Công dân Pháp đối mặt án xử bắn trên đảo hành quyết ở Indonesia
Một công dân Pháp có thể bị xử tử bằng hình thức xử bắn ở Indonesia sau khi bị cáo buộc lạm dụng tình dục hơn 300 trẻ em.
Francois Abello Camille đối mặt với án tử hình ở Indonesia.
Theo Daily Mail, cảnh sát Indonesia hồi tháng trước bắt giữ công dân Pháp Francois Abello Camille, 65 tuổi tại một khách sạn ở thủ đô Jakarta. Tại hiện trường cảnh sát phát hiện Camille ở cùng phòng khách sạn với hai trẻ em gái.
Mở rộng điều tra, cảnh sát tìm thấy các video trong laptop của Camille, cho thấy người đàn ông này có hành động lạm dụng tình dục với khoảng 300 trẻ em, ở độ tuổi từ 10-17.
Camille nhập cảnh nhiều lần vào Indonesia bằng visa du lịch trong 5 năm qua. “Ông ta tiếp cận các trẻ em dưới 18 tuổi, lôi kéo các em quan hệ tình dục và hứa sẽ trả từ 250.000 – 1 triệu rupiah (khoảng 17 – 70 USD).
“Trẻ em nào không đồng ý bị Camille đánh đập tàn tệ”, các nhà điều tra cho biết.
Video đang HOT
Cảnh sát Indonesia gần đây đã tổ chức họp báo, công bố bằng chứng thu được và đang tiếp tục mở rộng điều tra.
Nếu bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ em hàng loạt, Camille sẽ bị tuyên án tử hình.
Indonesia là quốc gia có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới nhưng chỉ áp dụng hình thức hành quyết bằng xử bắn, không phải là treo cổ hay chặt đầu.
Lần gần nhất Indonesia xử bắn tử tù là vào năm 2016. Năm đó, 4 kẻ buôn ma túy bị đem ra đảo hành quyết xử tử vào nửa đêm.
Đảo hành quyết là nơi Indonesia chuyên xử bắn các tử tù.
Người dân địa phương gọi hòn đảo Nusakambangan, cách bờ biển miền trung đảo Java 2km là đảo hành quyết vì đây là nơi chuyên xử bắn các tử tù.
Các tử tù thường được đưa đến hòn đảo vài ngày trước thời điểm hành quyết. Người thân của tử tù được báo trước 72 giờ, nếu là công dân nước ngoài, được thông báo qua đại sứ quán.
Theo luật pháp Indonesia, tử tù bị đem ra xử bắn phải mặc quần áo trắng, có thể lựa chọn cách ngồi hoặc đứng dựa vào cột.
Đội bắn gồm 12 tay súng, đứng cách tử tù 5-10 mét. Tuy nhiên, chỉ 3 khẩu súng được nạp đạn thật, 9 khẩu còn lại là đạn mã tử, là loại đạn giả, không có đầu đạn nhưng vẫn có thuốc súng, tạo ra tiếng nổ như đạn thật.
Ở vị trí xử bắn, tử tù có 3 phút cuối cùng để giữ bình tĩnh. Một khi sẵn sàng, tử tù sẽ bị buộc phải trùm kín mặt. Bộ quần áo màu trắng của tử tù có phần đánh dấu vị trí trái tim để đội thi hành án ngắm bắn.
Các bác sĩ có nhiệm vụ kiểm tra xem tử tù đã chết hay chưa. Nếu chưa, chỉ huy sẽ trực tiếp bắn phát đạn xuyên qua thái dương.
Án tử hình chỉ được coi là thi hành xong nếu như tử tù được xác định đã chết.
Tổ chức Nhân quyền Quốc tế đã nhiều lần phản đối hình thức xử tử ở Indonesia. Nhưng Indonesia chỉ chấp nhận xem xét lại một lần cuối án tử trong ngày xử bắn, nếu tử tù vẫn bị tuyên có tội thì bản án sẽ được thi hành.
Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu.
Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022; 18 thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2023; và vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Kết quả, Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Ireland trúng cử ngay từ vòng đầu vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022, trong đó Mexico đạt số phiếu cao nhất với 187/192 phiếu. Riêng với ghế của nhóm châu Phi, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ phải tiến hành bỏ phiếu vòng hai do cả 2 ứng cử viên là Djibouti và Kenya đều không đạt mức tối thiểu 128 phiếu.
Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021-2023 có các thành viên mới sau: Solomon Islands, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Liberia, Madagascar, Libya, Zimbabwe, Bulgaria, Argentina, Guatemala, Mexico, Bolivia, Bồ Đào Nha, Pháp, Áo, Đức và Vương quốc Anh.
Đồng thời, ông Volkan Bozkir, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã trúng cử vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với 178/189 phiếu.
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu, trong bối cảnh thành phố New York chưa gỡ bỏ các hạn chế để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Việc bỏ phiếu năm nay diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu, khác hẳn với không khí nhộn nhịp của một năm trước. Mỗi nước chỉ cử 1 đại diện đến bỏ phiếu, theo từng khung giờ cố định cho mỗi nhóm nước và bỏ phiếu cùng lúc cho cả 3 cơ quan, thay vì vào 3 ngày khác nhau như trước đây.
Việc Liên Hợp Quốc tổ chức thành công các cuộc bầu cử này, qua đó thể hiện đề cao chủ nghĩa đa phương, duy trì hiệu quả hoạt động và tính thích ứng cao của Liên Hợp Quốc trước các thách thức hiện nay.
Quân đội Séc thay pháo tự hành nội bằng pháo Pháp CAESAR là một trong những loại pháo tự hành hiện đại nhất thế giới, với hỏa lực mạnh, tầm bắn xa và khả năng việt dã cao. Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc, Quân đội Séc sẽ được trang bị pháo tự hành CAESAR (viết tắt của cụm từ CAmion Equipe d'un Systeme d'ARtillerie) của Pháp cỡ nòng 155 mm...