoa thủy sản Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đồng thời là giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh tôm tư nhân ShrimpVet-Dr.Tôm, Công ty Minh Phú AquaMekong.
Ở đó không chỉ đơn thuần để khởi nghiệp, mà là nơi để anh cùng cộng sự thực hiện tham vọng lớn hơn – cung cấp con tôm giống sạch cùng phương pháp nuôi tôm an toàn, giúp bà con nuôi tôm yên tâm làm ăn. TS Lộc chia sẻ:
- Đến từng vùng nuôi tôm, cùng làm với bà con, tôi có thêm nhiều bài học mới từ chính họ. Với bà con, lưu ý hay khuyến cáo gì cũng vậy, đừng quá bảy “gạch đầu dòng”, tốt nhất là năm cái thôi.
Mọi thứ đều phải rất cụ thể, xuất phát từ thực tiễn, kinh nghiệm nuôi thực tế mà nói, chứ khoa học hay sách vở quá đều… “không ăn”!
“Tôi đang nỗ lực để tạo cuộc chơi công bằng khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Thay vì “làm cho”, tại sao không phải là “làm với, làm cùng” họ một cách bình đẳng, minh bạch.”
TS TRẦN HỮU LỘC
Xuống ruộng với nông dân
* Đó là lý do người ta hay thấy anh với bộ dạng không khác gì nông dân và sẵn sàng xắn quần lội ruộng?
- Mình làm gì cũng phải đi từ thực tế. Với nhà khoa học, đôi khi phải tự biến mình thành “chuột bạch” để biết nông dân đang làm gì, hiểu được cảm giác thất bại trong làm ăn của họ.
Có lần báo cáo chuyên đề cho nông dân ở miền Tây, một lão nông hỏi: “Chớ chú có nuôi đâu mà biết tụi tui thất bại sao?”.
Nhưng thực tế là tôi đã thiệt hại tính bằng tỉ đồng đúng với chứng bệnh mà nhiều hộ nuôi tôm ở đó đang gặp, nên nói ra bà con hiểu ngay.
Đứng nói trước hội thảo cả trăm nhà khoa học quốc tế thiệt sự là không khó bằng nói sao để bà con mình hiểu, rồi nuôi cho đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Hiệu quả cuối cùng nằm chỗ đó.
Video đang HOT
* Còn vai trò cố vấn cho một số tổ chức quốc tế về nuôi trồng thủy sản thế nào rồi, thưa anh?
- Tôi vẫn có tên trong danh sách nhà khoa học cố vấn cho một vài tổ chức quốc tế liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, vẫn dự các hội thảo quốc tế khi sắp xếp được thời gian.
So với trước, tôi giữ liên hệ thường xuyên với các liên minh, tổ chức tư nhân nghiên cứu về bệnh động vật, đặc biệt là con tôm.
Tôi thấy các đơn vị này thường có mục tiêu kinh doanh rõ ràng, hướng đến phục vụ người dân tốt hơn vì người sáng lập thường là “dân trong nghề” với nhau nên hiểu rõ.
Ở Việt Nam cũng vậy, tôi thấy việc phối hợp công – tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay làm khá tốt. Nhiều tổ chức tư nhân về nông nghiệp hoạt động hiệu quả song song với các tổ chức của Nhà nước và chính sách quản lý về nông nghiệp. Điều này rất quan trọng vì có lợi cho nông dân.
Trung tâm nghiên cứu của tôi vẫn trung thành với sứ mệnh đặt ra từ trước, đã tìm ra nhiều chứng bệnh trên con tôm và giải pháp phòng tránh.
Điều chúng tôi mong muốn là đưa ra những cảnh báo quan trọng, kịp thời, giúp bà con đủ thông tin, bình tĩnh xử lý các tình huống gặp phải trong quá trình nuôi.
Hành trình tạo con tôm bố mẹ
* Con tôm giống mà anh và cộng sự đang cung cấp cho bà con hiện đang ở tiêu chuẩn nào?
- Mỗi năm trung tâm chúng tôi đưa ra thị trường khoảng vài trăm triệu con tôm giống. Nếu tính tỉ lệ chắc mới đạt chừng 1% nhu cầu nguồn tôm giống mỗi năm.
Tôi tự tin khẳng định rằng chúng tôi đưa ra thị trường con giống hầu như sạch bệnh hoàn toàn và quy trình sản xuất sạch, không kháng sinh cũng như chọn lọc nguồn gen phù hợp với các điều kiện nuôi ở Việt Nam.
Chúng tôi mong có nhiều người, nhiều công ty cùng cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng tôm giống, giúp người nuôi có nhiều sự lựa chọn.
Cùng với nhiệm vụ tạo ra con giống sạch, đội ngũ nhà khoa học trẻ tại trung tâm luôn đề cao nghiên cứu để không chỉ xét nghiệm, phân tích các loại bệnh mà còn tìm ra giải pháp phòng tránh, hoặc nếu tôm có bệnh trong quá trình nuôi sẽ cần làm gì để xử lý hiệu quả các tình huống ấy, phù hợp điều kiện nuôi thực tế trong nước.
Trung tâm có dịch vụ nghiên cứu làm với nước ngoài, nhiều hợp đồng chúng tôi nhận được đến từ nhiều nước có tỉ trọng nuôi tôm lớn của thế giới.
Đến thời điểm hiện tại, khoảng 70% công ty thủy sản của nhiều nước trên thế giới đã biết và từng làm việc với phòng nghiên cứu của chúng tôi.
* Anh từng chia sẻ về ước mơ tạo ra con tôm giống bố mẹ. Hành trình đó đã đến đâu rồi?
- Tôi và cộng sự vẫn đang theo đuổi ước mơ đó bên cạnh các việc vẫn làm hằng ngày. Nhưng đây là hành trình dài, đòi hỏi nhiều công sức lẫn vốn đầu tư.
Hiện tôi vẫn làm việc với nhiều đối tác nước ngoài việc nhân giống nguồn gen đang có, để chọn lọc được nguồn gen con tôm giống bố mẹ phù hợp với điều kiện nuôi của Việt Nam.
Nhu cầu nuôi tôm trong nước mỗi năm cần khoảng 500.000 con tôm giống bố mẹ. Và nếu muốn có con giống tốt, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện việc nhân giống tôm bố mẹ ở Việt Nam với các đặc điểm di truyền và phẩm chất phù hợp với điều kiện nuôi trong nước.
Thực sự chúng tôi rất cần sự tiếp sức cả về nguồn đầu tư, chính sách quản lý về mặt nhà nước để có thể “chạy” nhanh hơn, vì nếu chỉ mình chúng tôi tự làm chắc chắn tốn nhiều thời gian hơn.
Cần tạo thị trường cạnh tranh
Nhiều năm gắn bó với ngành thủy sản, đặc biệt là con tôm, TS Trần Hữu Lộc nói giá trị của ngành này không nhỏ nhưng cần tạo ra thị trường cạnh tranh tự do.
Theo anh, vì còn phụ thuộc thế độc quyền của nhiều công ty nước ngoài nên ngành chăn nuôi nói chung, thủy sản nói riêng tại Việt Nam còn chịu thiệt thòi.
Trong đó, chuyện người nuôi bị ép giá, còn người mua phải chịu giá vật tư đầu vào rất cao là một trong những điều khiến anh thao thức. Ngành thủy sản có một thị trường trong nước rộng lớn, tiềm năng xuất khẩu cũng không nhỏ.
Vấn đề mấu chốt là phải ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp nuôi để làm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho người nuôi.
“Chúng ta có lợi thế quốc gia khi điều kiện nuôi trồng đều tốt hơn nhiều nước khác. Điều cần lúc này là nắm được chuỗi giá trị trong nông nghiệp, tạo ra sản phẩm, thương hiệu nông nghiệp riêng, phá thế độc quyền.
Khi đó nông dân có nhiều lựa chọn hơn, giá cả cũng cạnh tranh hơn chứ không bị ép như hiện nay” – anh Lộc phân tích.
QUỐC LINH thực hiện
Chuyện lạ Nam Định: Chán ao, mang tôm nuôi bể xi măng mà đổi đời
Chuyện lạ Nam Định mà phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN được chứng kiến. Đó là chuyển tôm từ ao đầm sang nuôi trong bể xi măng tại gia đình anh Nguyễn Văn Cường (xã Hải Đông, Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Không ngờ rằng cách nuôi tôm "có 1 không hai" này lại giúp gia đình anh đổi đời. Mỗi năm anh kiếm lời hàng tỷ đồng từ mô hình nuôi tôm trong bể xi măng.
Là một trong những người đi đầu trong phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng ở huyện Hải Hậu, đến nay mô hình nuôi tôm của anh Cường đã và đang được nhân rộng trên địa bàn huyện.
Chỉ tay về phía cánh đồng muối mặn mòi mùi nước biển, anh Cường kể cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN nghe cơ duyên khiến anh đến với nghề nuôi tôm...
Nhờ kiên trì học hỏi, đến nay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng đã mang lại thu nhập tiền tỷ cho gia đình anh Nguyễn Văn Cường. Điều ấn tượng là ban đầu đưa tôm thẻ chân trắng lên nuôi trong bể xi măng nhiều người không cho là anh Cường sẽ thành công, có người còn kêu anh "khùng, dở hơi".
Anh Cường cho hay, từ xa xưa làng anh đã gắn liền với nghề làm muối. Quanh năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời", thế nhưng cuộc sống của nhiều gia đình cũng chẳng khá giả là bao.
Thấy nghề làm muối thu nhập bấp bênh, năm 2005 anh nảy sinh ý tưởng chuyển đổi khu đất làm muối sang nuôi trồng thuỷ sản. Nghĩ là làm, anh thuê máy múc, đào ao, nuôi tôm sú, cua rèm, nuôi cá...Những năm đầu kinh nghiệm nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi cá chưa có, nên thu nhập từ ao, đầm cũng chỉ đủ để anh Cường trang trải cuộc sống qua ngày.
Năm 2007 nhận thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho thu nhập cao, anh Nguyễn Văn Cường đã "khăn gói quả mướp" đi học tập kỹ thuật nuôi tôm ở nhiều nơi. Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm, anh trở về địa phương đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng rồi trời không chiều lòng người, những vụ tôm đầu tiên dù bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc, nhưng ao tôm của anh vẫn bị dịch bệnh. Tôm chết nhiều, khiến anh Cường lao đao.
Công việc cho tôm ăn hàng ngày được anh chăm sóc tỉ mỉ. Anh Cường thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, nuôi tôm trong bể xi măng khi cho tôm ăn vừa là lao động, nhưng đồng thời cũng là thú vui, giải trí khi được ngắm từng đàn tôm trong bể...
Bại nhưng không nản, những ngày rảnh rỗi anh lại chạy khắp nơi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Cường cho hay: "Tôm giống ươm trong bể xi măng phát triển rất tốt, nhưng khi chuyển xuống ao nuôi lại bị dịch bệnh, chết rất nhiều, có đợt tôm chết như ngả rạ, trở tay không kịp. Nhiều đêm trăn trở vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi lại đặt ra câu hỏi nuôi tôm trong bể xi măng tốt như vậy, tại sao mình lại không thử???".
Nghĩ ra ý tưởng nuôi tôm trong bể xi măng là anh Cường bắt tay vào thử nghiệm ngay. Mỗi vụ, anh Cường lại bớt lại một ít tôm giống nuôi ở trong bể xi măng xem sao. Lúc thu hoạch phát hiện cùng lứa tôm thả xuống ao, tôm nuôi ở trong bể xi măng lại ít dịch bệnh, phát triển mạnh hơn. Nắm bắt được ưu, nhược điểm này, anh áp dụng nuôi liền 4 vụ tôm trong bể xi măng, 4 năm nay, nuôi vụ tôm nào cũng đều cho thu hoạch cao...
Năm 2016, anh Cường quyết định chuyển đổi mô hình nuôi tôm từ nuôi trong ao, đầm sang nuôi tôm trong bể xi măng. Trong vòng 2 năm 2016- 2017, anh đã san lấp ao xây dựng 80 bể xi măng, mỗi bể rộng 25m2, với hệ thống mái , hệ thống sục bọt tạo oxy hoàn chỉnh...
Những con tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng ít bị bệnh tật hơn so với khi nuôi ở môi trường ao, đầm.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVET.VN, anh Cường lưu ý , người nuôi tôm trong bể xi măng phải chú ý việc xử lý nguồn nước. Theo đó, sau khi lấy nước từ biển về hồ chứa, người nuôi tôm phải xử lý kỹ thuật lọc sạch các chất hữu cơ. Nước biển nuôi tôm phải được thay thường xuyên để đảm bảo nước luôn sạch, không mang mầm bệnh.
Mặt khác, nguồn thức ăn cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng cũng phải lấy ở những doanh nghiệp sản xuất tên tuổi, uy tín, đảm bảo chất lượng. Anh Cường cũng không bao giờ cho tôm ăn những chất kích thích tăng trưởng nên tôm thẻ chân trắng nuôi trong bể xi măng của anh thơm, ngon và dai hơn so với tôm nuôi ở dưới ao...
Theo tính toán của anh Nguyễn Văn Cường, hiện nay với 80 bể xi măng, 1 năm anh nuôi 3 vụ tôm, mỗi bể cho khoảng 2,1 tạ tôm thịt thương phẩm. Tính theo giá thị trường mỗi bể cho anh thu khoảng 15 triệu đồng/năm, như vậy mỗi năm doanh thu nuôi tôm thẻ trong bể xi măng lên đến cả tỷ đồng...
Thành Nam
"1 triệu ly sữa" cho trẻ em nghèo trong dịch COVID-19" Sáng ngày 22.4.2020, đại diện Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood (NutiFood) cùng Thành đoàn TP. Hô Chi Minh đã tặng sữa và nhiều nhu yếu phẩm khác cho các em thiếu nhi tại khu xóm trọ ở quận Tân Phú và huyện Hóc Môn trong chương trình "1 triệu ly sữa" cho trẻ em nghèo do Trung ương Đoàn...