Công dân Mỹ bị bắt ở Triều Tiên vì ‘âm mưu lật đổ nhà nước’
Triều Tiên thông báo bắt một công dân Mỹ hồi cuối tháng 4 vì người này có “hành động thù địch”.
Kim Sang-dok, hay còn gọi là Tony Kim. Ảnh: Facebook.
Người Mỹ gốc Hàn tên Kim Sang-dok bị bắt tại sân bay Bình Nhưỡng vì có “hành động thù địch với mục tiêu lật đổ nhà nước”, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết.
Nhà chức trách Triều Tiên đang điều tra vụ việc.
Video đang HOT
Theo Yonhap, Kim bị bắt hôm 14/4, khi ông chuẩn bị rời nước này. Kim là cựu giáo sư tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Yanbian, Trung Quốc. Ông gần 60 tuổi và từng tham gia nhiều chương trình viện trợ, cứu trợ cho Triều Tiên.
Kim là công dân Mỹ thứ ba đang bị giữ tại Triều Tiên. Hai người còn lại là Otto Warmbier, sinh viên Mỹ, và Kim Dong-chul, nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn. Hai người này bị Bình Nhưỡng tuyên án tù dài hạn vì có “hành động nhằm lật đổ chính phủ Triều Tiên”.
Như Tâm
Theo VNE
Triều Tiên dọa không thả hai công dân Mỹ lao động khổ sai
Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ không xem xét thả hai công dân Mỹ đang ngồi tù nếu Kenneth Bae tiếp tục "huyên thuyên" về thời gian lao động khổ sai ở Triều Tiên.
Kenneth Bae trả lời báo giới sau khi từ Triều Tiên trở về Mỹ ngày 8/11/2014. Ảnh:Reuters.
Kenneth Bae, nhà truyền giáo Mỹ gốc Hàn, bị bắt tháng 11/2012 và lĩnh án 15 năm lao động khổ sai với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ Triều Tiên. Ông Bae, cùng một người Mỹ khác, được Bình Nhưỡng trả tự do tháng 11/2014.
Sau khi được thả, Bae, 47 tuổi, đăng bài mô tả lại thời gian ông ở trong nhà tù Triều Tiên và kế hoạch thiết lập quỹ tài trợ cho những người đào tẩu khỏi nước này.
"Sẽ không có đàm phán thả những tội phạm người Mỹ nếu Kenneth Bae còn tiếp tục huyên thuyên", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNAhôm nay đưa tin. "Trong trường hợp đó, những tội pháp người Mỹ bị giam ở Triều Tiên sẽ không bao giờ có thể đặt chân về quê nhà".
Triều Tiên đang giam hai công dân Mỹ. Otto Warmbier, sinh viên 21 tuổi, bị kết án lao động khổ sai hồi tháng 3 vì đánh cắp một biểu ngữ tại một khách sạn ở Bình Nhưỡng. Kim Dong-chul, nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn, hồi tháng 4 lĩnh án 10 năm lao động khổ sai vì "âm mưu lật đổ chính phủ và gián điệp".
Mỹ không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. Đại sứ quán Thụy Điển tại Bình Nhưỡng chỉ cung cấp dịch vụ lãnh sự hạn chế với công dân Mỹ bị bắt ở Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ "khuyến cáo không du lịch" đến Triều Tiên, cảnh báo về nguy cơ bị bắt giữ.
Như Tâm
Theo VNE
Công dân Mỹ gốc Hàn thừa nhận định đánh cắp bí mật quân sự Triều Tiên Một công dân Mỹ gốc Hàn bị bắt tại Triều Tiên thừa nhận ông có ý định đánh cắp bí mật quân sự của nước này. Ông Kim Dong-chul (giữa). Ảnh: CNN. Kim Dong-chul, tự nhận là công dân Mỹ và bị bắt ở Triều Tiên hồi tháng 10, đề nghị được khoan hồng trong cuộc gặp với truyền thông tổ chức tại...