Công dân Canada bị Trung Quốc bắt được gọi cho người thân
Hai công dân Canada bị giam ở Trung Quốc hơn hai năm qua vì cáo buộc gián điệp được gọi điện cho gia đình nhờ “những cân nhắc nhân đạo”.
“Giới chức Trung Quốc phụ trách sự việc đã đồng ý cho phép Michael Kovrig và Michael Spavor gọi điện thoại với gia đình trong kỳ nghỉ Giáng sinh vì những cân nhắc nhân đạo”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. “Hai người và gia đình họ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về điều này”.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Ottawa trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc bắt cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor năm 2018, vài ngày sau khi giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị giới chức Canada bắt ở Vancouver theo yêu cầu của Mỹ.
Video đang HOT
Michael Kovrig và Michael Spavor, hai công dân Canada bị Trung Quốc bắt giam. Ảnh: CTVNews .
Trong thời gian bị giam, hai công dân Canada hầu như không liên lạc với thế giới bên ngoài. Các chuyến thăm lãnh sự theo hình thức trực tuyến mới được nối lại hồi tháng 10, sau 9 tháng bị gián đoạn mà giới chức Trung Quốc nói do đại dịch Covid-19.
Canada và nhiều nước phương Tây gọi cáo buộc nhằm vào Kovrig và Spavor là để trả đũa vụ Mạnh Vãn Chu, trong khi Trung Quốc bác bỏ điều này. Bắc Kinh khẳng định việc bắt giam công dân Canada là hợp pháp và gọi trường hợp Mạnh Vãn Chu là “sự cố chính trị hoàn toàn”.
Mạnh Vãn Chu được tại ngoại với các điều kiện nghiêm ngặt. Giới chức Canada hôm nay cũng xác nhận chồng và hai con của Mạnh Vãn Chu đã được gặp bà cuối năm ngoái.
Wall Street Journal tháng trước đưa tin Mỹ đang đàm phán với Huawei về việc có thể cho phép Mạnh Vãn Chu trở lại Trung Quốc nếu bà thừa nhận một số cáo buộc. Thỏa thuận này cũng có thể mở đường việc trả tự do cho hai người Canada.
Trung Quốc đáp trả Thủ tướng Canada, đòi thả ngay "công chúa Huawei"
Trung Quốc khẳng định không theo đuổi chính sách ngoại giao cưỡng ép, không hề bắt giữ hai công dân Canada làm con tin và yêu cầu Canada thả ngay "công chúa Huawei", người đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ.
Bà Mạnh đang phải đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc ngày 15.10 đã lên tiếng đáp trả tuyên bố của Thủ tướng Canada Justin Trudeau. "Trung Quốc không hề theo đuổi chính sách ngoại giao cưỡng ép. Hai công dân Canada bị buộc tội với nghi vấn tham gia các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia", Đại sứ Trung Quốc tại Canada, Cong Peiwu khẳng định.
Ông Cong khẳng định vụ việc của bà Mạnh Vãn Chu và vụ bắt giam 2 công dân Canada Michael Spavor và Michael Kovrig không liên quan đến nhau. Cũng theo ông Cong, chính Canada mới là quốc gia sử dụng biện pháp cưỡng ép để bắt giam bà Mạnh trong khi bà "không hề phạm luật Canada".
Ông Cong yêu cầu chính quyền Ottawa trả tự do ngay lập tức cho bà Mạnh, "tạo điều kiện đưa quan hệ 2 nước trở lại con đường đúng đắn".
Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei của Trung Quốc, Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ ở sân bay quốc tế Vancouver cuối năm 2018. Bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ vì nghi ngờ gian lận.
Bà Mạnh luôn khẳng định mình vô tội và đang đấu tranh tại tòa ở Canada để đòi quyền tự do. Ngay sau khi bà Mạnh bị bắt, Bắc Kinh cũng bắt hai công dân Canada với cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia và làm gián điệp.
Căng thẳng leo thang hồi tuần này khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng ông sẽ đề nghị các đồng minh cùng chống lại "chính sách ngoại giao cưỡng ép" của Trung Quốc. Ông cũng cảnh báo Trung Quốc về những vụ "bắt giữ tùy tiện", vấn đề Hong Kong và Tân Cương.
Trung Quốc chính thức truy tố 2 công dân Canada Phía Canada nhiều lần cho rằng việc Bắc Kinh bắt giữ hai công dân này là nhằm trả đũa việc nước này bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu. Cơ quan kiểm sát Trung Quốc hôm nay (19/6) đã chính thức chuyển hồ sơ truy tố 2 công dân Canada sang tòa án để xét xử vì tội thu thập bí mật, tình báo...